Nguyễn Thị Nguyệt

Con cái hắt hủi cha mẹ

Đăng 8 năm trước

Cha mẹ vất vả nuôi con khôn lớn, để rồi nhận lại sự hắt hủi của con. Đồng tiền, những thú vui đã cướp đi trái tim của người con của biết bao con người.

Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, sinh ra ta và nuôi nấng chúng ta nên người. Chúng ta được như ngày hôm nay, bao nhiêu giọt mồ hôi, nước mắt đã lăn trên gò má gầy gò của mẹ. Nhưng rồi, khi lớn lên lập gia đình, nhiều người quay lại xem mẹ như gánh nặng, xem việc nuôi mẹ già như kiểu việc khổ sở và uất ức.

Mẹ thương chú nhất, chú đi mà nuôi

Ở nông thôn, những gia đình đông con, không có việc làm nên khi đến tuổi trưởng thành, những người anh, người chị lần lượt đi lập nghiệp ở xa. Nhiều người gặp may, đi làm kiếm được tiền rồi kinh doanh thành đạt. Họ ở lại thành phố rồi cưới vợ, yên bề gia thất. Để rồi người con trai út ở nhà, đi học, làm lụng cùng cha mẹ. Nhưng rồi, người em cũng đến tuổi cưới vợ và ra ở riêng. Tuổi cao, bệnh tật người cha qua đời để lại người mẹ già một mình trong ngôi nhà nhỏ. Thương mẹ, muốn đưa mẹ về ở cùng. Nhưng vì mới lấy nhau, vợ lại mang bầu cuộc sống khó khăn, nên vợ chồng con trai út không thể lo cho mẹ được. Rồi họ gọi điện bàn chuyện với anh trai thì hai vợ chồng người anh thờ ơ, cứ nói để tính. Mẹ già ở mình, bất tiện đủ điều không thể tự chăm sóc bản thân. Người em cố gắng gọi điện thúc dục anh trai. Nhưng rồi chỉ nhận được câu trả lời bình thản : “Mẹ thương chú nhất, chú đi mà nuôi”. Người anh nay đã có điều kiện về vật chất, sống hạnh phúc bên gia đình mới. Anh ta đã quên đi những công lao, những vất vả, những chịu đựng mà cha mẹ đã dành cho mình. Xã hội xô đẩy anh ta khiến anh ta chỉ biết sống cho hiện tại và tương lại chứ không nghề nghĩ về quá khứ.

Hiện nay, rất nhiều trường hợp cha mẹ tuổi cao, sức yếu phải sống một mình với bao khó khăn. Con cái đi làm ăn xa, có cuộc sống mới và họ ngó lơ đấng sinh thành đã đưa họ đến với cuộc đời này. Cái cảnh chia nhau nuôi mẹ già đã trở nên quá quen thuộc. Cho dù đưa cha mẹ về nuôi, nhưng nhiều người, đặc biệt nhiều người con dâu xem cha mẹ như kiểu ô xin, như điều xúi quẩy. Khổ lắm ai ơi khi bị chính con đẻ của mình ghét bỏ.

Cha mẹ không phải của mình chú, nhà này là của tôi

Khi cha mẹ ốm đau thì đùn đẩy nhau, rồi để người em út nghèo khó ở quê một mình nuôi, chăm sóc mẹ. Ngày mẹ ốm nặng, sợ không qua khỏi, anh em tụ tập bên mẹ để lo chuyện. Vì tuổi cao, bệnh tật nên mẹ đã ra đi mãi mãi. Mẹ đã mất được mấy ngày, gia đình chưa hết đau buồn thì tiếng cái vã lại vang lên trong nhà. Giờ đây mẹ đã mất, nhưng mẹ còn ngôi nhà, mảnh đất , thửa ruộng không chủ đang ở lại. Người anh, người chị trước đây chỉ được vài ba câu hỏi thăm, được mấy gói đường, hộp sữa. Người anh cả luôn cho rằng mẹ là của chú út, mẹ thương chú út nhất nên chú út phải có trách nhiệm nuôi mẹ. Nhưng bây giờ, nhìn vào cái tài sản cha mẹ vất vả giành dụm bao lâu, thì người anh, người chị ấy lại vênh mặt lên, đưa cái mác “anh cả”, “chị hai” ra để đòi phân chia. Người con trai út học ít hơn, suốt ngày cùng vợ cần mẫn làm đồng áng, nên biết đâu lí lẽ mà cãi lại gia đình anh, chị khôn ngoan, học nhiều. Vậy rồi, hai vợ chồng chỉ biết ngậm ngùi mà nghe anh, chị tranh giành nhau để cho thiên hạ người ta cười chê.

Cuộc đời là vậy đó. Ngày nay, đồng tiền đã làm lu mờ đi nhận thức, tình cảm của bao con người. Họ chỉ biết chạy theo đồng tiền, làm thế nào đề giàu, giàu rồi muốn giàu thêm mà quên đi tình cảm mẹ con, tình anh em, tình quê hương. Hãy thử hỏi, thứ “tình cảm” mà họ giành cho cái điều kiện vật chất có thể cưu mang, sẻ chia cùng họ. Hay là khi lợ vận, gặp khó khăn lại quay về nhờ vả người mẹ già. “Tần tảo sớm hôm, mẹ nuôi con khôn lớn. Mang cả tấm thân gầy, cha che chở đời con”. Cha mẹ nào mà chả thương yêu con mình. Nhưng có bao người con xem việc phụng dưỡng cha mẹ là điều đương nhiên, là nghĩa vụ phải làm.

Chủ đề chính: #Tâm_sự

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn