Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Công nghệ 5G và cuộc chiến mới Mỹ-Trung

Đăng 5 năm trước

Công nghệ mạng 5G (mạng không dây thế hệ thứ năm) sẽ cách mạng hóa toàn bộ nền kinh tế công nghiệp của thế giới. Mạng 5G nắm giữ chìa khóa cho một thế giới thông minh, hiệu quả, kết nối mạnh mẽ. Nhưng một báo cáo của quốc hội Mỹ gần đây đã cáo buộc Trung Quốc dự định sử dụng quá trình chuyển đổi sang 5G và quyền truy cập vào hàng tỷ thiết bị điện tử để thu nhập thông tin tình báo, phá hoại hay cho mục đích kinh doanh. Mục tiêu của Trung Quốc là chấm dứt sự ưu việt của nền công nghệ cao Hoa Kỳ.

Công nghệ mạng siêu tốc

5G (Thế hệ mạng di động thứ 5 hoặc hệ thống không dây thứ 5) là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 4G, hoạt động ở các băng tần 28, 38, và 60 GHz. Theo các nhà phát minh, mạng 5G sẽ có tốc độ nhanh hơn khoảng 100 lần so với mạng 4G hiện nay, giúp mở ra nhiều khả năng mới và hấp dẫn. Lúc đó, xe tự lái có thể đưa ra những quyết định quan trọng tùy theo thời gian và hoàn cảnh. Tính năng chat video sẽ có hình ảnh mượt mà và trôi chảy hơn, làm cho chúng ta cảm thấy như đang ở trong cùng một mạng nội bộ. Các cơ quan chức năng trong thành phố có thể theo dõi tình trạng tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm và nhu cầu tại các bãi đậu xe, do đó có thể gửi những thông tin này đến những chiếc xe thông minh của mọi người dân theo thời gian thực.

Mạng 5G được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT), trong đó các bộ cảm biến là những yếu tố quan trọng để trích xuất dữ liệu từ các đối tượng và từ môi trường. Hàng tỷ bộ cảm biến sẽ được tích hợp vào các thiết bị gia dụng, hệ thống an ninh, thiết bị theo dõi sức khỏe, khóa cửa, xe hơi và thiết bị đeo.

Tuy nhiên, để cung cấp 5G, các nhà mạng sẽ cần phải tăng cường hạ tầng cơ sở mạng lưới (gọi là trạm gốc). Họ có thể bắt đầu bằng cách khai thác dải phổ hiện còn trống. Sóng tín hiệu với tần số đo MHz sẽ được nâng cao lên thành GHz hay thậm chí nhanh hơn. Tần số giao tiếp của điện thoại hiện nay ở dưới mức 3 GHz nhưng mạng 5G sẽ yêu cầu những băng tần cao hơn. Mạng 5G được tung ra vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và người tiêu dùng. 

Công nghệ 5G sắp tới sẽ đưa hàng tỷ thiết bị mới lên mạng thay đổi cách sống và làm việc của chúng ta. Nó  mang lại tốc độ cực nhanh đễ hỗ trợ càng công nghệ tiên tiến và hứa hẹn các là một tiềm năng mới trong ngành công nghệ. 

Tham vọng của Trung Quốc

Trung Quốc đang có tham vọng giành chiến thắng trong cuộc đua công nghệ 5G. Kế hoạch Made in China 2025 được trình bày tại Đại hội Đảng lần thứ 19 vào năm 2017 đã nêu rõ mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc không chỉ trở thành nước đi đầu về công nghệ mà rốt cuộc là chi phối nó. 

Chuyên gia – sử gia Arthur Herman thuộc Học viện Hudson (Mỹ) cho biết “Chúng ta đang có một đối thủ cạnh tranh đáng gờm đang dốc toàn lực tiến lên theo cái cách mà buộc phía Hoa Kỳ phải phản ứng. Và thách thức không chỉ Hoa Kỳ mà nó sẽ gây ảnh hưởng trên toàn cầu cùng một lúc. Vấn đề của công nghệ 5G có liên quan đến viễn cảnh lớn hơn về an ninh quốc gia, an ninh kinh tế Mỹ và cả lập trường của các đồng minh Mỹ trên toàn thế giới”.

Đến nay đã có ít nhất 61 quốc gia đã đạt thỏa thuận hoặc công bố thương hiệu các thiết bị do tập đàon công nghệ thông tin khổng lồ của Trung Quốc Huawei sản xuất. Trong đó có cả Anh, Bô Đào Nha, Ý, Mexico và Philippine đã chính thức đạt hợp đồng với Huawei để đưa các sản phẩm tập đoàn này sử dụng trong mạng 5G của họ. Và ngày càng nhiều quốc gia lựa chọn Huawei làm đối tác. 

Trung Quốc đã tung ra thị trường một lượng sản phẩm khổng lồ chưa từng có trước nay và tiếp cận đa ngành với các công ty năng lượng, công ty mạng quy mô lớn. Về mặt ngoại giao, Trung Quốc hứa hẹn sẽ đầu tư cho các cơ sở hạ tầng dân sự tại các quốc gia đang gặp khó khăn tài chính.

Tiến bộ công nghệ của Trung Quốc đang làm tăng mối lo ngại của Washington về việc sử dụng các thiết bị của Huawei tại các quốc gia có căn cứ quân sự của Hoa Kỳ như Đức, Ý và Nhật Bản. Huawei được biết là có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan tình báo và quân sự Trung Quốc. Các nhân viên vũ trang của Mỹ đang sử dụng mạng 5G tại châu Á, châu Âu, Trung Đông nếu chia sẻ thông tin qua các mạng 5G được các công ty Trung Quốc kết nối là điều vô cùng nguy hại.  

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải không mắc sai lầm. Vì nước này có tiếng về các thiết bị và ứng dụng kém chất lượng. Sự lệ thuộc về nợ nần ở châu Phi, châu Á khiến người ta nghi ngờ liệu các nước này có muốn lệ thuộc quá hiều vào Trung Quốc hay không khi sử dụng các thiết bị có tính chất tổn hại đến nền an ninh quốc gia của họ. Và cuối cùng Trung Quốc có đủ tiềm lực tài chính để chạy đua công nghệ 5G  với Hoa Kỳ hay không sau những cuộc trừng phạt kinh tế gây chao đảo cho nước này từ Tổng thống Donald Trump. 

Các nhà lãnh đạo Trung – Mỹ đã thảo luận về vấn đề này tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires- Argentina và đúng ngày 1.12.2018 này bà Mạnh Vãn Chu- Giám đốc tài chính của Huawei bị bắt.

Bài học từ Tập đoàn Huawei

Giám đốc tài chính của Huawei – Mạnh Vãn Chu con gái của nhà sáng lập Tập đoàn này đã bị bắt giữ tại Vancouver (Canada) vào ngày 1.12.2018 và Nhà chức trách Hoa Kỳ đã yêu cầu dẫn độ bà này để xét xử. Sau đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada đã lên tiếng cương quyết phản đối vụ bắt giữ này và yêu cầu Canada thả bà Mạnh Vãn Chu. Hoa Kỳ đã mở các cuộc điều tra về những hoạt động của Tập đoàn Huawei do nghi ngờ công ty này vi phạm đến các lệnh trừng phạt Iran với cáo buộc cố tình né tránh lệnh cấm bán các thiết bị viễn thông của Mỹ đối với Iran. Mỹ cũng đã ngăn chặn Huawei tiếp cận thị trường nước này với lý do an ninh quốc gia. 

Huawei được coi như là xương sống của ngành sản xuất thiết bị công nghệ cao Trung Quốc. Tới nay, Huawei đã chi 1,4 tỉ Đô cho việc phát triển 5G. Hãng này còn thuê cá chuyên gia từ các công ty đối thủ về làm việc và định hướng thị trường. Từ năm 2012, Huawei đã bị Mỹ cáo buộc sử dụng các thiết bị gián điệp Vụ bắt giữ này mở ra một cuộc chơi mới trên bàn đàm phán Mỹ-Trung. Đây là một bước đi mới có tính toán của Washington nhằm giành ưu thế trước cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh và tương lai, sẽ có nhiều cá nhân hay công ty Trung Quốc bị cấm vận. 

Sau khi bà Mạnh bị cảnh sát Canada bắt theo yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ, nhiều nhà quan sát đã lo ngại về nguy cơ các quan chức, công dân hai nước này bị Bắc Kinh bắt để trả đũa. Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 11/12 nhắc lại cảnh báo được đưa ra từ hồi tháng 1, trong đó kêu gọi người dân "tăng cường cảnh giác" bởi do "công dân Mỹ đang tới thăm hoặc cư trú tại Trung Quốc có nguy cơ bị thẩm vấn và giam tùy ý". Bà Mạnh Vãn Chu đã được tại ngoại với số tiền bảo lãnh là 10 triệu Đô Canada và đang bị giám sát với các thiết bị công nghệ cao.

Hồ Hoàng Anh tổng hợp

Chủ đề chính: #công_nghệ_5g

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn