Tuệ Minh

Con đường từ khu ổ chuột tới Đại Học của anh em gốc Việt tại Mỹ

Đăng 9 năm trước

Hai cậu bé gốc Việt Johnny và George Huynh sinh ra và lớn lên tại Mỹ đã vượt qua số phận từ cuộc sống chỉ xoay quanh những khoản trợ cấp, ngôi nhà lụp xụp đầy g

<h2>Hai cậu b&eacute; gốc Việt Johnny v&agrave; George Huynh sinh ra v&agrave; lớn l&ecirc;n tại Mỹ đ&atilde; vượt qua số phận từ cuộc sống chỉ xoay quanh những khoản trợ cấp, ng&ocirc;i nh&agrave; lụp xụp đầy gi&aacute;n chuột.</h2> <h3>Ho&agrave;n cảnh gia đ&igrave;nh&nbsp;v&ocirc; c&ugrave;ng kh&oacute; khăn</h3> <p>Hai anh em George v&agrave; Johnny Huynh hiện đang sống tại v&ugrave;ng Dorchester, nơi ch&igrave;m trong tệ nạn, với 85% trẻ em kh&ocirc;ng c&oacute; đầy đủ cha mẹ, hầu hết đều kh&ocirc;ng đi học v&agrave; sớm sa v&agrave;o nghiện ngập, trộm cắp. Căn nh&agrave; nhỏ, với ph&ograve;ng kh&aacute;ch được sử dụng l&agrave;m nh&agrave; kho, lu&ocirc;n tĩnh lặng bởi người mẹ kh&ocirc;ng n&oacute;i được tiếng Anh, v&agrave; cả hai anh em hầu như kh&ocirc;ng hiểu tiếng Việt. Cuộc sống trở n&ecirc;n kh&oacute; khăn khi bố mẹ ly dị, mẹ lại kh&ocirc;ng thể giao tiếp với c&aacute;c con, v&agrave; mắc bệnh t&acirc;m thần &ndash; hệ quả của một phần cuộc sống c&ocirc; lập v&agrave; kh&oacute; khăn tại đất kh&aacute;ch qu&ecirc; người. Ba năm trước, s&oacute;ng gi&oacute; ập đến với&nbsp; hai cậu b&eacute; khi cảnh s&aacute;t đến nh&agrave; với một người phi&ecirc;n dịch v&agrave; th&ocirc;ng b&aacute;o rằng cha m&igrave;nh đ&atilde; nhảy xuống từ c&acirc;y cầu Tobin. Hai anh em &iacute;t gặp cha do cha mẹ ly dị, k&yacute; ức về cha cũng kh&ocirc;ng nhiều nhặn g&igrave;, ngo&agrave;i những lần đến gặp cha tại đồn cảnh s&aacute;t m&agrave; kh&ocirc;ng biết r&otilde; l&yacute; do, hai cậu chỉ đo&aacute;n l&agrave; cha bị bắt do đ&aacute;nh đập vợ con. Bất chấp tất cả mọi chuyện hai anh em khẳng định rằng hai cậu vẫn rất y&ecirc;u cha, bởi vậy c&aacute;i chết của cha kh&ocirc;ng khỏi khiến hai cậu b&agrave;ng ho&agrave;ng. Trước khi cảnh s&aacute;t b&aacute;o tin, hai anh em chỉ đơn giản nghe mẹ m&igrave;nh n&oacute;i rằng cha đ&atilde; tự tử. Johnny vẫn nhớ l&uacute;c cảnh s&aacute;t trao lại di vật của &ocirc;ng David Huynh, nh&igrave;n chiếc v&iacute; ướt nhẹp, chợt nhận ra cha m&igrave;nh kh&ocirc;ng biết bơi, cậu chỉ lặng lẽ về ph&ograve;ng v&agrave; kh&oacute;c cả đ&ecirc;m h&ocirc;m đ&oacute;. Trong khi đ&oacute;, George ngồi bất động &ocirc;m lấy đầu rất l&acirc;u, cậu kể lại rằng chỉ nhớ một vi&ecirc;n chức người ch&acirc;u &Aacute; đến nh&agrave; v&agrave; mang theo một bức ảnh cha cậu. Kể từ đ&ecirc;m đ&oacute;, căn nh&agrave; c&agrave;ng th&ecirc;m y&ecirc;n ắng bởi hầu hết thời gian mọi người đều ở trong ph&ograve;ng ri&ecirc;ng của m&igrave;nh. V&igrave; mẹ kh&ocirc;ng thể l&agrave;m việc cho n&ecirc;n cả nh&agrave; phải sống dựa v&agrave;o khoản thu nhập &iacute;t ỏi 1.200 USD mỗi th&aacute;ng v&agrave; tr&ocirc;ng đợi v&agrave;o c&aacute;c khoản trợ cấp x&atilde; hội. &ldquo;Ch&uacute;ng đang đứng b&ecirc;n bờ vực thẳm&rdquo;, Emmet Folgert, đại diện Hiệp hội Dorchester Youth Collaborative, người đ&atilde; hỗ trợ hai anh em rất nhiều, cho biết, &ldquo;v&agrave; bất cứ l&uacute;c n&agrave;o cũng c&oacute; thể trượt ng&atilde;&rdquo;.</p> <p style="text-align: center;"><img src="..https://media.ohay.tv/v1/content/2014/10/15_con112450.jpg" alt="Hai anh em tr&ecirc;n xe bus" width="450" height="301" /></p> <p style="text-align: center;"><em>Hai anh em tr&ecirc;n xe bus</em></p> <p style="text-align: left;"><br />Kh&ocirc;ng những phải trang trải cuộc sống v&agrave; chăm s&oacute;c cho mẹ, hai anh em c&ograve;n phải kiếm tiền để tự chi trả cho việc học tập tại trường trung học Boston Latin tại&nbsp;Boston. Đ&oacute; l&agrave; ng&ocirc;i trường l&acirc;u đời nhất tại Mỹ, được th&agrave;nh lập v&agrave;o năm 1635 trước cả Harvard. Ng&agrave;y ng&agrave;y, chi&ecirc;m ngưỡng những bức ph&ugrave; đi&ecirc;u khắc t&ecirc;n những cựu sinh vi&ecirc;n ưu t&uacute; của trường như Hancock, Emerson v&agrave; Kennedy trong một gian ph&ograve;ng lớn, nh&igrave;n những chỗ trống d&agrave;nh cho những t&ecirc;n tuổi tiếp theo của trường, hai anh em đều nung nấu một &yacute; ch&iacute; quyết t&acirc;m rằng m&igrave;nh ho&agrave;n to&agrave;n c&oacute; thể chinh phục những th&agrave;nh c&ocirc;ng như họ.</p> <h3 style="text-align: left;">C&aacute;nh cửa đại học Yale&nbsp;rộng mở</h3> <p style="text-align: left;">Hồi tưởng lại qu&atilde;ng thời gian ấy, từ năm lớp bảy, mỗi s&aacute;ng hai anh em tự m&igrave;nh phải thức dậy sớm để bắt xe bu&yacute;t tới trường. George thường cố ngủ th&ecirc;m ph&uacute;t n&agrave;o hay ph&uacute;t nấy bởi cậu chỉ cần 10 ph&uacute;t để sửa soạn. George thường tắm v&agrave;o ban đ&ecirc;m, v&agrave; sẽ ăn s&aacute;ng ở trường. Cậu th&iacute;ch bữa s&aacute;ng ở trường hơn bởi cậu nhận ra rằng, kh&ocirc;ng giống như ở nh&agrave;, cậu biết chắc ở trường lu&ocirc;n c&oacute; đồ ăn cho cậu. Tr&aacute;i lại, cho d&ugrave; c&oacute; thức đến 2 giờ đ&ecirc;m để l&agrave;m b&agrave;i tập, Johnny thường dậy rất sớm, sửa soạn xong mọi thứ v&agrave; ngồi chờ em trai m&igrave;nh, nếu qu&aacute; trễ, cậu sẽ g&otilde; cửa v&agrave; đ&aacute;nh thức George. Hai anh em ra khỏi nh&agrave; khi chị g&aacute;i v&agrave; mẹ vẫn c&ograve;n đang ngủ, bắt chuyến xe bu&yacute;t số 19 tới trường. Nhiều lần, hai anh em phải chạy l&ecirc;n đại lộ Geneva v&agrave; đ&oacute;n đầu xe ra hiệu cho t&agrave;i xế, mặc d&ugrave; Johnny l&uacute;c ấy đ&atilde; 17 v&agrave; George 15 tuổi nhưng hai anh em tr&ocirc;ng rất nhỏ cho n&ecirc;n rất dễ bị bỏ s&oacute;t lại.</p> <p><img style="display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;" src="..https://media.ohay.tv/v1/content/2014/10/15_con1124501.jpg" alt="Johny v&agrave; George Huỳnh" width="450" height="325" /></p> <p>&nbsp;</p> <p style="text-align: center;"><em>George Huynh (tr&aacute;i) v&agrave; Johnny Huynh</em></p> <p style="text-align: left;">Ngo&agrave;i giờ học, hai anh em phải l&agrave;m việc rất vất vả. Johnny kh&ocirc;ng ngừng lu&ocirc;n tay lu&ocirc;n ch&acirc;n như thể cậu đang liệt k&ecirc; một danh s&aacute;ch d&agrave;i v&ocirc; tận những c&ocirc;ng việc m&igrave;nh cần phải l&agrave;m để giữ cho ch&uacute;ng kh&ocirc;ng lộn xộn. Phải cố gắng tự m&igrave;nh g&aacute;nh v&aacute;c cuộc sống, song hai anh em lu&ocirc;n l&agrave; hai học sinh đứng đầu lớp của m&igrave;nh. Theo hai cậu, việc học kh&ocirc;ng qu&aacute; kh&oacute; khăn, m&agrave; vấn đề ch&iacute;nh l&agrave; l&agrave;m sao hai anh em c&oacute; thể tự lo liệu cuộc sống, kh&ocirc;ng chỉ cho ri&ecirc;ng m&igrave;nh m&agrave; c&ograve;n cho mẹ v&agrave; chị g&aacute;i, v&agrave; hầu như chẳng c&oacute; ai để sẻ chia ngo&agrave;i việc nương tựa lẫn nhau v&agrave; dựa v&agrave;o ch&iacute;nh bản th&acirc;n m&igrave;nh. Cả hai t&acirc;m sự rằng mỗi lần bước l&ecirc;n xe bu&yacute;t số 19, dường như l&agrave; đến một thế giới kh&aacute;c vậy, nơi đ&oacute; những đứa trẻ da trắng đến từ c&aacute;c v&ugrave;ng l&acirc;n cận đang chơi cờ vua, v&agrave;i đứa kh&aacute;c th&igrave; đọc s&aacute;ch hay l&agrave;m b&agrave;i tập về nh&agrave;, một số th&igrave; tranh thủ ngủ. Johnny thậm ch&iacute; chỉ ước ao sở hữu một chiếc &aacute;o North Face &ndash; thứ m&agrave; những đứa trẻ Latin kh&aacute;c đều mặc: &ldquo;Ch&aacute;u ghen tị. Nhưng ch&aacute;u chỉ c&oacute; thể ghen tị m&agrave; th&ocirc;i bởi ch&aacute;u phải l&agrave;m việc để đ&aacute;p ứng những nhu cầu thiết yếu trước đ&atilde;. Đ&oacute; l&agrave; sự lựa chọn duy nhất của ch&aacute;u&rdquo;. D&ugrave; g&aacute;nh nặng tiền bạc đ&egrave; tr&ecirc;n vai, song hai anh em lu&ocirc;n coi trọng việc học bởi hai cậu biết rằng m&igrave;nh khao kh&aacute;t muốn một cuộc sống tốt hơn v&agrave; chỉ c&oacute; học tập tốt tại Boston Latin mới biến ước mơ của hai người th&agrave;nh hiện thực. Ước muốn của Johnny sau khi tốt nghiệp trung học chỉ l&agrave; cậu b&eacute; muốn theo học tại một trường đại học địa phương chuy&ecirc;n ng&agrave;nh khoa học m&aacute;y t&iacute;nh, bởi cậu được biết rằng đ&oacute; l&agrave; lựa chọn tốt cho một cuộc sống ổn định sau n&agrave;y, v&agrave; cũng c&oacute; vẻ hấp dẫn. Rồi sau đ&oacute;, c&oacute; thể cậu cũng sẽ kết h&ocirc;n v&agrave; nu&ocirc;i một ch&uacute; ch&oacute;. C&ograve;n về phần George, người vẫn lu&ocirc;n theo đuổi sở th&iacute;ch b&oacute;ng rổ, cậu mong muốn &ldquo;c&oacute; thể v&agrave;o một trường đại học tốt, kh&ocirc;ng phải phụ thuộc v&agrave;o số tiền trợ cấp x&atilde; hội hằng th&aacute;ng nữa v&agrave; c&oacute; thể sống theo c&aacute;ch ri&ecirc;ng m&agrave; m&igrave;nh mong muốn&rdquo;. C&acirc;u chuyện về hai cậu b&eacute; c&ugrave;ng nghị lực vượt kh&oacute; phi thường đ&atilde; lay động Emmet Folgert, đại diện Hiệp hội Dorchester Youth Collaborative. &Ocirc;ng đ&atilde; hỗ trợ hai anh em rất nhiều trong những năm qua, từ những khoản học ph&iacute;, cho đến quần &aacute;o, hay những giờ nghỉ hiếm hoi tại những nơi l&agrave;m th&ecirc;m v&agrave; cả việc chuyển nh&agrave; cho gia đ&igrave;nh hai cậu. C&oacute; lẽ ch&iacute;nh sự &yacute; thức được gi&aacute; trị của bản th&acirc;n v&agrave; kh&aacute;t vọng học tập để thay đổi cuộc đời đ&atilde; gi&uacute;p hai anh em mạnh mẽ vượt qua mọi thử th&aacute;ch của cuộc sống, để rồi George Huynh mới đ&acirc;y đ&atilde; vinh dự được nhận v&agrave;o trường đại học Yale danh tiếng thế giới. Billy Baker - ph&oacute;ng vi&ecirc;n b&aacute;o The Boston Globe, một trong những ph&oacute;ng vi&ecirc;n đầu ti&ecirc;n viết b&agrave;i về hai anh em c&aacute;ch đ&acirc;y hai năm - đ&atilde; viết tr&ecirc;n Twitter của m&igrave;nh: &ldquo;T&ocirc;i đ&atilde; kh&oacute;c khi nhận được tin nhắn của George b&aacute;o em đ&atilde; được nhận v&agrave;o Yale. Bạn thấy đ&oacute;, vấn đề kh&ocirc;ng nằm ở chỗ bạn từ đ&acirc;u đến, m&agrave; l&agrave; bạn sẽ tiến xa được đến đ&acirc;u&rdquo;.</p> <p style="text-align: right;"><strong>Tuệ Minh - Ohay TV - Theo News Zing</strong></p>

Chủ đề chính: #anh_em

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn