Form Your Soul Tải ebook mới nhất của mình Content Writing for Everyone tại đây nhé: https://bit.ly/37b1P4c

Công nghệ đang khuyến khích tất cả chúng ta trở nên ngu ngốc như thế nào?

Đăng 7 năm trước

Chúng ta trở nên phụ thuộc vào Internet để thu thập thông tin thay vì giải quyết vấn đề bằng việc nhìn lại bản thân mình. Mọi thứ từ tin tức, các quan điểm cho tới các vị trí đơn giản chỉ là tìm kiếm trên Google mà thôi.

Darwin Day là ngày mà cả thế giới kỷ niệm ngày sinh nhật của “cha đẻ” thuyết Tiến hóa Charles Darwin (12/02/1809) cũng như các đóng góp to lớn của ông trong việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học nói chung.

Trong một danh sách dài những ngày kỷ niệm được xem xét thì Darwin Day dường như là một ngày lễ lạ lùng. Tuy nhiên, xét từ góc độ là “cha đẻ” của thuyết tiến hóa thì ông đã mang đến cho chúng ta khá nhiều thứ để xem xét và thay đổi tất cả mọi thứ mà chúng ta hiểu về bản thân mình và thế giới ta đang sống.

Trong khi đây là một ngày ý nghĩa để nhìn lại, chộp lấy cuốn sách “Nguồn gốc của muôn loài” và say sưa với tất cả những gì mà Darwin đã cống hiến cho khoa học và lý trí thì bài viết này sẽ đưa ra một quan điểm khá trái ngược.

Thay vì đào sâu vào khám phá của Darwin về chọn lọc tự nhiên, tôi muốn đề cập đến sự ra đời của công nghệ hiện đại đã khiến chúng ta trở thành những kẻ ngốc như thế nào. Không phải ở góc độ “Darwin Awards “ (một giải thưởng không chính thức nhằm truy tặng những người Mỹ qua đời vì những nguyên nhâm mù quáng nhất) nhưng theo cách khó nhận biết hơn – và có thể tai hại hơn nhiều.

Internet mới chỉ tồn tại được khoảng 20 năm, tuy nhiên thật khó có thể tưởng tượng cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu vắng nó. Tôi sống ở nước ngoài nhưng có thể vẫn giữ liên lạc được với gia đình và bạn bè trên toàn cầu. Và trong một thế giới rộng lớn như hiện nay, Internet mang đến cho chúng ta khả năng truy cập nhanh chóng vào vô số thông tin mà những cách khác không thể làm được.

Chắc chắn rằng, không phải tôi đang nói về Internet như là một thứ gì đó quỷ quái nhưng sự phụ thuộc của chúng ta vào nó có một khía cạnh hết sức tai hại – biến những suy nghĩ của chúng ta trở thành một mớ lộn xộn, phân tán và hết sức nông cạn với những sự sao nhãng liên tục. 

Khoảng chú ý ngắn hạn (Attention span)

Bạn không thể đi trong một phút mà không kiểm tra tin nhắn hay xem thử có ai “like” dòng tweet (Twitter) mới nhất của bạn không. Ngay cả bản thân tôi cũng kiểm tra các tài khoản mạng xã hội của mình 4 lần trong khi viết bài này. Việc liên tục kết nối gần như đã trở thành một thói quen giống như hơi thở. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhớ nổi bằng cách nào mà mình đã trở nên như vậy. 

Triết gia Roma Seneca đã từng đề cập đến điều này như sau: “Có mặt ở tất cả mọi nơi nghĩa là chẳng có mặt ở nơi nào cả”.

Tuy nhiên, lỗi không phải của Internet mà lỗi nằm ở sự thèm muốn xao nhãng của riêng chúng ta.

Khi liên tục bị phân tán, lỡ đãng và gián đoạn, bộ não của chúng ta sẽ không thể tạo ra các kết nối thần kinh mà giúp chúng ta phân biệt và suy nghĩ một cách sâu sắc. 

Trong một thí nghiệm tại Đại học Stanford, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng những suy nghĩ của chúng ta sẽ mất sự gắn kết một khi sự sao nhãng tăng lên và làm nhiều việc cùng lúc. Kết quả, chúng ta có thể sẽ khó phân biệt được các thông tin quan trọng từ những mớ hỗn độn.

Những tin tức giả mạo

Hiếm khi bạn lướt web mà không bắt gặp những thông tin giả mạo. Tôi không thể nhớ khi nào thì điều này đã trở thành một thứ bình thường trong xã hội nhưng khi các tiêu đề clickbait (hành vi câu kéo người dùng click vào một link bài viết nào đó trên web hay các mạng xã hội) không còn mới mẻ và tỏa sáng nữa thì các nhà xuất bản đã phải viện đến các chiến thuật sáng tạo khác để tăng traffic. Kết hợp điều này với bất cứ ai và tất cả những ai có khả năng xuất bản và đăng bài online khác thì “các tin tức” trải qua nhiều chỉnh sửa và biên tập như vậy, rõ ràng bị sai lệch 100% không có gì lạ.

Mặc dù mọi người sẽ nhanh chóng đổ lỗi cho các nhà xuất bản nhưng có đến hàng triệu người không sẵn sàng cầm lấy một tờ báo hoặc tìm một nguồn đọc online đáng tin cậy, chứ chưa đề cập đến những người không thể nói ra sự khác biệt giữa Breitbart (một trang tin mang tư tưởng bảo thủ) và The Associated Press (một trong những hãng thông tấn xã lâu đời nhất của Mỹ).

Nếu không thể nói tên hai thượng nghị sị Mỹ hiện tại thì rất nhanh, bạn chẳng phải là một chuyên gia về các hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều tin vào hai thượng nghị sỹ ấy. Họ tin rằng quan điểm của họ chính là sự thật. Đây chỉ là những lời nói dối từ một phía và những thuyết âm mưu thường để giành lấy sự tín nhiệm. Thêm một chút thành kiến vào sự hỗn loạn này và bạn đã có một phương trình toán học hoàn hảo để giải thích tại sao những câu chuyện mới sai sự thật này lại thuyết phục đến vậy. Đó chính xác là lý do tại sao xác minh dữ kiện (Fast-checking) không còn hiệu quả nữa.

Theo Susan Glasser – cựu biên tập của tờ Politico, “ngay cả người không đáng tin nhất cũng không thể được xác thực bởi xác minh dữ kiện; càng nhiều tờ báo làm như vậy thì càng ít sự thật được cộng hưởng”.

Tuy nhiên, không chỉ có những tin tức sai lệch mới đang hủy hoại những người đọc nó.  Pizzagate* không đơn giản chỉ là một cái tên khôi hài cho một âm mưu giả mạo nhưng nó cũng thúc đẩy một tay súng đơn độc bước chân vào một nhà hàng với một thứ vũ khí hạng nặng.  

* Pizzagate: Ngày 24/10/2004, Arsenal khi đó đang đứng đầu bảng, phải gặp Manchester United trên sân Old Trafford. Chuỗi bất bại của họ đã lên tới con số 49, nhưng Chelsea của Mourinho đang áp sát. Và một thất bại trước kẻ thù không đội trời chung Man Utd sẽ là thảm họa. Bây giờ, khi nhắc lại, rất nhiều cổ động viên Arsenal vẫn cảm thấy tiếc nuối. Thậm chí còn có phần cay cú. Arsenal thua bởi một quả penalty không rõ ràng ở phút 72, và phần còn lại đã trở thành lịch sử.Sir Alex từng kể lại trong cuốn tự truyện của mình, khi ông và Wenger đang tranh cãi, “bỗng nhiên có một chiếc pizza bay thẳng vào mặt”.

Tư duy phản biện (Critical thinking)

Nhà thần kinh học đạt giải Nobel Eric Kandel đã viết rằng chỉ khi chúng ta dành sự chú ý sâu sắc vào thông tin thì chúng ta mới có thể kết nối nó “một cách có ý nghĩa và hệ thống với kiến thức đã tồn tại vững chắc trong trí nhớ”. Những kết nối đó cũng cần thiết để chinh phục các thuật ngữ phức tạp và tư duy phản biện.

Không may rằng, giờ đây chúng ta đang sống trong một thế giới nơi mà chúng ta không cần phải nghĩ để làm bất cứ thứ gì. Chúng ta trở nên phụ thuộc vào Internet để thu thập thông tin thay vì giải quyết vấn đề bằng việc nhìn lại bản thân mình. Mọi thứ từ tin tức, các quan điểm cho tới các vị trí đơn giản chỉ là tìm kiếm trên Google mà thôi. 

Vì các tiến bộ công nghệ và thuật toán mạng xã hội tiếp tục chỉ "trưng bày" những thứ mà nó nhận ra là chúng ta hứng thú nên chúng ta sẽ tiếp tục sống trong một "buồng cách ly" của các quan điểm và những người mà nghĩ y hệt như chúng ta.

Lúc này, nhiệm vụ của tất cả chúng ta trong xã hội đó là giữ cho bản thân mình luôn tỉnh táo, hiểu biết và không phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ.


Theo The Next Web

Chủ đề chính: #công_nghệ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn