Thoran

Đề Xuất Thị Trường - Sản Phẩm, Dịch Vụ Và Trải Nghiệm Là Gì?

Đăng 2 năm trước
Đề Xuất Thị Trường - Sản Phẩm, Dịch Vụ Và Trải Nghiệm Là Gì?

Chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm "nhu cầu, mong muốn và đòi hỏi (yêu cầu) của khách hàng" trong bài viết trước và dễ dàng nhận thấy rằng rõ ràng cần phải có một cái gì đó được ra đời để đáp ứng những nhu cầu này. Đó chính là các đề xuất thị trường. Vậy đề xuất thị trường là gì?

Marketing không chỉ là một nghệ thuật. Marketing là một bộ môn đầy logic và có tính hệ thống cực kỳ cao, và để đảm bảo có thể hiểu được hệ thống ấy một cách liền mạch nhất, bạn cần nắm bắt và hiểu rõ các khái niệm tiên quyết trước khi tìm hiểu tới những khái niệm phía sau. Khái niệm "đề xuất thị trường" không phải là ngoại lệ.

Trước khi tìm hiểu về đề xuất thị trường - sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm, bạn cần phải hiểu thế nào là nhu cầu, mong muốn và đòi hỏi (yêu cầu) của khách hàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu này.

Thế nào là nhu cầu, mong muốn và đòi hỏi (yêu cầu) của khách hàng?

Sau khi hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và đòi hỏi (yêu cầu) của khách hàng, chúng ta sẽ đặt ra một câu hỏi là: Cái gì sẽ giúp khách hàng thoả mãn những nhu cầu ấy?

Câu trả lời chính là...

Đề xuất thị trường - Sản phẩm, Dịch vụ và Trải nghiệm

Nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng được thoả mãn bằng các đề xuất thị trường (marketing offerings). Vậy đề xuất thị trường là gì?

Đề xuất thị trường là sự kết hợp của sản phẩm, dịch vụ, thông tin hoặc trải nghiệm được đưa ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của người tiêu dùng. Các đề xuất thị trường không có giới hạn đối với những sản phẩm vật lý hay sản phẩm hữu hình. Chúng cũng bao gồm cả những dịch vụ và các hoạt động hoặc lợi ích được áp dụng trong quá trình bán hàng, vốn là những yếu tố vô hình quan trọng và không dẫn đến quyền sở hữu bất cứ thứ hữu hình nào. Những ví dụ điển hình cho các dịch vụ vô hình này như các dịch vụ của ngân hàng, hàng không, khách sạn, thuế, sửa chữa nhà cửa,...

Rộng hơn, các đề xuất thị trường cũng có thể bao gồm các thực thể khác như cá nhân, địa điểm, tổ chức, thông tin ý tưởng. Ví dụ, chiến dịch "Pure Michigan" đã tiếp thị cho địa điểm Michigan với thông điệp hướng tới các khách du lịch trên toàn thế giới rằng nơi đây như là một điểm đến với "thiên nhiên hoang sơ và người dân thân thiện sẽ làm hồi sinh cảm xúc trong lòng bạn". Hay một ví dụ khác là chiến dịch "Reconnecting Kids with Nature" (Tái kết nối trẻ em với thiên nhiên) của U. S. Forest Services đề xuất ý tưởng khuyến khích những bạn trẻ sống ở đô thị đi khám phá trực tiếp thiên nhiên tươi đẹp. Trang web DiscoverTheForest.org của tổ chức này đã giúp trẻ em và các bậc phụ huynh chọn lựa địa điểm du lịch và hướng dẫn những điều họ nên làm trong chuyến đi đó.

Chứng thiển cận trong tiếp thị (Marketing myopia)

Nhiều người bán hàng đã sai lầm khi chú trọng tới các sản phẩm cụ thể mà họ đề xuất để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng hơn là các lợi ích và trải nghiệm mà sản phẩm mang lại. Điều này gọi là chứng thiển cận trong tiếp thị (marketing myopia). Khi mắc chứng thiển cận trong marketing, những người bán hàng sẽ chỉ chú trọng đến sản phẩm và các mong muốn hiện hữu mà đánh mất đi tầm nhìn về mong muốn ẩn sâu của khách hàng. Họ quên rằng sản phẩm chỉ là công cụ mà người tiêu dùng cần để giải quyết các vấn đề của họ. Nhà sản xuất máy mài mũi khoan có thể nghĩ rằng người tiêu dùng cần máy khoan nhưng những gì mà khách hàng thực sự có nhu cầu lại chỉ là một lỗ khoan là một ví dụ cho chứng thiển cận này.

Khách hàng sẽ có cùng nhu cầu nhưng họ luôn mong muốn một sản phẩm mới và những người bán hàng sẽ gặp rắc rối nếu việc phát triển sản phẩm mới để đáp ứng sự kỳ vọng này của khách hàng khiến họ tốn kém nhiều chi phí hơn. Điều nào tạo ra một cuộc cạnh tranh trên thị trường và thúc đẩy thị trường đi lên.

Trải nghiệm thương hiệu cho khách hàng

Các chuyên gia tiếp thị thông minh luôn xem xét kỹ lưỡng các thuộc tính của sản phẩm và dịch vụ mà họ đang bán. Bằng việc bố trí các dịch vụ và sản phẩm một cách có chủ ý, họ tạo ra các trải nghiệm thương hiệu vô cùng độc đáo cho khách hàng.

Ví dụ, bạn sẽ không chỉ xem cuộc đua NASCAR mà còn đắm chìm vào không khí hồ hởi của giải đấu. Tương tự, HP thừa nhận rằng máy tính cá nhân là một thứ gì đó hơn cả một cỗ máy bao gồm các chi tiết điện tử. Đó là trải nghiệm cá nhân của người sử dụng.

Máy tính cá nhân của bạn là bộ não lưu trữ dữ liệu. Nó là cuộc sống của bạn. Là chiến lược tạo sự ngạc nhiên, đề xuất gây sửng sốt, là phép tính gây kinh ngạc của bạn. Đó là tự truyện của bạn được viết bằng hàng nghìn chữ mỗi ngày.
Thông tin từ quảng cáo "The Computer Is Personal Again" và www.htr.com/united-states/personal_again/index.html.
Tìm hiểu thêm về Mô hình quy trình tiếp thị đơn giản - Khung xương của hoạt động tiếp thị hiện đại.

Chủ đề chính: #marketing

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn