Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

Công nghệ đang dần huỷ hoại con người như thế nào?

Đăng 6 năm trước

Công nghệ ngày càng phát triển hiện đại và mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các lĩnh vực: truyền thông, xã hội, nghiên cứu,... Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua những ảnh hưởng tiêu cực đi cùng với những lợi ích này.

Một nghiên cứu của OECD, báo cáo của BBC, cho thấy mặc dù 17,5 tỷ đô la được đầu tư hằng năm cho Giáo dục nhưng thành tích học tập của học sinh vẫn bị sa sút. Điều gây sốc nhất có lẽ là những phát hiện của Jamup cho thấy rằng việc sử dụng quá nhiều các thiết bị công nghệ cao đang nhanh chóng phá huỷ não bộ và sự tập trung của con người. Tuy nhiên, đây chỉ là một vài cách trong danh sách các “tác dụng phụ” mà công nghệ gây ra.

Việc loại bỏ công nghệ hoàn toàn và sống theo cách cổ xưa không bao giờ là một ý kiến hay. Hãy lưu ý đến các “tác dụng phụ” dưới đây sẽ làm cho bạn ý thức hơn về cách sử dụng công nghệ hợp lý.

1. Gây mất tập trung

Hiện nay, có rất nhiều thiết bị công nghệ gắn liền với trí tuệ con người như các phần mềm vi tính, mạng xã hội, ứng dụng,...

Một nghiên cứu của Microsoft về sự xao lãng cho thấy khả năng tập trung của con người đang giảm nhanh chóng - từ 12 giây trong năm 2000, đến nay giảm còn 8 giây và thậm chí còn ngắn hơn 9 giây của cá vàng.

Mặc dù công nghệ đã làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhưng thời gian của chúng ta dường như bị trì hoãn bởi sự phát triển của công nghệ. Kết quả là, chúng ta bị phân tán bởi những công việc khác nhau và điều này dẫn đến việc mất tập trung.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?

Thay vì tập trung vào việc sử dụng các tiện ích công nghệ, bạn hãy dành thời gian nhiều hơn để giao tiếp với mọi người xung quanh. Hãy tập trung vào cuộc trò chuyện và tắt hết tất cả các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng, máy nghe nhạc,...). 

2. Huỷ hoại các giác quan của con người

Hãy tưởng tượng những tia sáng xanh phát ra từ điện thoại di động trong bóng tối sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mắt của bạn. Hơn nữa, việc sử dụng các thiết bị điện tử quá mức sẽ làm suy yếu khả năng ghi nhớ của bạn. 

Trước đây, bạn có thể dễ dàng ghi nhớ số điện thoại di động, địa chỉ, các cuộc hẹn,... Ngày nay, các ứng dụng dành cho thiết bị di động đã làm mất đi khả năng ghi nhớ của bộ não, do đó làm cho não của bạn bị “đóng băng”. 

Một loạt các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các tiện ích của công nghệ làm bạn mất giấc ngủ, phá hủy tầm nhìn của con người cũng như làm chậm chức năng não.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?

Thiết lập thời gian nghỉ ngơi hợp lý và thực hiện theo nó một cách nghiêm túc. Ngắt kết nối của tất cả các thiết bị công nghệ ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Khi thức dậy, bạn phải luôn đảm bảo rằng điện thoại di động không là ưu tiên hàng đầu. Thay vào đó, tập thể dục và thiền là những hoạt động nên làm trước khi bạn bắt đầu ngày mới. 

Ngoài ra, bạn đừng bỏ quên công việc, các ghi chú và những dữ liệu quan trọng trong điện thoại. Hãy nhớ rõ chúng để não bạn luôn được hoạt động linh hoạt. Bên cạnh đó, bạn có thể chơi các trò chơi về trí tuệ như câu đố, sudoku, cờ vua,... để kích thích và rèn luyện trí não. 

3. Lười vận động

Bạn có bao giờ ở yên một chỗ trong khoảng thời gian dài mà không có vận động gì hay chưa?

Một số người đã trở thành những kẻ lười nhát chỉ vì công nghệ. Bởi vì mọi hoạt động như làm việc, mua sắm, giao tiếp, kết nối xã hội đều được thực hiện qua Internet. 

Một nghiên cứu sinh lý học tại Đại học Tel Aviv , được công bố trên Tạp chí Sinh lý học Hoa Kỳ, cho biết lối sống thụ động này dẫn tới việc tích tụ nhiều tế bào mỡ cũng như làm tăng nguy cơ béo phì.

Theo nghiên cứu, những nguy hiểm từ việc ít vận động thì không thể thay đổi bằng các bài tập thể dục hay bất cứ điều gì. Ngoài ra, những người đàn ông không có bất kỳ sự vận động nào trong 4 giờ hoặc nhiều hơn lại có nguy cơ tử vong cao hơn 50%.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?

Tập thể dục, tập thể dục và tập thể dục! Tập yoga, chạy bộ hoặc đạp xe. Hãy tập bất cứ điều gì bạn thích để làm tăng tốc độ lưu thông máu của bạn. Đừng suốt ngày ngồi yên một chỗ, nhìn chằm chằm vào tivi và đặt hàng qua mạng! 

Công nghệ chỉ tồn tại để giảm bớt căng thẳng, gánh nặng - chứ không phải để làm bạn trở thành một kẻ lười nhát!

4. Thiếu kiên nhẫn

Mỗi sự phát triển của công nghệ dường như đều liên quan với tốc độ - từ 2G, 3G đến 4G và vẫn còn đang tiến triển; tất cả chúng ta đều yêu thích tốc độ. 

Do đó, con người có xu hướng áp dụng tốc độ cho mọi khía cạnh khác của cuộc sống. Thống kê từ Internet và kinh doanh mới nhất cho thấy 40% người sẽ từ bỏ trang web không thể tải dưới 3 giây.

Tốc độ là cần thiết để hoàn thành nhiều nhiệm vụ. Tuy nhiên, tốc độ bao nhiêu là cần thiết để hoàn thiện những nhiệm vụ đó? 

Rất nhiều vụ tai nạn xảy ra hàng ngày, rất nhiều công việc được thực hiện kém, và rất nhiều cá nhân từ bỏ nhiệm vụ sau khi tính toán thời gian để hoàn thành. Sự kiên nhẫn của chúng ta nằm ở đâu? 

Tốc độ là rất quan trọng. Tuy nhiên, sự vội vã quá mức chỉ làm mọi thứ thêm rắc rối. 

Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?

Cho dù bộ phim, bài báo, cuốn sách hay một chương trình nào đó gây cho bạn sự nhàm chán, hãy cố gắng xem nó đến cùng và ghi lại từng phần của nó. Điều này đóng một hoặc hai vai trò trong việc thúc đẩy và rèn luyện tính kiên nhẫn cho bạn.

KẾT

Qua bài viết này, bạn có thể nhìn thấy rõ ràng rằng mọi lợi thế thường đi kèm với một bất lợi. Tuy nhiên, mục tiêu chính của các sản phẩm từ công nghệ là giúp người tiêu dùng tận hưởng được nhiều tiện lợi và ít chịu thiệt thòi hơn.

Do đó, bạn buộc phải chú ý đến thời lượng khi sử dụng các thiết bị công nghệ trong cuộc sống hàng ngày và cố gắng càng nhiều càng tốt để giữ cho các “tác dụng phụ” được hạn chế ít nhất có thể.

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Xem tiếp

Chủ đề chính: #mặt_trái_của_công_nghệ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn