TranTuyetHan

Công dụng không ngờ của 14 loại rau củ đáng ghi nhớ

Đăng 9 năm trước

Có những loại rau củ quả bạn vẫn ăn hằng ngày nhưng lại không biết rằng chúng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Cùng khám phá nhé

Có những loại rau củ quả bạn vẫn ăn hằng ngày nhưng lại không biết rằng chúng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Cùng khám phá nhé

1. Hạt thông

Mô tả hình ảnh

Chữa trị mụn và chàm: Tuyến bã nhờn không hoạt động tốt là nguyên nhân gây ra mụn và chàm cho da. Dầu hạt thông có thể ngăn ngừa nhiều triệu chứng viêm nhiễm và chữa trị hiệu quả tình trạng da bị nổi mụn đỏ, chàm…

Ngăn ngừa gàu và rụng tóc: Nhờ công dụng ngăn ngừa tiết bã nhờn nên dầu hạt thông được sử dụng trong các sản phẩm dành cho tóc để trị gàu và rụng tóc. Bạn có thể sử dụng dầu hạt thông như dầu gội đầu thông thường.

Giảm tình trạng giữ nước và đầy hơi: Chỉ cần nhỏ 1-2 giọt dầu hạt thông lên các vùng huyệt của bàn chân, rốn, vùng thận và bàng quang, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng có thể giảm tình trạng giữ nước, đầy hơi.

Khử trùng: Dầu hạt thông có thành phần khử trùng nên khi thoa lên vùng da bị bỏng hoặc bị thương tổn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng.

Kháng viêm: Dầu hạt thông giúp giảm tình trạng viêm khớp và mô gây đau nhức. Sử dụng dầu hạt thông như một loại tinh dầu hỗ trợ các cơn cơn đau cơ và viêm khớp bằng cách thoa trực tiếp lên g da hoặc ngửi.

Chữa trị co thắt: Công dụng thư giãn thần kinh của dầu hạt thông hay được sử dụng để chữa trị các cơn co thắt và nhiều triệu chứng liên quan, như bệnh hen suyễn và triệu chứng run chân khi ngủ.

Hỗ trợ đường hô hấp: Dầu hạt thông còn là thuốc long đờm, chữa trị các chứng bệnh ho, cảm cúm và nghẹt mũi. Chúng có thể dùng thoa trực tiếp lên cổ họng, mũi giống như các loại kem thoa có tinh chất bạc hà.

Công dụng lợi tiểu: Sử dụng dầu hạt thông giúp làm tăng khả năng hoạt động của đường tiết niệu. Từ đó, giúp loại bỏ mỡ, nước tiểu và chất độc ra khỏi cơ thể. Chúng còn giảm nguy cơ béo phì và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chữa kinh nguyệt bất thường: Dầu hạt thông cũng được xem là thuốc điều kinh tự nhiên, giúp điều tiết kinh nguyệt. Chúng cũng giúp giảm các triệu chứng phổ biến của thời kỳ kinh nguyệt như đau bụng, chuột rút, buồn nôn và tính khí thất thường.

Giảm stress và cải thiện giấc ngủ: Công dụng dễ thấy nhất của dầu hạt thông là giúp thư giãn tinh thần và có thể được dùng như thuốc giảm đau. Chúng giúp bạn xoa dịu các cơn căng thẳng và ngủ ngon hơn.

2. Kiwi

Mô tả hình ảnh

Phòng ngừa các bệnh hô hấp: Do có khá nhiều vitamin C, nên mỗi ngày bạn chỉ cần ăn một quả kiwi là đã có đủ lượng vitamin C cần thiết. Cũng vì giàu vitamin C, nên kiwi còn có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhất là giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh về hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản…Bổ sung kiwi vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ giúp giảm 27% các chứng ho, giảm 32% chứng khó thở, giảm 28% hiện tượng chảy nước mũi, thở khò khè kéo dài…

Phòng ngừa các bệnh tim mạch: Kiwi cũng là loại trái cây chứa nguồn vitamin E dồi dào, có tác dụng rất tốt cho hệ tim mạch. Ăn kiwi vào mỗi buổi sáng có hiệu quả tương tự như thuốc aspirin đối với tim mạch (giảm hiện tượng tắc nghẽn mạch máu) mà không có tác dụng phụ như gây viêm nhiễm và chảy máu đường ruột. Nghiên cứu của trường đại học Oslo (Na Uy) về kiwi cho thấy, ăn 2-3 trái kiwi trong vòng 28 ngày sẽ giảm tình trạng tập hợp các tiểu huyết cầu (nguy cơ dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn mạch máu) tới 18 % và giảm lượng chất béo trung tính ở trong máu tới 15 %. Điều này ngăn chặn sự  hình thành các mảng bám trên thành động mạch, vì thế phòng ngừa được các bệnh về tim mạch.

Chăm sóc nuôi dưỡng da: Vitamin C và vitamin E rất dồi dào trong trái kiwi sẽ giúp cơ thể sản sinh ra collagen, giúp cho da được săn chắc, giảm nếp nhăn. Vitamin C còn giúp da mềm mại, mịn màng, chống lại tác động của tia cực tím. Đặc biệt, kiwi còn chứa AHA, có khả năng chống viêm, giúp phòng và trị mụn trứng cá. Khi da bị mụn trứng cá, mụn đầu đen, có thể dùng mặt nạ kiwi để trị và phục hồi sớm làn da.

Tốt cho phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai bổ sung thêm kiwi vào khẩu phần ăn sẽ được bổ sung thêm nguồn folate, chất rất cần thiết và quan trọng trong việc phát triển não bộ của thai nhi. Cùng với đó, chất xơ có nhiều trong kiwi cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa được các bệnh về đường tiêu hóa.

Ngăn ngừa ung thư: Chất flavonoid và carotenoi trong kiwi là những hợp chất có vai trò quan trọng trong bảo vệ các DNA không bị hủy hoại do quá trình oxy hóa. Cũng vì thế mà bệnh ung thư sẽ được ngăn chặn. Cùng với đó, lutein trong kiwi cũng giúp thanh lọc ánh sáng xanh nguy hiểm, đề phòng ngăn ngừa thoái hóa võng mạc và các bệnh về mắt.

Kiểm soát huyết áp, giúp xương chắc khỏe: Chất điện phân potassium dồi dào trong trái kiwi giữ vai trò quan trọng để giữ chất lỏng và chất điện phân trong cơ thể luôn cân bằng, giúp kiểm soát nhịp tim, huyết áp.Song song với đó, kali và canxi trong trái kiwi cũng giúp chống lại và hạn chế tình trạng loãng xương, giúp hệ xương khớp trong cơ thể khỏe mạnh hơn.

3. Rau mầm

Mô tả hình ảnh

Theo nhiều nghiên cứu, trong rau mầm cũng có chứa rất nhiều loại amino axit, vitamin (B, C, E, A…) với hàm lượng cao. Ngoài ra, rau mầm còn rất giàu chất xơ cùng chất khoáng, là những chất cần thiết cho cơ thể.

Rau mầm cũng có chứa enzym tiêu hóa và một số thành phần cao cấp nhất của chất chống oxy hóa. Một chén rau mầm chứa 119 %vitamin C mà cơ thể cần trong ngày. Nó cũng có chứa nhiều men kích thích tăng trưởng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm, giảm cholesterol thừa trong máu.

Đơn cử, trong rau mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây. Đây cũng là một nguồn cung cấp dồi dào carotene, chlorophyl, đạm dễ tiêu. Tương tự, trong giá đậu xanh cung cấp 32 calo và 0,84 gam chất xơ và 21-28 % protein.


Cũng nhờ giàu các vitamin, rau mầm còn có tác dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn. Nguồn vitamin E và vitamin C dồi dào trong rau mầm giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy, hầu như tất cả các loại ra mầm (nhất là rau mầm củ cải trắng, bông cải xanh) đều có chứa chất glucosinonates (GSL). Khi nhai trong miệng, chất này sẽ biến thành chất isothiocyanates (ITC) giúp cơ thể chống lại sự phát triển tế bào ung thư. Tuy nhiên chất GSL chỉ có nhiều trong rau mầm và ít dần khi cây lớn.

Ngoài ra, chất antioxidants trong rau mầm giúp bảo vệ bạn tránh khỏi những hóa chất phóng xạ và độc hại từ môi trường. Đồng thời, hai hoạt chất là phytoestro-genistein và daidzein trong giá đỗ có nhiều hơn hàng chục lần so với hạt đậu tương là các nội tiết tố cho sinh dục nữ và làm đẹp cho nữ giới. 

Tuy nhiên, không phải rau mầm nào cũng ăn được. Bạn nên nhớ không được ăn rau mầm cây sắn, rau mầm khoai lang, rau mầm các loại dưa, rau mầm đậu ván và đậu trứng chim vì chúng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric khiến bạn dễ bị nhiễm độc.

4. Cải thìa

Mô tả hình ảnh

Ngừa ung thư: Cải thìa cùng với các loại rau thuộc họ cải khác đã được chứng minh về công dụng phòng chống ung thư qua nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau. Những người ăn nhiều rau cải (bắp cải, bông cải, cải xoăn…) sẽ ít phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư ở phổi, tuyến tiền liệt, trực tràng, ruột kết, vú.Chất glucosinolate trong các loại rau này sẽ được chuyển đổi thành isothiocyanate khi vào trong cơ thể. Đây đều là những hợp chất đánh bại được bệnh ung thư.

Bảo vệ sức khỏe của xương: Sắt, phospho, canxi, magiê, kẽm, vitamin K có trong cải thìa đều đóng góp vào quá trình xây dựng và duy trì sự khỏe mạnh của xương cũng như cấu trúc của hệ thống xương khớp bên trong cơ thể. Sắt, kẽm đóng vai trò thiết yếu trong việc sản xuất và duy trì lượng collagen. Phospho và canxi đều là hai chất quan trọng trong cấu trúc của xương. Việc duy trì sự cân bằng của hai loại khoáng chất này rất cần thiết cho quá trình khoáng hóa diễn ra suôn sẻ. Tiêu thụ quá nhiều phospho hay quá ít canxi đều có thể khiến xương bị loãng và yếu dần đi. Hàm lượng vitamin K bổ sung cho cơ thể quá ít cũng có liên quan đến nguy cơ xương dễ bị gãy, vỡ bởi vì loại vitamin này hoạt động như một chất bổ trợ cho các protein trong xương, cải thiện khả năng hấp thụ canxi và làm giảm nguy cơ bài tiết canxi qua đường tiểu.

Ổn định huyết áp: Kali, canxi và magiê có trong cải thìa được chứng minh là có khả năng làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Không cholesterol và giàu folate, kali, vitamin C, B6, cải thìa giúp duy trì sức khỏe cho tim. Một kết quả nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ 4,069mg kali một ngày sẽ giảm được tới 49% nguy cơ bị chết do chứng thiếu máu cục bộ ở tim so với những người tiêu thụ ít kali (khoảng 1,000mg mỗi ngày).

Vitamin B6 và folate giúp ngăn ngừa sự hình thành của một hợp chất homocysteine. Nếu lượng homocysteine tích tụ quá mức cho phép trong cơ thể, chúng sẽ làm tổn hại đến các mạch máu, dẫn đến nhiều rắc rối cho tim.

Ngăn ngừa viêm nhiễm

Rau cải thìa chứa nhiều choline, một dưỡng chất quan trọng và đa năng. Chúng giúp bạn ngủ ngon, chuyển động các cơ dễ dàng, ghi nhớ và học hỏi tốt hơn. Choline còn giúp duy trì cấu trúc của các màng tế bào, hỗ trợ quá trình truyền phát các xung lực thần kinh, tăng cường khả năng hấp thu chất béo và hạn chế tình trạng viêm nhiễm mãn tính.

Cải thiện hệ thống miễn dịch: Với lượng selen có trong rau cải thìa, bạn có thể yên tâm về khả năng phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể trước sự tấn công của những căn bệnh nhiễm trùng. Selen kích thích hoạt động của các tế bào T có nhiệm vụ tiêu diệt trực tiếp các tế bào bị viêm nhiễm.

Làm đẹp da: Cải thìa rất giàu vitamin C. Hoạt động sản sinh collagen - hệ thống nâng đỡ cấu trúc da - luôn phải được hỗ trợ từ vitamin C. Ngoài ra, loại vitamin thiết yếu này còn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa những hư tổn trên da do tia tử ngoại, không khí ô nhiễm và khói thuốc gây ra. Vitamin C còn hỗ trợ cho collagen phát huy sức mạnh “chăm sóc sắc đẹp” cho da bằng cách đánh bay những nếp nhăn do lão hóa, cải thiện cấu trúc của toàn bộ bề mặt da.

5. Trái lê

Mô tả hình ảnh

Trang tin MNT dẫn dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy một trái lê trung bình nặng 178 g chứa 101 calo, 27 g carbohydrate, 1 g protein và 6 g chất xơ. Khẩu phần đó cung cấp 12% nhu cầu vitamin C, 10% vitamin K, 6% kali và một lượng nhỏ canxi, sắt, magiê, riboflavin, vitamin B6 và folate hằng ngày.

Lê còn chứa các chất dinh dưỡng khác như carotenoid, flavonol và anthocyani. Một số khảo sát gần đây cho thấy nhờ chứa các chất chống ôxy hóa quan trọng và giàu chất xơ, lê giúp hạ mức độ cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch cũng như nguy cơ ung thư. 

Lê có tác dụng kháng viêm và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhờ chứa nhiều nước, lê giúp tăng cường nhu động ruột, chống táo bón, đồng thời giúp giải độc cho cơ thể do tăng cường tiết mật và bài tiết phân cũng như giúp ngăn ngừa viêm kết tràng. 

Một số khảo sát cũng cho thấy dùng trái lê thường xuyên có thể giúp chữa bệnh viêm túi thừa đại tràng.

6. Rau cải bắp

Mô tả hình ảnh

Giảm đau nhức: Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa.

Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch: Lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3 - 4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi cột lại.

Chữa ho nhiều đờm: Dùng 80 - 100g bắp cải, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.

Đái tháo đường: Bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh đái tháo đường.

Chữa loét dạ dày tá tràng: Nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo, nhất là loét dạ dày, ruột.

7. Củ dền 

Mô tả hình ảnh Chống lại chứng nhiễm toan: Chính là sự gia tăng bất thường độ axit trong chất lỏng của cơ thể. Độ kiềm của cây rau dền rất cần thiết và hiệu quả trong việc chống lại chứng nhiễm toan.

Chứng thiếu máu: Hàm lượng chất sắt cao trong củ dền giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp ôxy cho cơ thể. Hàm lượng chất đồng trong củ dền giúp tạo ra thêm chất sắc cho cơ thể. Củ dền là loại thực phẩm có tính bổ máu rất cao. 

Xơ vữa động mạch: Nước ép củ dền có màu đỏ thẫm này có tác dụng rất tốt trong việc hòa tan những chất kết tụ canxi vô cơ mà các chất kết tụ này gây xơ cứng các động mạch. 

Huyết áp: Tất cả các tính năng chữa bệnh và dược tính của củ dền có hiệu quả làm cho huyết áp trở lại bình thường, chẳng hạn như giảm huyết áp cao hoặc tăng huyết áp thấp.

Giãn tĩnh mạch: Trong cách thức tương tự mà nước ép củ dền giúp giữ độ đàn hồi của động mạch, tiêu thụ thường xuyên nước ép củ dền còn giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch.

Loét dạ dày:Pha mật ong với nước ép củ dền và uống hai hoặc ba lần một tuần khi bụng đói (thường xuyên hơn nếu cơ thể bạn làm quen được với nước ép củ dền). Nó giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh.

Giảm chứng táo bón: Hàm lượng cellulose giúp bài tiết được dễ dàng. Uống nước ép củ dền thường xuyên sẽ giúp giảm được chứng táo bón mãn tính.

Bài độc: Chất choline trong nước ép rau dền không chất bài độc gan một cách hiệu quả, mà còn giúp bài độc toàn bộ hệ thống do lạm dụng rượu quá nhiều, miễn là đã cai nghiện rượu. 

Bệnh về túi mật và thận: Cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của hai loại nước ép này rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.

Tốt cho gan, mật: Các tính năng làm sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa lành độc tính của gan hoặc các bệnh gan mật, như vàng da, viêm gan, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Vắt chanh vào nước ép củ dền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh này.

Chống lại ung thư: Betaine, một loại acid amin trong củ dền, có tính năng chống lại bệnh ung thư rất hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy nước ép củ dền ức chế sự hình thành các hợp chất gây ung thư và bảo vệ chống lại ung thư đại tràng hay ung thư dạ dày. 

Trị gàu: Pha một ít dấm vào một cốc nhỏ nước ép củ dền. Mát xa nó vào da đầu bằng ngón tay và để trong khoảng một giờ, sau đó xả bằng nước. Làm như vậy mỗi ngày cho đến khi sạch gàu. Tuy nhiên, bạn sẽ ngửi thấy mùi rất khó chịu trong khi mát xa dung dịch đó lên đầu.

8. Chanh leo

Mô tả hình ảnhPhòng chống ung thư: Chanh leo cũng là một nguồn chống ung thư hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể. Chất chống oxy hóa có trong chanh leo chủ yếu loại trừ các gốc tự do, được biết đến với việc gây biến đổi các ADN của các tế bào khỏe mạnh thành các tế bào ung thư.

Cải thiện sức khỏe mắt: Bên cạnh khả năng phòng chống ung thư, vitamin A còn có thể cải thiện sức khỏe mắt, bao gồm ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và quáng gà. Hơn thế nữa, nó còn đặc biệt hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giúp cho làn da đủ nước và sáng hơn.

Hỗ trợ tiêu hóa: Chanh leo giàu chất xơ, và một khẩu phần chanh leo có thể cung cấp cho cơ thể con người gần 98% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày. Chất xơ hòa tan có cả trong phần màng và vỏ, có tác dụng như thuốc nhuận tràng. Nó có thể giảm các triệu chứng táo bón và thậm chí là ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa như ung thư đại trực tràng.

Điều hòa huyết áp: Nếu bạn ăn một lượng đủ chanh leo mỗi ngày, bạn có thể có được ¼ lượng kali cơ thể cần. Điều này giúp thư giãn các mạch máu và thúc đẩy máu lưu thông, giảm căng thẳng cho tim và tăng sức khỏe tim mạch. Hãy đảm bảo là bạn đã có chanh leo cho bữa trưa của mình để giữ cho trái tim khỏe mạnh và các tế bào hoạt động tốt.

Cải thiện tuần hoàn: Khi kết hợp với chức năng giãn mạch của kali, lượng sắt và đồng cao có trong chanh leo có thể thực sự có ảnh hưởng, giúp kích thích hoạt động trao đổi chất trong tất cả các cơ quan hệ thống, tăng năng suất và hiệu quả.

Hỗ trợ bệnh hô hấp, hen suyễn: Các nghiên cứu hiện nay đã chứng minh rằng, sự kết hợp của các chiết xuất khác nhau từ vỏ chanh leo tím tạo ra một hỗn hợp bioflavanoid mới, giúp long đờm, an thần, làm dịu hệ thống hô hấp. Điều này có thể giúp giảm các cơn hen suyễn, thở khò khè, ho gà.

9. Đu Đủ

Mô tả hình ảnh

Giảm viêm: Đu đủ có chứa chymopapin và papain, hai enzyme protein tuyệt vời cho hệ tiêu hóa, và nó cũng giàu vitamin A, C và carotene. Tất cả những khoáng chất này giúp cơ thể bảo vệ chống lại viêm khớp dạng thấp, cũng như giảm viêm. Đây là một trong những lý do tốt nhất để bạn bổ sung đu đủ vào chế độ ăn của mình.

Cân bằng vi khuẩn đường ruột: Thuốc kháng sinh có thể rất có hại cho cơ thể vì chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn. Nước ép đu đủ giúp bổ sung vi khuẩn đường ruột tốt vốn bị “giết chết” bởi thuốc kháng sinh.Vì vậy, trong và sau khi điều trị kháng sinh, bạn hãy cố gắng ăn thêm nhiều đu đủ hoặc uống nước ép đu đủ.

Giảm buồn nôn: Đu đủ là một nguồn enzyme hỗ trợ tiêu hóa tuyệt vời, đồng thời giúp cân bằng axit trong dạ dày của bạn.Trái cây này cũng có thể giúp giảm buồn nôn, trong đó bao gồm cả triệu chứng ốm nghén mà các mẹ bầu phải đối mặt. Nếu bạn đang tìm kiếm một cách tự nhiên để giảm buồn nôn, thì có thể xem xét đến việc ăn một vài lát đu đủ.

Tốt cho mắt: Như đã đề cập ở trên, đu đủ giàu vitamin A và beta carotene, vốn là những dưỡng chất tuyệt vời giúp bảo vệ thị lực và thậm chí có thể cải thiện thị lực của bạn. Nếu sợ ăn đu đủ thường xuyên, bạn có thể thêm vài lát đu đủ vào ly sinh tố, hoặc trộn nó vào salad trái cây cho khẩu vị bớt nhàm.

Giúp giảm mức độ căng thẳng của bạn: Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vitamin C giúp điều chỉnh dòng chảy của kích thích tố căng thẳng, nhờ đó làm giảm căng thẳng. Đu đủ là một nguồn vitamin C tuyệt vời và đó là một bữa ăn nhẹ lý tưởng cho những ngày bạn cảm thấy tinh thần căng thẳng. Hãy thưởng thức một vài lát đu đủ sau một ngày làm việc vất vả, giống như là phần thưởng cho sức khỏe của bạn.

Giúp giảm đau bụng kinh: Bạn có biết rằng lá đu đủ có tác dụng tích cực trong việc giảm nhẹ triệu chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt? Để giảm bớt sự đau đớn khó chịu, hãy thêm một vài lá đu đủ, me và muối vào một nồi nước và đun sôi. Mặc dù hỗn hợp này là không ngon miệng lắm nhưng sau khi bạn uống nó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Giúp chống lại ung thư: Một trong những enzyme trong đu đủ, papain, đang được nghiên cứu như là một cứu trợ có thể cho tác dụng hỗ trợ tích cực trong điều trị ung thư, bao gồm cả triệu chứng khó nuốt và miệng lở loét sau khi hóa trị. Ăn đu đủ cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch và giúp chống ung thư.

Giúp ngăn ngừa cục máu đông: Nếu bạn uống thuốc ngừa thai hoặc là người hay hút thuốc, bạn có nguy cơ cao bị cục máu đông. Ăn đu đủ có thể giúp bạn ngăn chặn phát triển các cục máu đông vì nó có chứa fibrin hỗ trợ tích cực trong việc ngăn ngừa đông máu.

10. Quả sấu

Mô tả hình ảnh

Chữa nôn nghén ở phụ nữ: Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành.

Chữa chứng ho: Dùng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày.

Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.

Làm tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.

Chữa say rượu: Dùng 4 – 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống.

Chứng nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng: Lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong ngày.

Chữa lở ngứa: Lá sấu rửa sạch, sắc lấy nước để chữa mụn loét, hoại tử, vết thương lâu lành.

11. Trái bơ

Mô tả hình ảnh

Trái bơ tốt cho mắt: Một quả bơ có chứa 81 microgram lutein, một chất dinh dưỡng có lợi cho mắt. Lutein có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Lutein cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim. Vì vậy, cho mấy miếng bơ vào món salad của bạn mỗi ngày, ăn một thời gian bạn sẽ cảm nhận được công dụng của nó.

Trái bơ giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ: Bơ có chứa folate, không chỉ giúp cho thai khỏe mạnh, mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Một tách bơ có tỷ lệ Folate khá cao (khoảng 23%), hỗ trợ tốt cho sức khỏe.

Trái bơ tốt cho tóc: Nếu bạn bị khô, rối tóc, bơ chắc chắn giúp bạn cải thiện điều này. Bơ giàu vitamin B, đồng, beta-carotene, vitamin C, vitamin E, và chất béo lành mạnh, tăng thêm độ bóng cho tóc. Vì vậy, hãy bắt đầu sử dụng các sản phẩm có thành phần của trái bơ để gặt hái tất cả những gì loại trái cây tuyệt vời này cung cấp cho cơ thể bạn.

Trái bơ ổn định huyết áp: Quả bơ rất giàu kali, rất hữu ích trong việc điều chỉnh huyết áp. Điều này hỗ trợ ngăn ngừa tăng huyết áp và bệnh tim.

Trái bơ cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết: Một lý do tuyệt vời để thêm bơ vào thực đơn của bạn đó là bơ cải thiện sự hấp thu một số chất dinh dưỡng cần thiết. Ví dụ, carotenoids từ rau và trái cây khác được hấp thu tốt hơn và hiệu quả hơn khi bạn ăn kèm với bơ. Một nghiên cứu cho thấy ăn bơ có thể làm tăng sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác lên tới năm lần.

Trái bơ chữa lành vết thương: Các vitamin E chứa bơ giúp mau lành vết thương và giảm sẹo. Vitamin E cũng giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, hồi sinh làn da khiến cho nó mềm mại và dẻo dai.

Trái bơ giảm cholesterol: Bơ là một nguồn cung cấp axit oleic tuyệt vời, một chất béo không bão hòa đơn lành mạnh giúp giảm mức cholesterol cũng như làm tăng cảm giác no. Ăn bơ thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng cholesterol.

12. Khoai lang

Mô tả hình ảnhTốt cho tim: Vitamin B6 có trong khoai lang giúp làm giảm homocysteine hóa học trong cơ thể. Homocysteine có liên quan tới các bệnh thoái hóa và các bệnh tim mạch. Vitamin B6 giúp cải thiện tuần hoàn máu một cách hiệu quả. Ngoài ra, khoai lang có chứa lương kali cao. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc giảm huyết áp bằng cách  đảo thải lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể và điều tiết sự cân bằng chất lỏng. Nó cũng là một chất điện phân quan trọng giúp điều chỉnh nhịp điệu tự nhiên của trái tim, duy trì chức năng bình thường của não và hệ thống thần kinh trung ương.

Sáng mắt - ngừa ung thư: Beta-carotene hoặc vitamin A là chất chống oxy hóa quan trọng. Một củ khoai lang cỡ trung bình cũng cung cấp cho bạn đủ lượng vitamin A cần thiết hàng ngày. Vitamin A rất hữu ích trong việc ngăn ngừa một số dạng ung thư khác nhau, beta- carotene giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, sửa chữa tế bào bị tổn thương do tiếp xúc quá lâu với tia cực tím. Vitamin A còn là chất dinh dưỡng tuyệt vời cho mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và tăng cường thị lực.

Ổn định đường huyết: Mangan là nguồn lợi ích sức khỏe dồi dào có mặt trong khoai lang. Đây là thành phần quan trọng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Việc này sẽ khiến cơ thể  có giảm giác no đủ, hạn chế thèm ăn trong thời gian dài. Mangan cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nương lượng cũng như hộ trợ sử dụng các chất chống oxy hóa hiệu quả. Trong thực tế, nhờ nguồn mangan, khoai lang  còn được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu và một số triệu chứng mệt mỏi cho phụ nữ tiền kinh nguyệt.

Đẹp dáng, khỏe da:Khoai lang cung cấp lượng vitamin c dồi dào. Ngoài việc ngăn ngừa virus cúm, vitamin C còn óp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.

13. Đậu bắp

Mô tả hình ảnh

Giúp hạ mỡ máu: ăn đậu bắp thường xuyên góp phần kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể, bởi trong trái đậu bắp có chứa các dưỡng chất thiết yếu có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol trong máu.

Phòng và chữa táo bón và các bệnh về dạ dày: đậu bắp rất nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón, bệnh trĩ, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.

Giúp tóc xanh, bóng mượt: cắt đậu bắp thành những miếng nhỏ rồi đun sôi và để nguội. Sau đó, trộn nước đậu bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên mái tóc như là hỗn hợp dầu gội đầu. Khoảng 20 phút sau thì gội đầu với nước sạch.

Giúp ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi:đậu bắp cũng chứa nhiều acid folic rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt, đối với những phụ nữ mang thai, acid folic rất quan trọng vì chất này giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Giúp cải thiện sinh lý cho quý ông: một nghiên cứu gần đây cho hay, đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng cho quý ông.

Trị viêm đường tiết niệu (biểu hiện tiểu tiện khó khăn): dùng quả đậu bắp non thái mỏng nấu ăn trong bữa cơm.

Chữa ho hay viêm họng: lấy lá và rễ cây đậu bắp thái nhỏ phơi khô. Ngày sắc 10 - 16g, lấy nước uống hoặc hãm uống thay trà hay súc miệng.

Món canh trị đái tháo đường: nguyên liệu gồm: đậu bắp 2 quả, lá sa kê non 1/2, đọt ổi 5 cái, đậu hũ non 1 miếng, muối vừa đủ. Đậu bắp cắt khúc, lá sa kê thái sợi, đọt ổi non rửa sạch, đậu hũ cắt miếng vừa ăn. Bắc nồi nước lên bếp đun to lửa đến sôi già, cho đậu hũ và đậu bắp vào, khoảng 2 phút sau cho lá sa kê và đọt ổi, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng với cơm.

14. Rau mồng tơi

Mô tả hình ảnh

Chữa táo bón, nóng ruột: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ.

Chữa chảy máu mũi (chảy máu cam) do huyết nhiệt: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.

Chữa đinh nhọt: Lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2 - 3 lần.

Chữa thiếu sữa ở sản phụ: Thường ăn rau mồng tơi, sữa sẽ nhiều.

Chữa tiểu tiện không thông, tiểu dắt, tiểu nhỏ giọt (do nhiệt): 100g mồng tơi, sắc nước uống trong ngày thay trà.

Chữa chúng nóng trong người: Nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát (lọc bỏ bã) ăn rất tốt.

Chữa sưng trĩ (thể nhẹ): Một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời ăn thường xuyên canh mồng tơi với cá diếc

Chữa chứng đi tiểu nóng buốt: Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó lấy một nắm lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống ngày vài lần.

Chữa da không tươi sáng: Rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần hoặc lấy lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.



Chủ đề chính: #công_dụng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn