Yến Nhi

Để giao tiếp hiệu quả, cần lắm 2 chữ “LẮNG NGHE”

Đăng 6 năm trước

Đa số chúng ta đều chỉ tập trung đến làm sao cho bài nói, câu chuyện của mình thật thu hút (Nói cái gì, Slide thuyết trình 'trông' có 'bắt mắt'?, giọng nói có 'dễ nghe'?) Đây đều là những điều cần để ý, nhưng không phải tất cả...

“Làm thế nào để giao tiếp hiệu quả chốn công sở?” Đâu là điều đầu tiên bạn nghĩ bạn CẦN làm để đạt được điều này? Sự thật, dù câu trả lời không hoàn toàn giống nhau, nhưng đa số chúng ta đều chỉ tập trung đến làm sao cho bài nói, câu chuyện của mình thật thu hút (Nói cái gì, Slide thuyết trình "trông" có "bắt mắt"?, giọng nói có "dễ nghe"?) Đây đều là những điều cần để ý, nhưng không phải tất cả...

Bạn nên biết 1 điều, trước khi nói, chúng ta cần tập thói quen LẮNG NGHE. Và nếu bạn nói trước người khác, bạn càng phải đảm bảo sẽ có người sẵn sàng nghe câu chuyện của bạn. Trong bài viết sau đây mà tôi lược dịch từ bài chia sẻ của chuyên gia của Forbes, GỢI Ý cho bạn những BƯỚC QUAN TRỌNG để thực sự cải thiện khả năng lắng nghe cũng như khơi gợi được sự hào hứng từ khán giả của chính bạn.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LẮNG NGHE

Đầu tiên, chúng ta cần bàn đến TẠI SAO lắng nghe lại đóng vai trò quan trọng cực kì trong giao tiếp lẫn công việc và ngoài cuộc sống: Giúp bạn THẤU HIỂU người nghe. 

Thông điệp của bạn sẽ dễ dàng được điều chỉnh theo hướng hợp lý, phù hợp với nhu cầu của đám đông. Lắng nghe hiệu quả (Lắng nghe một cách chủ động - Active Listening) sẽ là cách tốt nhất để bạn có thể truyền tải thông điệp một cách trọn vẹn, gần gũi đến khán giả.

3 điều cần chú ý để việc lắng nghe hiệu quả:

"Toàn tâm toàn ý": Cất đi Điện thoại và cả những thông báo Email, chúng luôn khiến bạn phân tâm. Hãy thật sự tập trung vào những gì đang được trao đổi trong suốt cuộc hội thoại. Đặt câu hỏi, lắng nghe kĩ càng câu trả lời. Hãy là một người nghe có "tâm" và có "não"! 

Ghi chú: Đây là một bước không thể thiếu để việc lắng nghe thực sự mang lại hiệu quả. Ghi chú đúng lúc sẽ giúp bạn không bỏ sót mẩu thông tin quan trọng. Một bản ghi chép tổng quan những gì đã được trao đổi sẽ là nguồn thông tin vô cùng quý giá khi bạn cần hệ thống lại những gì đã học. 

Đặt câu hỏi, và sẵn sàng lắng nghe câu trả lời từ người khác, dù bạn muốn nghe hay không, là một phần rất quan trọng. Chuẩn bị trước vài mẩu câu hỏi cũng rất cần thiết. Nó sẽ giúp bạn có thể thoải mái lắng nghe câu trả lời mà không lo bận nghĩ về việc sẽ hỏi gì tiếp theo. 

Nguồn: Forbes

Chủ đề chính: #kỹ_năng_giao_tiếp

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn