Ngọc Yến

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - GÁNH NẶNG SỨC KHỎE CHO TOÀN THẾ GIỚI

Đăng 5 năm trước

Không còn giới hạn ở các nước giàu có, đái tháo đường (tiểu đường) đã trở thành căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Đặc biệt vài thập niên trở lại đây, số người mắc bệnh đái tháo đường ở các quốc gia có thu nhập trung bình tăng lên rõ rệt, trong đó Việt Nam thuộc nhóm có tỷ lệ tăng nhanh nhất. Đã đến lúc bạn và người thân cần cảnh giác với căn bệnh mãn tính này.

Theo thống kê năm 2014 từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh đái tháo đường (tiểu đường) đang ảnh hưởng đến 422 triệu người trên toàn cầu. Nếu không có sự tăng cường nhận thức và can thiệp kịp thời, đái tháo đường sẽ trở thành một trong bảy nguyên nhân hàng đầu gây chết người vào năm 2030. 

Sự gia tăng đáng lo ngại của bệnh đái tháo đường phản ánh tình trạng béo phì, lười vận động, không tuân thủ chế độ dinh dưỡng ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, chỉ cần quyết tâm thay đổi và sự hỗ trợ từ cộng đồng, người bệnh vẫn có thể kiểm soát và tận hưởng cuộc sống với bệnh đái tháo đường ngay từ ngày đầu tiên.

Những triệu chứng đầu tiên của bệnh đái tháo đường (đái đường, tiểu đường) là khát nước nhiều và đái nhiều. Bệnh này xảy ra khi tuyến tụy (tụy tạng là một tuyến  thuộc bộ máy tiêu hóa dài chừng 15cm, nằm ở thành bụng sau giữa đoạn cong tá tràng và cuống lách) không sản xuất được insulin, một hocmôn  làm điều hòa hàm lượng đường trong máu, với lượng cần thiết.

Có 2 loại đái tháo đường chính:   

1. Đái tháo đường phụ thuộc Insulin (típ 1)

Là thể nặng hơn, thường xuất hiện ở lứa tuổi dưới 35, nhiều nhất là ở lứa tuổi giữa 10 và 16. Bệnh phát triển nhanh, các tế bào tiết insulin trong tuyến tụy bị hủy hoại, nên không sản xuất được insulin. Cần phải tiêm bù insulin thường xuyên.

2. Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (típ 2)

Thường khởi phát và diễn tiến chậm, chủ yếu gặp ở người trên 40 tuổi. Ở người bệnh này, insulin vẫn được sản xuất nhưng không đủ cho nhu cầu của cơ thể, nhất là khi bệnh nhân quá béo.

Trong một số trường hợp, đái tháo đường có thể tạo ra những biến chứng như đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, bệnh đục thủy tinh thể, các vấn đề về thận. Nhưng phần lớn người bệnh đái tháo đường sống hầu như là bình thường với bệnh tật và có thể kiểm soát được, dù bệnh không thể chữa khỏi.

Người ta cũng không biết một cách chính xác các lý do gây ra sự thiếu hụt insulin.

Có những thầy thuốc cho rằng bệnh đái tháo đường là một bệnh di truyền, nhưng một số khác lại cho rằng bệnh này có thể quy cho sự nhiễm khuẩn.

Cũng cần lưu ý là bệnh đái tháo đường là một bệnh nặng cần có sự theo dõi của bác sĩ, nhất là trong trường hợp của trẻ em. Khi có các triệu chứng đã xuất hiện hoặc có thể xuất hiện thì nên tham vấn thầy thuốc chuyên môn để có cách điều trị có hiệu quả.

Các cách điều trị

1. Liệu pháp thiên nhiên

Là liệu pháp được áp dụng nhiều và các thầy thuốc cho rằng một chế độ ăn nhiều chất xơ, nhiều rau xanh, trái cây và đậu trắng sẽ làm giảm nhu cầu về insulin đối với cơ thể và làm giảm hàm lượng chất béo trong máu, làm giảm các nguy cơ của rối loạn tim mà người bệnh đái tháo đường thường phải trải qua.

Theo ý kiến của một số thầy thuốc, các biến chứng kèm theo bệnh đái tháo đường có thể tránh được khi ta dùng một số nguyên tố vi lượng và vitamin như vitamin C (1g), vitamin E (200UI), chrome (200μg), mangan (4mg), và kẽm (15mg).

Các thầy thuốc ở nước ta cũng lưu ý là việc chữa bệnh đái tháo đường về lâu dài cần phối hợp với việc cải thiện lối sống: năng vận động và ăn nhiều thực phẩm tự nhiên có nhiều chất xơ, hạn chế đồ ngọt và thực phẩm chế biến nhiều chất béo.

2, Liệu pháp hương liệu

Một loại dầu thoa cơ thể được chế bằng một loại dầu thực vật pha thêm 6 - 8 giọt các loại dầu như long não, bạch đàn, phong lữ, chanh... có khả năng điều hòa sự tiết của tuyến tụy.

3. Liệu pháp vi lượng đồng cân

Là cách làm giàu các đề kháng tự nhiên của cơ thể. Các thầy thuốc dùng biện pháp này sẽ chọn lựa dựa vào các triệu chứng ở mỗi người bệnh.

Người ta khuyên dùng Phosphoric acid nếu các triệu chứng tăng lên bởi sự mệt mỏi; dùng Silica nếu chân người bệnh bị lạnh và hơi ẩm; dùng Uranium nitricum khi có các rối loạn tiêu hóa và suy nhược cơ thể; dùng Argentum nitrium khi người bệnh cảm thấy suy giảm thể lực.

4. Liệu pháp thực vật

Ngoài chế độ ăn nghiêm ngặt và giàu chất xơ, các thầy thuốc khuyến khích sử dụng tỏi sống có khả năng đóng góp vào việc giảm sự tăng glucose huyết trong mỗi bữa ăn.

Ở phương Tây người ta còn sử dụng nhiều loại cây cỏ có ích cho việc điều trị như dùng Ngưu bàng để giúp thận hoạt động bình thường. Long đởm giúp kích thích tuyến tụy và dùng Vân hương để làm giảm hàm lượng đường trong máu.

Ở nước ta và các nước phương Đông có nhiều loài cây có thể góp phần điều trị bệnh đái tháo đường làm hạn chế sự tiến triển của bệnh tật, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe: bèo tấm tía, cam thảo đất, cần tây, chè đắng...


Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn