Lê Minh Tiến Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. Bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.

Có nên bãi bỏ án tử hình?

Đăng 8 năm trước

Tử hình có thật sự cần thiết trong công cuộc phòng chống tội phạm và răn đe phòng ngừa chung trong xã hội

Không phải ngẫu nhiên mà càng ngày càng có nhiều nước tuyên bố bãi bỏ hình phạt “tử hình”, có nhiều tranh luận gay gắt về việc có nên bỏ hình phạt này hay không bởi vì đây là chế tài hình sự nghiêm khắc nhất, tàn khốc nhất và nó liên quan trực tiếp đến quyền được sống của con người.

Quay trở lại vụ án thảm sát 6 người tại Bình Phước vừa được xét xử công khai hai ngày trước, hai bản án tử hình được tuyên, nhưng 1 trong 2 bản án gây thêm một cuộc tranh luận là có quá nặng hay không. Vũ Văn Tiến chỉ là đồng phạm bất đắc dĩ và anh ta có đến 5 lần khuyên kẻ chủ mưu dừng tay, nhưng kẻ chủ mưu đã gài anh vào thế đường cùng. Xét về góc độ xã hội, liệu án tử này của hai bị can có bù đắp được những tổn thất vật chất lẫn tinh thần cho gia đình bị hại. Khi Dương và Tiến bị hành quyết liệu gia đình nạn nhân có đươc xoa dịu hay lại gây thêm một nỗi đau cho một gia đình khác, sợi dây nghiệp chướng lại thòng thêm một đoạn. Từ xa xưa, ông cha ta đã có quan niệm “giết người đền mạng”, “ăn miếng trả miếng” hay “nợ máu trả bằng máu”... có lẽ bởi thế nên hình phạt tử hình được coi là một hình phạt thích đáng đối với người phạm tội. Những quan niệm này đã ăn sâu vào tâm thức của người dân và chính bởi thế nếu muốn bỏ đi hình phạt tử hình là điều không hề dễ dàng.

Mô tả hình ảnh

Vũ Văn Tiến bật khóc ngay sau khi nghe tuyên án

Nói ở một góc độ khác việc “tử hình” một người cũng không thể thay đổi được hậu quả mà hắn đã gây ra. Thay vào đó, việc tha thứ vào sẻ chia sẽ đem lại một kết quả tích cực hơn nhiều. Nó có thể khiến cho người phạm tội phải sống trong một nỗi dằn vặt, day dứt và thấm thía được hậu quả của việc mình đã là mà cải tạo, sống lương thiện, sống có ích cho xã hội. Một vấn đề khác mà chắc hẳn tất cả mọi người đều biết, đó là khi đã thực hiện rồi thì không thể khắc phục được nếu có sai sót. Trong khi đó, không có một tòa án nào có thể khẳng định rằng mình đã, đang và sẽ không mắc một sai lầm nào cả như gần đây có vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn là một ví dụ rõ rệt.

Hiện nay, đã có 105 quốc gia (2/3 các quốc gia trên thế giới) đã bãi bỏ án tử hình, trong đó 38 nước không áp dụng hình thức này hơn 10 năm qua. Chỉ có 58 nước vẫn áp dụng án tử hình trong 10 năm qua. Những nước ấy không có tỉ lệ tội phạm cao hơn các nước khác, thậm chí là ngược lại. Theo Raphaël Chenuil-Hazan (Giám đốc ECPM) thì “cái vòng luẩn quẩn của bạo lực là bạo lực” và tử hình không bao giờ ngăn chặn được tội ác. Việc bỏ hình phạt tử hình không những nhằm bảo đảm quyền được sống – quyền thiêng liêng của con người, thể hiện được tính nhân đạo, giáo dục cao của Nhà nước đối với những người phạm tội mà còn phù hợp với xu thế chung thế giới.

Chủ đề chính: #án_tử_hình

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn