Nhu Đại Phu Sinh viên y gặm bánh mỳ - gõ phím cân thiên hạ

Dị ứng và những sai lầm hay mắc phải

Đăng 5 năm trước

Dị ứng có nhiều mức độ khác nhau xảy ra phụ thuộc vào nhiều tác nhân khác nhau. Vì vậy, nhiều người trước giờ vẫn lầm tưởng rằng dị ứng đơn giản chỉ là hắt hơi, sổ mũi, hay ngứa đơn thuần. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về các sai lầm đó.

Khi nào thì bạn dị ứng?

Xin thưa, bất cứ dị nguyên (vật lạ) nào xâm nhập vào cơ thể, đều có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Dị ứng (allegic)  là một rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại các chất vô hại trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được.

Khi dị ứng sẽ như thế nào?

Dị ứng nhẹ rất phổ biến, gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mũi. Ở một số người, dị ứng nặng với các chất gây dị ứng trong môi trường và thức ăn hoặc một số loại thuốc y dược có thể gây phản ứng phản vệ (sốc phản vệ) đe dọa đến tính mạng.

Đối với bụi hay phấn hoa: kích ứng mũi, hắt hơi, ngứa và đỏ mắt, có thể có khó thở và khò khè.

Đối với thực phẩm, côn trùng đốt hay sử dụng thuốc: đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, da phát ban, ngứa và sưng. Dị ứng thực phẩm hiếm khi gây ra hô hấp (hen) phản ứng, hay viêm mũi.

Các nguyên nhân gây ra dị ứng

Dị ứng thuốc:

Nhiều quan niệm cho rằng thuốc đông y thật sự lành tính và phản ứng dị ứng chỉ xảy ra ở những người sử dụng tây dược. Tuy nhiên, hiện nay quan niệm đó hoàn toàn sai lầm, bởi một số đông dược đã được sử dụng kết hợp với tây dược (bằng cách tán thành bột và trộn lẫn vào nhau). Do đó, đông dược cũng có thể gây ra dị ứng, mặc cho bệnh nhân không biết thành phần của thuốc có gì.

Nguy hiểm hơn, đối với thuốc đông dược có sử dụng corticoid liều lượng không kiểm soát, sử dụng trong thời gian dài dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.

Dị ứng thức ăn:

Mỗi người, mỗi vùng miền có cơ địa phù hợp với từng loại thức ăn khác nhau. Ví dụ như miền bắc ăn ngọt, miền trung ăn mặn và hải sản, miền nam lại thích chua, Huế ăn cay... Do đó, sự không phù hợp về cơ địa cũng như thực phẩm đặc trưng của từng vùng miền dễ dẫn dến phản ứng dị ứng.

Ví dụ: người ở cao nguyên xuống dễ dị ứng với hải sản vùng biển.

Ở trẻ em, thường dị ứng với trứng, sữa (đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), đậu phộng, đậu nành (đỗ tương), lúa mì, quả óc chó...

Có thể nói tất cả thực phẩm đều có thể gây dị ứng, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm (90% nguyên nhân). Dị ứng chéo xảy ra ở các thực phẩm có thành phần giống nhau. Như sữa, nếu đã dị ứng với sữa bò thì cũng có thể dị ứng với sữa dê, cừu, trâu, thịt bò. Nếu đã dị ứng với trứng gà thì cũng có thể dị ứng cả thịt gà, các loại bánh có sử dụng trứng... Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng: di truyền (nếu cha/mẹ bị dị ứng thì 20-30% con cũng có khả năng bị dị ứng, nếu cả cha cùng mẹ bị dị ứng thì tỉ lệ này đến 50-60%)

Dị ứng hóa chất, mỹ phẩm:

Đa số hiện nay mỹ phẩm có nhiều nguồn gốc. Mỹ phẩm tốt có, xấu có. Và các mỹ phẩm ngoại nhập được nhiều người tin tưởng. Tuy nhiên, sự không phù hợp về tính chất làn da và tính chất mỹ phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Có thể hiểu đơn giản là, nghiên cứu mỹ phẩm Hàn Quốc, chủ yếu phù hợp với làn da người Hàn Quốc. Hơn nữa, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc lại càng nguy hiểm. Nếu bạn thấy có dấu hiệu nóng rát mặt, mặt ửng đỏ, xuất hiện các đốm mụn trứng cá li ti nổi lên, có các mảng ban đỏ nhỏ xuất hiện, da khô và bong tróc, nhám và da trở nên sạm và đen hơn thì có lẽ bạn đã bị dị ứng với mỹ phẩm rồi. Đừng cố thử thách làn da của bạn nhé.

Dị ứng nọc độc, chất tiết

Chủ yếu loại này gặp ở nọc độc của ong, kiến, rắn... các loài động vật hay cắn và đốt. Đáng chú ý là ong, với khoảng vài chục con ong, tùy loại (vò vẽ, ong bắp cày...) đốt bạn là đã đủ ngộp thở rồi. Việc bạn cần làm lúc này là: 

  • Nhận điện ong để đánh giá mức độ nguy hiểm 
  • Bình tĩnh lấy vật nhọn khều kim chích ra.
  • Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy kim vì túi độc vì sẽ sẽ vỡ làm cho nọc độc lan tỏa và thấm sâu hơn vào cơ thể.
  • Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau. Không nên đắp trực tiếp nước đá lên chỗ ong đốt.
  • Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết thương.
  • Nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác; phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim. Bó nẹp tay hoặc chân để tránh sự lay động khi di chuyển đến bệnh viện. Nếu cần thiết, có thể tiêm huyết thanh chống độc.

(Nguồn: bachmai.edu.vn)

Làm gì khi bị dị ứng?

Dị ứng có nhiều mức độ, nếu chỉ ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, bạn nên xử lý theo các cách sau:

Xác định các tác nhân gây dị ứng.

Chườm mát bằng khăn lạnh, ẩm.

Loại bỏ tiếp xúc với các tác nhân dị ứng bằng tắm rửa vệ sinh sạch sẽ.

Nếu người có chuyên môn có thể sử dụng thuốc chống dị ứng và chống viêm nếu thấy có biểu hiện trở nặng.

Nếu bạn bị dị ứng nặng hoặc dai dẳng không khỏi, tốt nhất là đến khám ở chuyên khoa Miễn dịch – Dị ứng để cùng với bác sỹ  xác định nguyên nhân là lựa chọn hướng điều trị phù hợp và tốt nhất đối với bạn. Bác sĩ Miễn dịch – Dị ứng có thể cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin cập nhật về các phản ứng dị ứng.

Chúc các bạn sống khỏe!

_nsm_

Chủ đề chính: #dị_ứng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn