Crknight nothing

Deepweb, Darknet, Surface - Sự Thực Hay Chỉ Là Những Câu Chuyện Ảo? (phần 1)

Đăng 5 năm trước

Deepweb - là nơi tập hợp những trang web 'chìm' nơi bạn không thể tìm được bằng các công cụ tìm kiếm đơn thuần như bing, google,...Nơi sản sinh ra các truyền thuyết, các câu chuyện đáng sợ kinh hoàng về một thế giới internet đầy cạm bẫy, cuốn hút và đen tối !

Chú ý:Bài viết này không hề có ý khuyến khích các bạn tìm hiểu về quá sâu trong thế giới mạng, hãy đọc để biết thôi.Tôi không chắc sẽ có ai tin mình nhưng những điều sắp tới đây là những trải nghiệm thực tế. Tin hay không tùy bạn.Bài viết chỉ mang tính khoa học, không khuyến khích đào sâu về cách vận hành hay cách thâm nhập DW.Sẽ có những hình ảnh tư liệu tham khảo có độ nhạy cảm cao nên mình sẽ khóa ảnh lại,xem hay không tùy mọi người.Bài viết lấy thêm thông tin từ nhiều nguồn cũng như ý kiến cá nhân nên có thể đúng hoặc sai. 

Giới thiệu chung:Nhìn vào bức ảnh trên chắc các bạn phần nào hình dung ra thế giới mạng của chúng ta biết tới hàng ngày còn nhỏ bé ra sao. Giống như trong văn học có một tác phẩm có đề cập tới lý thuyết " Tảng băng trôi" và ở đây giống hệt như vậy. Thực sự trong cuộc sống chúng ta chỉ có thể nhìn vào bề nổi của một sự việc, phần lớn nó được ẩn giấu sâu hơn cần sự kiên nhẫn lớn. Và không khó khăn gì mà thế giới ảo ngoài kia lại chỉ đơn thuần gói gọn trong youtube, facebook,...được. Thời điểm mới ra đời của mạng internet, mọi thứ là công khai được, chính phủ quản lý nghiêm ngặt và được gọi là Surface ( bề nổi ). Nhưng sự phát triển chóng mắt của công nghệ, mạng internet đã biến thành một chiều không gian khác lớn hơn rất nhiều những gì mà mọi người có thể hình dung. Đặc biệt, có những thứ không thể đưa lên Surface, những thông tin công nghệ mới, những hồ sơ tuyệt mật của chính phủ, buôn bán ma túy, thuê sát thủ, ấu dâm,...Chúng cần một nơi để tồn tại công khai và vì thế định nghĩa của Deepweb ra đời. Web chìm hay còn gọi là mạng chìm (deep web), web ẩn (invisible web, undernet, hay hidden web) là từ dùng để chỉ các trang hoặc nội dung trên thế giới mạng World Wide Web không thuộc về Web nổi (surface Web), gồm những trang không được đánh dấu, chỉ mục (index) và không thể tìm kiếm được khi dùng các công cụ tìm kiếm thông thường. Nội dung của web chìm ẩn bên dưới các bản mẫu HTML. Nhà khoa học máy tính Michael K. Bergman được cho là đã tạo ra thuật ngữ này vào năm 2001 như một thuật ngữ lập chỉ mục tìm kiếm. Có thể nói DW là nơi gần như không có pháp luật, nơi đầy cạm bẫy, cám dỗ và nhiều điều thú vị.Theo tôi thì chúng ta sẽ bỏ qua về Surface và đi sâu về thứ còn lại của nó - DW.


1. DW có tầng không?Câu trả lời thực sự là không hề. Cái định nghĩa gọi là tầng như các bạn hay đọc là như thế này.

Tầng 0 – Common web (web bình thường) 

 Tầng này đề cập đến những trang web thông dụng mà mọi người vẫn hay sử dụng hằng ngày gồm wiki, google, facebook để tìm kiếm thông tin chủ yếu dạng chữ và hình ảnh hay youtube cung cấp thông tin dạng video và nhạc. 

 Tầng 1 – Surface web (web nổi)

Ở tầng này các bạn vẫn có thể vào xem thông tin một cách bình thường kể cả nhũng trang web đen như Reddit.

Tầng 2 – Bergie web (web vô thừa nhận)

Từ tầng này trở đi các bạn không thể nào truy cập theo cách thông thường vẫn hay làm mà phải thông qua một proxy thông qua việc sử dụng công cụ Tor hay điều chỉnh phần cứng của máy để truy cập.

Tầng 3 – Deep web (web ẩn)

Deep web được xem như là một kênh chứa đựng nhiều nguồn thông tin để mọi người tham khảo cũng vì lẽ đó mà quá trình truy cập vào deep web được chia thành hai giai đoạn từ cơ bản đến phức tạp: 

- Phần đầu các bạn có thể truy cập qua proxy, ở đó chứa các nội dung không tốt gồm CP (child porn), Gore (clip kinh dị), hacking website,… 

- Để truy cập được phần hai thì các bạn cần công cụ Tor để thực hiện thao tác ẩn danh và dễ dàng truy cập vào những thông tin nhạy cảm, đa dạng hơn.​ 

Tuy nhiên mặc dù đã sử dụng Tor để ẩn danh khi truy cập deep web thì các bạn cũng cần nâng cao độ an toàn khi truy cập qua các lưu ý sau: 

-Sử dụng đồng thời với dịch vụ VPN tiên tiến để nâng cao độ bảo mật.

- Khi truy cập vào deep web nên che hoặc tháo camera để tránh bị ghi lại hình ảnh nhằm phục vụ cho những mục đích xấu. 

- Không tin tưởng bất kì ai trên mạng đặc biệt là trên deep web.​ 

Khi xuống đến các tầng tiếp theo thì những thông tin mà chúng chứa đựng thường mang tính chất không tốt, ảnh hưởng đến đạo lý xã hội và các vấn đề chính trị vô cùng nhạy cảm và đòi hỏi bạn cần chuẩn bị kĩ lưỡng và phức tạp hơn.

Tầng 4 – Charter web :

 Với hai phần cao thấp thì để vào được phần hai các bạn cần sửa đổi phần cứng sao cho phù hợp để có thể truy cập vào web.Và khi truy cập được vào phần hai của tầng này các bạn sẽ được tiếp nhận lượng thông tin về các tổ chức tội phạm chính trị, những thí nghiệm trong thế chiến thứ 2..

Tầng 5 – Marianas web

Tầng 6 – Diversion

Với hai tầng này các bạn sẽ rất khó vượt qua được bởi nó chứa các thông tin về chính trị, các thông tin mật, dữ liệu mật của chính phủ,… vì vậy nó được bảo quản bởi hệ kiểm soát của chính phủ.Cho nên nếu vượt qua được các bạn có thể nắm được gần như mọi thông tin mà deep web chứa đựng.

Tầng 7 – The Fog/Virus Soup

Nơi đây sẽ diễn ra rầm rộ các hoạt động buôn bán các mặt hàng quốc cấm như ma túy, vũ khí hạng nặng và tiền giao dịch có thể lên đến vài triệu đô.

Tầng 8 – The Primarch System

Cho tới hiện nay chưa ai biết được tầng này chứa đựng thông tin gì và phương thức hoạt động của nó là như thế nào.


Đoạn thông tin trên mình copy từ một web khác đấy, một suy nghĩ cơ bản mà nhiều người sẽ thấy thích thú khi vào DW, rồi một ngày đẹp trời nào đó bạn vào được một trang web ở DW mà bạn cho là ở tầng cao hơn thì bạn sẽ vỗ ngực tự hào đi khoe với bạn bè rằng mình là một hacker chính hiệu, nực cười! DW vốn dĩ không có tầng, mà đơn giản rằng với những thông tin bậc cao, những tay buôn bán khét tiếng,...muốn che giấu bản thân cần những tường lửa ( firewalls ) đủ mạnh để bảo vệ chính mình bởi hàng nghìn có thể hàng triệu cuộc tấn công mỗi ngày ở DW. Ví dụ đơn giản thôi, Apple cũng đang cất thông tin về Iphone ở DW, đó nghe vậy là bạn hiểu thông tin đó quý cỡ nào.Nếu đặt ở Surface các thông tin này được quản lý chặt chẽ và ít nhất có đến 3 cơ quan sẽ nắm được nó, lấy gì đảm bảo nó không lọt ra ngoài ? Vì vậy họ chọn DW, nơi không ràng buộc bởi bất kì luật lệ gì để có thể cất giấu thông tin. Cái gọi là tầng mà các bạn lầm tưởng chính là sự khó khăn khi thâm nhập vào một trang web, thường thì chẳng ai làm nổi trừ khi được phép, tất nhiên rồi, nếu không giờ bạn đã biết hết thông tin về Iphone mới rồi đấy. Vậy từ nay hãy hiểu cả khoảng trống khổng lồ bên dưới bề nổi thực chật là một xã hội hỗn tạp, và khái niệm tầng chỉ là mang tính tương đối, gom lại cho dễ hình dung mức độ khó khăn khi truy cập thôi!

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn