Thanh Nguyễn Đình

Con sông Quê

Đăng 5 năm trước

Một ngày nào đó, bạn sẽ ra đi. Và tôi mong rằng tất cả những những người trẻ đều sẽ có dịp trở lại. Lên thành phố học đại học. Lập nghiệp ở tỉnh khác. Ra nước người du học định cư. Tất cả công việc khiến ta xa quê hương, khi ra đi ắt hẳn sẽ có ngày ta lại trở về , trở về nơi bình yên nhất sau khi mệt mỏi trước bao sóng gió của trường đời, trở về con sông quê hương và trầm mình xuống đó thả mình theo dòng nước để nó cuốn trôi đi,để tìm lại những mảnh ký ức, những niềm vui còn sót lại của cuộc đời

        Thường thường, người ta đi bao xa , bao lâu thì mới cảm thấy nhớ quê hương, nhớ nhà ?

       Tôi đã không ít lần tự hỏimình câu hỏi đó, và tôi biết bạn cũng như tôi, câu trả lời thường rất đơn giảnlà “tùy người”.

       Có người xa xứ, đi thaphương cầu thực đến mấy mươi năm cũng chẳng hề nhớ nhung, thăm ngắm tin tức củaquê hương. Rồi có người vừa bước chân ra khỏi nhà , bước lên xe đã nhận ra nỗinhớ. Tôi cũng biết một người bạn, mải mê dặm trường, theo nhà ra nước ngoàiđoàn tụ với gia đình, đến một khi nhìn thấy lá rụng ở Ca-li mới thực sự nhậnra nỗi buồn đầy miên man, của những buổi chiều thuở nhỏ thường ngắm chiếc lá rụngở sau hè, có lẽ xế chiều là khoảng thời gian khủng khiếp nhất của những ngườixa nhà, nhớ quê hương bởi khi đó bao nhiêu nỗi nhung nhớ, bao nhiêu tình cảm,bao nhiêu sự mong nhớ thiết tha lại dồn dập, dồn dập ùa vào tâm thức của kẻ xaxứ. Lá rụng về cội, con người sau chuyến đi mệt mỏi của cuộc đời ở nơi đấtkhách quê người chỉ hằng mong trở về quê hương ngắm nghía và tận hưởng nhữngnăm tháng cuối đời, dành cho mình một nấm mộ ở nơi đây để yên nghỉ đoạn trầnai. Có gì đáng quý hơn khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất quê hương, vàcòn gì sung sướng và mãn nguyện bằng nơi ta trở về cát bụi là chính trên mảnh đấtđã nuôi ta khôn lớn. “Bao lâu người ta mới cảm thấy nhớ nhà”, câu hỏi đó là câutrả lời cho bất cứ ai,bất cứ người nào, ai rồi cũng sẽ cảm thấy nhớ nhà, mà nhàlà gia đình, là quê hương, là nơi nuôi lớn tuổi thơ của cuộc đời của mỗi conngười.

     Tôi biết nhiều người bằngtuổi tôi, rời làng quê lên thành phố học đại học, hoặc lập nghiệp. Cuộc sống ởđó nhộn nhịp và đầy niềm vui, thậm chí là bận rộn đến mức chỉ có thời gian chocông việc, cho cuộc vui và quan trọng nhất là họ có cả hạnh phúc. Nhưng điều đókhông ngăn được họ nhớ quê hương.

     Chỗ tôi học cách nơitôi sinh ra không xa, chỉ mất một tiếng rưỡi trên yên xe máy là có mặt tại nhà,nhưng điều đó không đồng nghĩa nỗi nhớ trong tôi kém hơn so với các bạn ở mọimiền đất nước. Có người hỏi “học hành sao rồi, răng thấy hay ra nhà rứa” .Tôicũng không biết phải trả lời như thế nào nữa, khi trở về quê hương là khi tôitìm được sự ấm áp của cuộc sống sau một tuần cảm thấy sự lạc lỏng ở nơi thànhthị ồn ào, trở về là khi đó tôi cảm nhận sự trong lành của không khí, lại thấytôi ở gần với thiên nhiên đất trời hơn,và trở về nơi mình hằng tưởng nhớ, tôinhận ra dường như tất cả đang dần đổi thay, thay đổi hằng ngày theo quy luật tấtyếu của tự nhiên, không còn là nguyên bản của ngày xưa nửa, mỗi lần chạy xe tôilại ngó quanh đường, nhìn ngang , nhìn dọc và nói với lòng rằng “à, cái cây ởđây ngày xưa chơi bắn bi mới bị chặt, à nhà kia mới đặp nát xây lại, vườn kia vừamới được dọn sạch sẽ”. Những con đường cũ tôi đi, những mái hiên xưa tôi ghéchơi đùa thuở nhỏ, cả những người hàng xóm đều có sự đổi mới, đôi khi sự thay đổimạnh mẽ đến nổi không thể nào chấp nhận, và có lúc nhận ra không thể sống ở chốnxưa được nữa. Điều kì lạ là khi trở về thành phố nơi tôi đang học, tôi vẫn cứnhớ nhà.

     Chúng ta đó, người trẻ,người già,ai cũng vậy cả bởi trong máu của chính họ, tình yêu quê hương đã chảytrong huyết quản của họ không biết tự thuỡ nào.

     Đôi khi, chúng ta tưởng cứ nhớ tới nhà là liênquan đến con người. Nhưng không phải thế. Chúng ta nhớ quê hương là nhớ đến nhữnggì ấu thơ ta có, những gì được hằng in trong cảm thức của mỗi người ,đó là nhữngkỷ niệm, những mảnh ghép của quá khứ. Và với tôi, điều khiến tôi luôn bồi hồi mỗikhi nhớ về ngày nhỏ chính là Con sông của quê hương. Con sông là dòng hạ lưu củadòng chảy từ đỉnh Bạch Mã, bắt nguồn từ một dãy núi hùng vĩ của miền Trung, chảyqua vùng tôi sống , ở đây ,chính trên con sông này đã tạo cho tôi biêt bao dấu ấn,mọi người gọi nó với cái tên thân thuộc là sông Cầu Hai nhưng đoạn gắn bó vớituổi thơ tôi là Cầu Khe Thị. Tôi vẫn nhớ, cái thời trẻ dại ngông nghênh củamình, những mùa lũ đi qua, sau những con lũ lòng sông như được bồi thêm sức mạnh,dòng nước mạnh mẽ tuôn chảy , tuôn chảy vô hạn, làn nước hậu lũ trong xanh mátmẻ, lũ trẻ làng chúng tôi kéo nhau ra cây cầu Khe Thị để tận hưởng sự tươi mátcủa thiên nhiên. Cái thời đó, tôi mới chỉ bập bõm biết bơi chưa thành thục, thấylũ bạn thay phiên nhau nhảy cầu và bơi vào bờ, trông quá ư hấp dẫn, tôi thì lạinhút nhát nhưng cũng thèm thuồng được tắm trên dòng chảy của mẹ thiên nhiên. Vàrồi cái tính hiếu kì đã khiến tôi vực dậy tinh thần lấy sự dũng cảm đứng lênthành cầu, một tay bịt mũi, tay nắm thật chặt nhún người ,lấy đà bật một cái thậtxa bay ra giữa lòng sông, trầm mình vào nó,một cái “bõm” thật sảng khoái, dòngnước cuốn tôi đi như cuốn bao thứ vô định không níu giữ, tôi cảm nhận được sựmát mẻ của con nước từ khắp cơ thể, thế nhưng cơ thể yếu ớt của tôi không thểchịu đựng được sức đẩy của dòng nước mạnh mẽ, sức của một đứa trẻ không thể nàongăn được sự càn lướt tràn trề sức sống của con sông được hồi sinh sau lũ. Tôicố mình ngoi lên mặt nước dành lấy những hơi thở ngột ngạt đầy khó khăn, ngụmnhững ngụm nước no nê, tôi chới với, tôi hoảng hốt, tôi lo sợ, và dần dần tuyệtvọng. Thế nhưng có cái gì đó víu lại tôi, một nhành nè cứng cáp, nớ vướng vàoáo, tôi vin vào nó, tôi riết thật chặt như con trăn quấn lấy mồi và dành chút sứclực yếu ớt kêu thật to. Bọn trẻ làng trên bờ nhốn nháo tìm kiếm thứ gì đó đưatôi vào bờ thật nhanh, lên tới bờ mặt mày tôi tím tái, cơ thể rã rời, sức cùnglực kiệt nằm bệt xuống đất thở hổn hển ,từng nhịp thở ngấn đoạn không nói thànhcâu, cả những đứa kia cũng xâm xoàng lo sợ, một phen hú vía. Con sông tí nữa đãđưa tôi về với cõi hư vô, về với những thứ vĩnh hằng của cuộc sống, tôi vẫn nhớnhư in thời khắc đó, cái thời khắc cận kề cái chết, giữa mình tôi và sự mênhmông của mặt nước, giữa sự sống và chết chóc chỉ còn là ranh giới mỏng manh củasự may mắn của số phận và tí nữa vì một phút bốc đồng của tuổi nhỏ xém làm tôibõ lở những điều thú vị của cuộc đời chờ đợi tôi ở phía trước.

     Đó chỉ là một sự kiệntrong chuỗi sự việc liên quan tới con sông quê trong tiềm thức của tôi, tôi nhớnhững buổi trưa hè đi học năm cấp hai, bọn bạn thường rủ nhau đi thật sớm tranhthũ tắm táp cho thật sảng khoái để thõa cái thú tắm sông của con nít trước lúctới trường, có lúc cởi bỏ quần xanh áo trắng chỉ để ngụp một cái rồi đi học chokịp bạn kịp bè, niềm vui là vậy đó, thật đơn giản và thật là trẻ con. Rồi cònnhững buổi nghỉ học câu cá bẻ măng, những khi rảnh rổi cả đám rũ nhau đi dọccon sông bắt rắn bắn chim vô tình nhìn thấy những con cá lớn nổi lên phơi nắngrồi la lên như vỡ òa “tụi bay ơi con cá bự chưa tề”, “tau thấy nó trước nghe”những câu nói thật con nít, rất trẻ thơ, nhớ lại cái hồi đó ,không thể nào kìmđược sự tiếc nuối ,sự nhung nhớ vô hạn của tuổi thơ mà thời gian đã cho ta tậnhưởng và cũng chính thời gian đã cướp đi của ta khoảnh khắc đó, sẽ không bao giờtrở lại.

     Giờ đây, cũng ngaychính nơi này tất cã đã thay đổi theo tuyến tính của thời gian, tôi cũng đã lớnkhôn, guồng quay của thời gian không bỏ sót một thứ gì, và cũng chẳng có gì trườngtồn mãi mãi theo thời gian, con người càng không phải là một ngoại lệ. Song consông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàngvà thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùngôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng.Tôi, đã từng chứng kiến mấy mùa lũ đi qua, dòng sông đã không còn hình bóng nhưngày xưa nữa, cây cầu được nâng cấp, kiên cố và vững chãi hơn, những hàng trehai bên bờ sông đã bị chặt đi, người ta đã đốn hạ tất cả rồi xây lên những hàngbờ kè trơ sỏi với đá. Dường như con sông đang cảm nhận được sự thâm nhập và canthiệp của con người một cách cực tệ, mặt nước không còn êm ả và trong trẻo nhưthời ở truồng tắm sông của tôi, bây giờ nó toàn rác với lá khô, dòng nước cũngkhông còn được chảy nữa, nó bất động như thể nó đang chết dần chết mòn vậy.Ngày xưa, con sông coi con người là một người bạn, con người thường lui tới vớinó, người lớn thì giặt dũ, trẻ nhỏ thì tắm gội nô đùa và nghịch nước. Giờ đây,lòng sông đang cảm thấy cô đơn bởi con người đã xa lánh nó, coi nó là bãi chứarác, không còn lũ trẻ tắm sông như mấy năm về trước như chúng tôi lúc nhỏ. Tôicũng cảm thấy chạnh lòng cho những gì đang xảy ra, ngắm nghía dòng sông như kẻsi tình đắm đuối nhìn người mình yêu đang chịu sự đau khổ, nhớ về những ký ức củatuổi thơ để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trongtiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm naytôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng,của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào máquá đỗi dịu dàng.

     Bao nhiêu người trở vềchốn cũ, nhìn tán cây xưa giờ sao lạ lẫm, nhìn người xưa như ai đó chưa từng gặpbao giờ. Để cảm thấy tiếc nuối. Nhưng rồi sau đó, khi ra đi lại tiếp tục nhớthương, không phải những gì vừa gặp lại mà là những điều giờ không còn nữa.

     Tuổi thơ tôi thật giản dị và đầm ấm biết bao! Hômnay chợt nhận ra mình đã không còn trẻ nữa. Tuổi thơ đã đi qua thật nhanh nhưngđọng lại trong ký ức thật nhiều. Tôi vẫn cứ luôn muốn giữ mãi những kỷ niệm đẹpthời thơ ấu để đôi khi nhớ lại nó thấy lòng mình lâng lâng một cảm giác khó tả,bởi mình còn được hạnh phúc hơn biết bao người khác khi mà họ chẳng hề có mộttuổi thơ đẹp đẽ. Có một tuổi thơ đã là đẹp, tuổi thơ đó gắn liền với quê hươnglại là một tuổi thơ đẹp gấp bội lần, bởi vậy trong miền ký ức của tôi quê hươnglà chốn bình yên nhất , giờ đây khi trở lại mảnh đất hứa này lòng tôi lại mônglông nhớ về những hình ảnh của ngày xưa, của những tiếng “Rôn ơi” của mẹ mỗilúc tôi đi chơi về trể, hay những đêm trăng sáng cúp điện bọn trẻ hàng xóm tậphợp nhau chơi trò đánh nhau, năm mười, đêm đến mệt lả người ngả lưng xuống giườnglà ngủ một cách ngon lành. Tất cả đã qua đi, để lại trong tôi một niềm tiếc nuốilớn, giờ đây trưởng thành cả rồi, đám bạn hàng xóm đứa một phương, kẻ đi họcngười vào Nam lập nghiệp ít khi gặp nhau, riêng quê hương vẫn đứng đó, vẫn đợinhững đứa con từng lớn lên trở về, vẫn nuôi dậy và chở che bao lớp người tiếpbước đàn anh đàn chú.

     Một ngày nào đó, bạn sẽra đi. Và tôi mong rằng tất cả những những người trẻ đều sẽ có dịp trở lại. Lênthành phố học đại học. Lập nghiệp ở tỉnh khác. Ra nước người du học định cư. Tấtcả công việc khiến ta xa quê hương, khi ra đi ắt hẳn sẽ có ngày ta lại trở về ,trở về nơi bình yên nhất sau khi mệt mỏi trước bao sóng gió của trường đời, trởvề con sông quê hương và trầm mình xuống đó thã mình theo dòng nước để nó cuốntrôi đi ,để tìm lại những mảnh ký ức, những niềm vui còn sót lại của cuộc đời đầychông gai, để thấy cuộc đời này còn có nơi để ta về: Quê Hương.

Như nhà thơ Chế LanViên từng viết: 

 "Khi ta ở chỉ lànơi đất ở

 Khi ta đi đất đã hóatâm hồn"

Đình Thanh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn