Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Cứ trì hoãn nếu đời cho phép!

Đăng 5 năm trước

Có người vẫn “bình chân như vại” dù biết ngày mai là Dead Line. Và thế là bạn vác chân lên cổ như một chú thỏ bắt đầu chạy nước rút bằng một đêm thức trắng theo cái kiểu nước đến chân mới nhảy. Có người may mắn sẽ qua được nhưng nếu thần may mắn không mỉm cười bạn sẽ thất bại. Dần dà nó sẽ ăn sâu vào tâm trí và trở thành người bạn đồng hành không mong muốn. Có một điều nghịch lý là bạn có thể coi film hoặc chơi game suốt cả ngày nhưng thật khó khăn để bắt đầu vào việc.

Thiên tài của sự trì hoãn

Ngày 3-11-1787, Mozart vẫn đi uống rượu với bạn bè tại Prague dù biết rằng ngày hôm sau ông phải ra mắt vở Opera mới nhất của mình, tuyệt tác Don Giovanni nổi tiếng toàn cầu cho đến ngày hôm nay. Chỉ có một vấn đề là đến tận hôm ấy ông vẫn chưa viết được đoạn mở đầu (Introduction). 

Quả thật, thiên tài âm nhạc thế giới Mozart cũng là bậc thầy về sự trì hoãn.Theo một tài liệu được xuất bản vào năm 1845, những người bạn phải thuyết phục Mozart rằng ông ta không thể chần chừ thêm nữa, và đến nửa đêm ông mới chịu trở về nhà. Ông ta thơ thẩn cả đêm đến nỗi người vợ phải đấm để đưa ông tỉnh táo trở lại. Cuối cùng ông cũng hoàn thành được phần nhạc Mở Đầu tuy nhiên buổi biểu diễn phải hoãn lại vì không đủ thời gian để sao chép đoạn nhạc và không kịp cho dàn nhạc tập luyện. Thật tai hại! 

Và bạn có thể rơi vào trạng thái giống như Mozart khi bạn dám can đảm gác lại những nhiệm vụ khẩn cấp chỉ để miệt mài, chăm chú vào những trang mạng xã hội hoặc những thú tiêu khiển khác. Đó chính là bạn đang mắc chứng ảo tưởng về sức mạnh và năng suất làm việc của mình, và rằng bạn nghĩ là mình sẽ hoàn thành công việc chỉ trong khoảng thời gian ngắn. 

Trì hoãn được định nghĩa là khi bạn gặp một vấn đề cần giải quyết và bạn hoàn toàn có khả năng để làm điều đó nhưng bạn lại không muốn thực hiện.Thói quen hay hội chứng tâm lý 

Nếu nói về những nhân vật để nước đến chân mới nhảy thì họ luôn tỏ ra tự hào vì thói quen này và tự cho rằng mình có tài năng. Thậm chí còn có cả một “Tuần lễ chần chừ cấp quốc gia” được tổ chức nhằm vinh danh thói quen này, không biết là cổ súy hay đang mỉa mai một cách thâm thúy.

 Một nghiên cứu vào năm 2013, cho thấy những người mắc thói quen này có xu hướng đối mặt với mức lương thấp, thời gian được làm việc ngắn hơn và thất nghiệp hoặc rất khó tìm được việc làm. 

Và một điều mà tất cả chúng ta đều nhận thấy là khi làm việc gấp rút do tính trì hoãn của mình bạn sẽ dễ rơi vào một trạng thái căng thẳng tổng thể và thậm chí, thói quen này có thể khiến bạn mắc bệnh. Một thói quen có thể hủy hoại cuộc sống của bạn một cách ngớ ngẩn.

Phương pháp Enter ‘unscheduling’

Một phương pháp trị liệu đảo ngược khá độc đáo giúp những người có thói quen trì hoãn kinh niên đưa cuộc sống của họ trở lại đúng hướng. Giống như hầu hết các phương pháp lập kế hoạch về thời gian làm việc, kỹ thuật này bao gồm việc tạo một lịch trình hàng tuần để hoãn các nhiệm vụ cụ thể trong những khoảng thời gian nhất định. 

Vấn đề khó khăn là thay vì lập ra một kế hoạch cho công việc cần làm thì bạn phải làm ngược lại, lên lịch cho những việc bạn muốn làm. Chẳng hạn như gặp gỡ bạn bè, những thú vui tiêu khiển hoặc đơn giản là giấc ngủ nướng. Điều quan trọng là bạn không lên lịch bất cứ kế hoạch nào của công việc. Nghe có vẻ thật hoang đường nhưng hãy cùng xem tác dụng của nó. 

Phương pháp này được phát minh bởi nhà tâm lý học Neil Fiore, tác giả sách The Now Habit, xuất bản năm 1988. Nó đã được xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông và được các nhà trị liệu tâm lý sử dụng như một phương pháp chính thống.Fiore lần đầu tiên quan tâm đến những nguy cơ của việc trì hoãn khi ông đang làm việc tại Đại học California ở Berkeley với những hình ảnh thực tế từ các sinh viên của ông. 

Sau đó ông đã phát triển thêm một số kỹ thuật để làm việc hiệu quả hơn và quản lý thời gian tối ưu chỉ để tìm cách viết luận án tiến sỹ chỉ trong một năm. Vì vậy, ông bắt đầu lập một nhóm để hỗ trợ những người đang vật lộn với luận văn của họ.Trong những tháng tiếp theo. Fiore nhận thất một điều đáng ngạc nhiên là có một số người đã hoàn thành luận văn chỉ trong một đến hai năm trái ngược với khoảng thời gian dự tính là 13 năm. Và họ là những người rất bận rộn trong cuộc sống, có rất nhiều mối quan hệ, sự kiện xã hội, làm việc 40 giờ mỗi tuần. Ấy vậy có những đủ thời gian để đi trượt tuyết vào cuối tuần. 

Trái lại, có những người lôi bài viết ra với một tâm trạng đau khổ, chán chường. Cuộc sống của họ chỉ toàn những lời than vãn về những việc “phải” làm, “phải” hoàn thành.Phương pháp The unschedule đề xuất một cách nhìn mới về cuộc sống của bạn. Thay vì bạn quản trị cuộc đời mình với những thứ kinh khủng như nhiệm vụ đáng sợ đến bất khả thi, trút nỗi buồn vào những trang nhật kí tự sự dài đằng đẵng, những cuộc họp buồn tẻ, chán ngắt khi một tuần mới bắt đầu, hãy tạm quên nó. Đây là vấn đề về kiểm soát tâm lý, ý nghĩ của bạn.  

Thay vì hủy buổi trưa và hoãn các buổi tập thể dục để cống hiến hết mình cho một dự án cụ thể, bạn có thể đưa nó vào cuộc sống mà bạn muốn hướng tới. Tuy nhiên, bạn  cần đưa ra những thú vui giải trí cùng những lời cam kết thực hiện công việc trước mắt đễ rõ ràng chính xác là bạn còn bao nhiêu thời gian cho công việc. Sau đó, việc bạn cần làm là bắt đầu. 

Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân của thói quen chần chừ. Tại sao bạn có thể lưỡng lự hàng giờ liền với những danh mục công việc trôi qua trong ý nghĩ, cuối cùng bạn sẽ chẳng làm gì ? 

Jane Burka, một nhà tâm lý học được cấp phép có trụ sở tại Oakland, California, là đồng tác giả cùng với nhà tâm lý học Lenora Yuen của cuốn sách Procrastination: tại sao bạn làm điều đó, phải làm gì với nó bây giờ ? 

Họ gặp nhau khi họ đang làm việc tại Trung tâm Tư vấn Sinh viên tại Đại học California ở Berkeley và cũng như Fiore  lần đầu tiên quan tâm đến sự trì hoãn sau khi giúp sinh viên tránh điều đó. Những người mà họ đang giúp đỡ vì cả hai đều phải vật lộn để hoàn thành luận án tiến sĩ.  

Trong quá trình làm việc, các nhà tâm lý học nhận thấy rằng những người trì hoãn có xu hướng nhiều điểm chung, từ liên quan đến thời gian một cách mơ hồ và không thực tế đển nuông chiều kẻ thù của năng suất, sự cầu toàn. 

Nhưng cô cũng nhận thấy rằng thói quen trì hoãn các nhiệm vụ quan trọng có thể có nguồn gốc tâm lý sâu sắc hơn. Chần chừ bị hiểu lầm là một vấn đề đơn giản về quản lý thời gian kém hoặc lười biếng.Burka nhận ra rằng, những người có thói quen trì hoãn là những người có xu hướng tự trọng thấp nhất. Bạn có thể nhưng bạn không muốn nỗ lực hết mình trong một thời gian quá lâu. 

Và bạn tự trấn an rằng kết quả không thực sự tốt dù bạn đã nỗ lực tốt nhất. Đồng thời, việc xoay sở vào những phút cuối có thể làm bạn phấn khởi vì bạn nghĩ mình sẽ thành công từ những điều không thể. Một cách để bạn thách thức bản thân.Một khi bạn đã lên kế hoạch hàng tuần, một đích là để tránh đe dọa bản thân với những kế hoạch khổng lồ, những nhiệm vụ đáng sợ cần hoàn thành. Thay vào đó, bạn được yêu cầu bắt đầu bắt cách tập trung vào nhiệm vụ nào trong tầm tay chỉ với 15 phút. Bất kỳ ai cũng có thể cam kết với khoảng thời gian đó. 

Thay vì nhắm đến khối lượng công việc và cách hoàn thành nó điều này tránh sự lo lắng cho một số người về mục tiêu của họ. Và củng cố ý tưởng rằng sự tiến bộ với họ sẽ xảy ra từng chút một chứ không phải bằng một sự phi thường như dũng sĩ Hercules. 

Fiore đã đưa ra ý tưởng cho quy tắc 15 phút trong khi ông đang giúp đỡ những người mắc chứng ám ảnh. Tôi đã coi sự trì hoãn là một nỗi ám ảnh, một nỗi ám ảnh về công việc của bạn, anh nói.  

Bất cứ điều gì bạn xác định là đe dọa hoặc nguy hiểm, bạn có xu hướng tránh. Để khắc phục điều đó, chúng tôi phải đối mặt với nó trong một vài phần nhỏ. Hay nói cách khác là chúng ta chia nhỏ các vấn đề ra để giải quyết.

Trì hoãn là một hội chứng tâm thần ?

Đã có một số ý kiến cho rằng thói quen trì hoãn là một vấn đề về sức khỏe tâm thần.  Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đi lang thang có nhiều khả năng bị trầm cảm và lo lắng , trong khi một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những sinh viên mắc chứng vô cảm liên quan đến ADHD có nhiều khả năng trì hoãn. 

Cuối cùng Fiore kêu gọi bạn nên thay đổi cách mà bạn mô tả công việc của mình. Thay vì nói “Tôi phải…” thì nên chọn một cách suy nghĩ về các nan đề nhẹ nhàng hơn. Điều này sẽ điều chỉnh công việc của bạn thành một điều gì đó tích cực và làm tan biến cuộc chiến nội bộ mà bạn có thể gặp phải giữa việc muốn nằm dài trên ghế sofa và cảm thấy bạn cần phải làm việc. 

Bạn hãy tiếp cận công việc chỉ 15 phút, sau đó tiếp tục cuộc rong chơi của bạn một chút rồi quay lại tiếp tục chỉ 15 phút… Mọi thứ giản đơn hơn bạn tưởng tượng. Chẳng qua, bạn quá quan trọng hóa mọi vấn đề nên nó rối tung. Hãy cứ trì hoãn nếu cuộc đời cho phép.

                                              Hồ Hoàng Anh lược dịch từ BBC.com

Chủ đề chính: #trì_hoãn

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn