Nguyễn Hà Châu Anh

Critical thinking là gì? Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả nhất?

Đăng 4 năm trước

Tư duy phản biện là gì? Vai trò của tư duy phản biện có liên quan đến việc đưa ra quyết định hay không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này và học kỹ năng rèn luyện tư duy phản biện trong đời sống hằng ngày cũng như trong công việc !

Mỗi ngày, chúng ta bị bao quanh bởi thông tin. Từ tờ báo buổi sáng đến tin tức trên phương tiện truyền thông và các cuộc nói chuyện trong suốt cả ngày. Đó là một lượng thông tin quá lớn.

Trong một số trường hợp, tin tức có nguy hiểm? Có chứ. Đó là những tin tức giả hoặc thông tin không chính xác, hoặc thông tin sai lệch nặng nề. Và nó tác động đến bạn. Nó tác động quyết định của bạn, những gì bạn mua và cách bạn cảm thấy như thế nào. Theo một nghĩa nào đó, thông tin chúng ta tiêu thụ đang góp phần ra lệnh cho toàn bộ cuộc sống của chúng ta.

Kết quả là, kỹ năng tư duy phản biện trở thành sự cứu rỗi của trong cuộc sống. Đó là một kỹ năng mà rất nhiều người thiếu thiếu sót trong cuộc sống của mình, tuy nhiên lại là một trong những kỹ năng quan trọng nhất.

Mục lục

1. Tư duy phản biện là gì?

2. Tầm quan trọng của tư duy phản biện

3. Ví dụ về kỹ năng tư duy phản biện

4. Cách phát triển và rèn luyện tư duy phản biện

5. Kết luận

1. Tư duy phản biện (Critical thinking) là gì?

Tư duy phản biện (Critical thinking) là khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin bạn tin vào hay những gì bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).

Người có trí nhớ tốt và biết nhiều thứ chưa chắc đã có tư duy phản biện tốt. Người có tư duy phản biện có thể suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó. 

Không nên nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích chỉ trích người khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và cách lập luận sai lầm, nhưng tư duy phản biện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp để đưa ra các cách lập luận đúng đắn và có tính xây dựng.

2. Tầm quan trọng của tư duy phản biện

Tư duy phản biện giúp ta hình thành một kỹ năng mà nhiều người thiếu ngày này. 

Tư duy phản biện chỉ đơn thuần là khả năng suy nghĩ và đưa ra bằng chứng cho ý tưởng của chúng ta.

Vậy điều này khác với cách chúng ta thường nghĩ như thế nào? Hầu hết chúng ta có xu hướng hấp dẫn đối với lý luận cá nhân của mình. Chúng ta bám vào thông tin và ý tưởng một cách tự nhiên mà không kiểm tra chúng. Và tất nhiên, chúng ta phát triển thành kiến, đẩy lùi các ý tưởng khác và chỉ chấp nhận các ý tưởng và ý kiến ​​có niềm tin giống mình.

Để thấy được điều đó, hãy xem xét một CEO - Anh ấy rất tự tin vào bản thân và tin rằng anh ấy là người dẫn đầu thị trường của một công ty. Nhưng cuối cùng, anh đã mất một trong những khách hàng lớn nhất.. 

Tại sao lại như vậy? Bởi vì CEO chắc chắn rằng khách hàng của anh ta sẽ không rời đi và việc rời đi đó sẽ rất tốn kém. Anh ấy đã không xem xét khả năng họ có thể hủy hợp đồng.

Một hướng khác để chúng ta cân nhắc về tư duy phản biện đó là nó mang đến phương pháp tư duy tự định hướng, tự giám sát, tự kỷ luật và tự sửa chữa.

Lý do mà tư duy phản biện không thể thiếu trong quá trình nhận thức, tư duy và phân tích:

- Một kỹ năng phổ quát - kỹ năng tư duy phản biện luôn có ích đối với bất kể nghề nghiệp nào. Đúng là, một số công việc cần tư duy phản biện hơn nhưng luôn có những tình huống buộc ta phải sử dụng kỹ năng này ở bất cứ đâu. Đó cũng là lí do nhiều người coi trọng tài năng này ở bất kể lĩnh vực nào. 

- Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và thuyết trình - Tư duy phản biện ảnh hưởng đến cách chúng ta nói và trình bày ý tưởng của mình.

- Thúc đẩy sự sáng tạo - Tư duy phản biển thường đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ sáng tạo. Việc tìm ra ý tưởng hoặc trình bày một ý tưởng phải thông qua một quá trình sáng tạo. 

- Cải thiện tư duy tự phản ánh - Nếu tư duy phê phán đòi hỏi sự tự điều chỉnh,ở mức độ nào đó nó vẫn bao gồm cả tư duy tự phản ánh. Bạn không thể trình bày ý tưởng bằng tư duy phản biện trừ khi dành ra chút thời gian để tự phản biện và kiểm tra lại ý tưởng.

- Giải quyết các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn - Tư duy phản biện cho phép chúng ta xem xét các tình huống và phân tích chúng theo những cách khác nhau, giúp xác định các vấn đề trước khi chúng trở thành những vấn đề lớn hơn.

3. Ví dụ về kỹ năng tư duy phản biện

Như đã nói ở trên, kỹ năng tư duy phản biển không bị giới hạn trong các nghề nghiệp hoặc tình huống nào cụ thể. Trong công việc, điều này được chứng minh bằng một số ví dụ:

  • Người quản lý xem xét phản hồi của khách hàng và sử dụng thông tin đó để phục vụ cho các buổi đào tạo cho nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đại lý môi giới bất động sản xem xét nhà và khu vực xung quanh để tìm cách bán tốt nhất cho khách hàng của họ.
  • Nhà đầu tư chứng khoán theo dõi tin tức để xác định xem nên bán cổ phiếu của họ hay đầu tư vào một công ty nào đó.
  • Luật sư xem xét bằng chứng để đưa ra một chiến lược nhằm thắng kiện hoặc liệu vấn đề này có nên được giải quyết ngoài tòa án hay không.
  • Nhóm các y tá phân tích điều kiện y tế của bệnh nhân để xác định thứ tự mỗi bệnh nhân nên được điều trị.
  • Ngay cả bài tập cũng là một ví dụ điển hình cho tư duy phản biện. Nó cấu thành nền tảng của kỹ năng tư duy phê phán.

Bây giờ, hãy nghĩ về một sự việc, ý kiến hoặc điều mà người nào đó nói với bạn gần đây. Cụ thể hãy phân tích dựa vào các câu hỏi chi tiết sau:

  • Ai nói? (Ai đó bạn biết? Một người quản lý? Việc ai là người nói với bạn có quan trọng không)
  • Họ nói về điều gì? (Một sự thật hay một ý kiến? Họ đã trình bày đầy đủ thông tin hay bỏ quên một ý nào đó?)
  • Họ đã nói ở đâu? (Nơi công cộng hay chỗ riêng tư?)
  • Họ nói điều đó khi nào? (Thời điểm nói quan trọng không? Có được nói trước, trong hoặc sau một sự kiện quan trọng không?)
  • Tại sao họ nói như vậy? (Họ đã giải thích ý kiến ​​của họ chưa? Với mục đích mang đến sự có lợi hoặc bất lợi cho ai?)
  • Họ đã nói như thế nào? (Nhớ lại giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của họ. Họ vui, thờ ơ hay buồn? Bạn có hiểu hết những gì họ nói không?

Bài tập này đơn giản nhưng làm rõ thêm khái niệm về tư duy phản biện, tư duy này có thể được áp dụng ở mọi tình huống dù chỉ là một cuộc hội thoại nhỏ.

4. Cách phát triển và rèn luyện tư duy phản biện

Bất cứ ai cũng có thể phát triển kỹ năng tư duy phản biện, câu hỏi lớn là phát triền và rèn luyện nó như thế nào để trở thành một "phản xạ". Đặt câu hỏi cho bản thân là một khởi đầu tốt và đảm bảo bạn đào sâu được bản chất của vấn đề, tuy nhiên, hãy xem xét các kỹ thuật dưới đây.

  1. Đặt câu hỏi 

Các câu hỏi được đề cập ở trên khá ngắn gọn, nhưng bạn có thể đi sâu hơn. Nhưng trước khi hỏi, hãy nhớ, đừng xem tất cả những gì bạn đọc hoặc nghe thấy đều hoàn toàn là sự thật.

Điều này bỏ qua thiên kiến và thiên vị sang một bên, giúp bạn hỏi những câu hỏi quan trọng như: 

  • Vấn đề gì? 
  • Tất cả các giải pháp cho vấn đề này? 
  • Những lợi thế và bất lợi?

Bằng cách đặt sang một bên những thành kiến ​​và hỏi những câu hỏi có ý nghĩa, bạn sẽ cảm thấy tự tin về quyết định của mình.


     2. Nhìn vào động cơ

Thông tin và các cuộc hội thoại luôn có một động cơ nhất định. Rốt cuộc, mọi người đều mong muốn thiết lập điều gì đó để đạt được mục đích. Không phải ai cũng nói thẳng thừng cho bạn biết mục đích cuối cùng của họ nhưng an toàn nhất là hãy có sẵn ý nghĩ về động cơ nào đó mà bạn có thể phân tích rồi phỏng đoán. Tư duy phản biện đang được bạn áp dụng bằng cách suy luận ra các mục đích thẳm sâu của vấn đề/chủ thể nào đó.

Tuy nhiên hiểu được của người khác có thể khó khăn và có một số cạm bẫy vì động cơ thường có thể bị lẫn lộn với tính cách, hoặc được ngụy trang bởi cảm xúc. Vậy nên đánh giá, phân tích thông tin đa chiều lại càng cần thực hiện.


     3. Thực hiện nghiên cứu 

Kỹ năng tư duy phản biện đòi hỏi thông tin để đánh giá. Trong khi thông tin tràn ngập xung quanh, thì nó cũng là công cụ tốt nhất để tận dụng. Thông tin trở nên vô cùng hữu hiệu khi bạn muốn cân nhắc và đưa ra quyết định của riêng mình. 

Hãy nghiên cứu khi bạn có một vấn đề bạn cần giải quyết hoặc cần đưa ra quyết định. Google về chủ đề này, và đọc sách liên quan. Làm như vậy cho đến khi bạn nắm bắt và hiểu được để chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.


       4. Không bao giờ tự cho mình là đúng

Tất cả chúng ta đều nghĩ rằng mình lúc nào cũng đúng. Theo tự nhiên, chúng ta tự cho mình một quyền được thiên vị bản thân. Cảm giác mình luôn đúng, tuy có thể giúp chúng ta tự tin nhưng cũng khiến chúng ta đi sai đường.

Tư duy phản biện đòi hỏi sự tự kiểm điểm và tự kiểm soát, và đôi khi, chúng ta phải chấp nhận rằng có gì đó sai sai. Suy nghĩ theo cách này cho phép chúng ta tiếp nhận các quan điểm khác, phát triển sự đồng cảm và hiểu biết với ý kiến không giống mình.

        5. Đơn giản hóa

Có một giả thuyết cho rằng lời giải thích đơn giản nhất có khả năng là giả thuyết phù hợp nhất. Và cũng là lời giải thích rõ ràng nhất. Lời giải thích rõ ràng này được cho là sự thật cho đến khi nó chứng minh là sai.

.

5. Kết luận

Tóm lại, để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện hiệu quả, đơn giản là bạn cần đặt ra các câu hỏi phù hợp và suy nghĩ đa chiều để trả lời. Đây là một quá trình sâu sắc đòi hỏi nỗ lực trong tư duy. Bạn cần phát triển các kỹ năng sâu sắc hơn và gạt sang một bên những suy nghĩ và ý kiến ​​của riêng mình.

Tuy nhiên, bằng cách này, bạn đang mở ra cánh cửa cho sự phát triển và hoàn thiện bản thân. Rốt cuộc, rất nhiều người đang tìm kiếm những người có thể "nghĩ thay" cho họ bằng những cách sáng tạo và quan trọng hơn, ví dụ như nhân sự phát triển sản phẩm và đưa ra chiến lược cạnh tranh cho công ty.

Nguyễn Hà Châu Anh

Theo Lifehack

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn