Soraphie

Đây là cái cách người khác đánh giá bạn dựa trên khuôn mặt của bạn

Đăng 6 năm trước

Khi nhìn thấy bạn, người ta thường bắt đầu đánh giá bạn dựa trên khuôn mặt của bạn. Hãy cùng tìm hiểu xem cách người ta đánh giá bạn như thế nào, và việc đánh giá như vậy có đúng hay không nhé!

Các nhà khoa học đã xác định được vô số cách mà người ta thường dùng để đánh giá một người dựa trên vẻ bề ngoài của người đó, ngay cả khi cách nhìn nhận đó trong thực tế chẳng có căn cứ gì hết.

Giáo sư tâm lý Alexander Todorov của trường Đại học Princeton nói rằng khi gặp một người, chúng ta thường ngay lập tức định hình nên những ấn tượng về người đó. Ông cũng đã tiến hành thí nghiệm và dùng máy tính mô phỏng lại những khuôn mặt tương ứng với các mẫu tính cách như thu hút, đáng tin cậy, có năng lực...

Ông cảnh báo rằng những ấn tượng đó vô cùng thiếu chính xác. Mọi người thường đánh giá sai lệch đi rất nhiều bởi các yếu tố như hiệu ứng lan tỏa, xảy ra khi chúng ta cho rằng một đặc điểm tính cách tích cực sẽ kéo theo những điều tốt đẹp khác, và sự rập khuôn, xảy ra khi chúng ta quy chụp tính cách người khác dựa trên vẻ bề ngoài của họ.

Từ nghiên cứu của Todorov và các nhà khoa học, chúng ta có các khám phá nổi bật sau.

- Những người được cho là thu hút hơn thì những tính cách tích cực khác của họ cũng được đánh giá cao hơn, họ được coi là có năng lực, thông minh, đáng tin cậy.

- Những người có khuôn mặt trẻ con bị cho là yếu đuối, ngây thơ, dễ bảo, thật thà, tốt bụng và nhiệt tình. Vẻ ngoài của người có khuôn mặt trẻ con có những đặc điểm bao gồm mắt to, mặt tròn, tỷ lệ giữa sọ với cằm lớn.

Phụ nữ thường có nhiều đặc điểm của khuôn mặt trẻ con hơn đàn ông.

- Những khuôn mặt trung lập thường giống nhau về các biểu hiện cảm xúc. Khuôn mặt giận giữ được cho là khó gần, đáng tin cậy, quyền lực, không thân thiện và nguy hiểm, trong khi khuôn mặt vui vẻ sẽ được coi có tính cách trái ngược với những tính cách này.

Mô hình thí nghiệm của Todorov đánh giá đặc điểm tính cách dựa trên mô phỏng khuôn mặt của các sinh viên Mỹ. Để tránh vướng phải những câu hỏi về chủng tộc, nghiên cứu chỉ sử dụng khuôn mặt da trắng.

Theo mô phỏng các mẫu khuôn mặt bên dưới thì người được cho là có năng lực gia tăng từ trái sang phải. Các đặc điểm khuôn mặt bao gồm da tối màu hơn, và nhìn cuốn hút.

Người được cho là có tính thích thống trị gia tăng từ trái sang phải, các đặc điểm khuôn mặt bao gồm da tối màu hơn và mang nhiều nét nam tính.

Người được cho là hướng ngoại gia tăng từ trái sang phải, có các đặc điểm khuôn mặt rộng hơn, giống như đang cười.

Người được cho là dễ gần gia tăng từ trái sang phải, có các đặc điểm nhìn cuốn hút và như đang cười.

Người được cho là mối đe dọa gia tăng từ trái sang phải, có các đặc điểm mang nhiều nét nam tính, giống như đang tức giận.

Người được cho là đáng tin cậy gia tăng từ trái sang phải, có các đặc điểm mang nhiều nét nữ tính và giống như đang cười.

Các nhà khoa học của trường Đại học Basel mô phỏng lại các mẫu khuôn mặt để trông nhạy cảm, hướng ngoại hơn bằng những hình ảnh dưới đây.

Một loại định kiến khác về khuôn mặt đó là khuôn mặt nhìn càng điển hình thì được coi là càng đáng tin cậy. Thành kiến này càng góp phần gia tăng sự phân biệt chủng tộc và tính bài ngoại.

Người ta cũng thường tỏ ra thiện cảm hơn với những khuôn mặt có nét giống mình. Các nhà khoa học đưa ra kết luận này sau khi làm thí nghiệm: cho người tham gia đánh giá độ đáng tin cậy của những khuôn mặt, và họ thay đổi mức độ giống của những khuôn mặt này với khuôn mặt của người tham gia thí nghiệm.

Một điều rắc rối nữa là người ta cũng đánh giá mức độ có tội và sự ăn năn hối lỗi dựa trên khuôn mặt. Người bị coi là có tội tăng từ trái sang phải ở hai hàng trên cùng, người được cho là biết hối lỗi thuộc hai hàng dưới. 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng định kiến về khuôn mặt ảnh hưởng lên cách chúng ta bầu cử, hẹn hò, thuê người làm, truy tố, buộc tội...

Định kiến về khuôn mặt không đúng ở chỗ nào?

Mặc dù khuôn mặt có thể cho ta biết một chút về hành vi của một người, nhưng Todorov cho rằng mọi người có xu hướng đưa ra cái nhìn sai lệch hoặc cường điệu hóa mọi thứ lên, trong khi họ nên tham khảo từ những nguồn thông tin khác.

Ngoài ra thì mối liên kết giữa hình thái khuôn mặt và hành vi có thể chỉ là kết quả của định kiến xã hội, khi mà người ta mong đợi người khác sẽ cư xử theo cách mà họ nghĩ. Và định kiến về khuôn mặt chỉ càng làm cho sự rập khuôn này càng nặng nề hơn.

---

Còn nhiều bài thú vị khác của mình tại đây, mời các bạn cùng đọc!

Chủ đề chính: #khuôn_mặt

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn