Công Tuấn

Động vật cũng có cảm xúc

Đăng 5 năm trước

Cũng giống như con người, cộng vật cũng có những thứ mà tạo hóa đã ban tặng giống loài người đó chính là cảm xúc

Tuần trước, một đoạn video ghi hình về 5 chú voi con ở Zimbabwe bị bắt để bán cho vườn thú đã lan truyền khắp thế giới. Các nhân viên trong công viên đã dùng máy bay trực thăng để tìm thấy đàn voi, bắn thuốc ngủ vào lũ voi con và đuổi những con khác trong đàn đến cứu giúp những con voi con bị bắn thuốc khi chúng ngã xuống. Sau đó, một đoạn video khác được đăng tải độc quyền bởi The Guardian tiếp tục chiếu cảnh những chú voi con trên bị trói lại và kéo lên xe tải. Cuối đoạn phim còn có cảnh hai người đàn ông liên tiếp đá vào đầu một con voi con bị ngấm thuốc.

Phải chăng con người tách voi con khỏi bố mẹ và bắt nhốt chúng vì cho rằng voi không có cảm xúc hay đau đớn? Trong nhiều thập kỉ, con người đã quen đối xử với các loài động vật khác chỉ dựa trên cảm xúc của mình mà không để ý đến cảm xúc của chúng. Các ngành khoa học nghiên cứu bộ não, sinh học tiến hóa và khoa học hành vi đã nghiên cứu và thu được một kết quả thú vị là voi, con người và nhiều loài động vật khác có hệ thần kinh gần như tương tự nhau. Con người và các loài động vât khác thường phải trải qua những cảm xúc cơ bản gần như nhau.

Bộ não của con người và voi cùng có những chất hóa học tạo nên cảm xúc và động cơ hành động. Chúng ta đều là động vật có vú và chúng ta có mối liên hệ về di truyền. Các nhà khoa học đã thực hiện quan sát trên bộ não chuột khi chúng mơ, não chó khi chúng thể hiện sự cảm mến. Thực tế, cấu trúc gia đình của cá nhà táng rất giống với cấu trúc gia đình ở loài voi. Động vật sống trong các nhóm xã hội ổn định như vượn và khỉ, chó sói và chó hoang, linh cẩu và mèo, nhiều loài chim,... có thể nhận thức được chúng là ai và chúng thuộc cộng đồng nào. Động vật có vú và chim, và hầu hết động vật có xương sống đều cảm nhận được sự vui vẻ. Ngoài ra chúng còn có cảm giác đau và nỗi sợ hãi, chính là những thứ giúp chúng không vượt ra ngoài giới hạn của sự sống sót. Bạch tuộc thuộc loài động vật thân mềm nhưng chúng có khả năng nhận biết được khuôn mặt con người và sử dụng công cụ như vượn. Chó nhà có thể nhận ra người quen qua ảnh. Cá kình có tuổi thọ trung bình là 50, một số sống đến 100 tuổi nhưng những con con không bao giờ rời mẹ chúng. 

Ngoài ra cũng còn nhiều nghiên cứu khác đưa ra kết quả với cùng quan điểm con người không phải loài vật duy nhất có suy nghĩ và cảm xúc, các loài khác cũng có những thứ ấy. Chúng ta vẫn thường tin rằng loài người là giống loài đặc biệt và độc nhất vô nhị.

Tôi đã dành hàng thập kỷ để thu thập thông tin chi tiết về động vật ở các khía cạnh nhận thức, cảm xúc và cuộc sống gia đình. Và chúng tôi thấy rằng voi là một mẫu nghiên cứu hoàn hảo. Voi thực sự có những giác quan siêu nhiên, vì vậy cuộc sống của chúng vô cùng sống động . Thính giác của voi tốt hơn con người. Chúng giao tiếp với nhau bằng loại âm thanh tần số rất thấp mà con người không nghe được. Chúng giao tiếp bằng những cảm thụ thể dưới bàn chân, nhờ đó mà chúng có thể liên lạc được với nhau từ những khoảng cách rất xa.  Đây có thể là lý do tại sao con voi thường biết khi nào một con voi ở một nơi xa xôi đang bị giết, và tại sao chúng lại chạy trốn sóng thần trước khi sóng thần đến nơi. 

Voi được biết đến là loài có cách chăm sóc con nhỏ tận tình nhất. Nhiều năm trước trong công viên quốc gia Amboseli ở Kenya, chúng tôi đã quan sát cách giao tiếp thường ngày của một số gia đình voi. Một lũ voi tắm trong hồ nước trong. Khi những con voi này đã ướt đẫm nước, vẫn còn một chú voi nấp sau những con voi to và không chịu xuống nước. Con voi nhỏ rất rụt rè. Trong khi đó con voi mẹ kiên nhẫn đập vòi xuống nước để yêu cầu con voi con xuống nước. Chúng tôi tiếp tục quan sát cách hai mẹ con voi cùng xuống nước. Con voi con đi bên mẹ, quấn chặt cái vòi của nó vào ngà con voi mẹ. Chẳng mấy chốc voi con đã ngâm mình xuống dòng nước và voi mẹ dùng vòi để hướng dẫn con sang bờ bên kia. Các nhà khoa học tin rằng các chất hóa học trong não bộ voi khiến cho chúng có những cơn căng thẳng mạnh sau các chấn động, cũng giống như con người. Sự thật là voi có nhận thức rất sâu sắc.

Theo nhà thần kinh học Christof Koch định nghĩa nhận thức đơn giản là “điều cảm thấy”. Khi chúng ta hoàn toàn mê đi, hay bị “bất tỉnh”, chúng ta mất cảm nhận những thứ bên ngoài. Chúng ta không còn cảm thấy, nghe thấy, nhìn thấy. Lấy lại được nhận thức đơn giản nghĩa là chúng ta lại cảm nhận được những cảm xúc đầu vào, tương tự như là các cảm nhận của bạn bị ngắt liên kết tới não và sau đó được nối lại.

Dịch từ tác giả bài viết: Carl Safina là một nhà hoạt động môi trường tích cực ở Mỹ. Ông giữ chức vị giáo sư danh dự tại khoa Nature andHumanity, trường đại học Stony Brook và sáng lập nên trung tâm phi lợi nhuận SafinaCenter. Safina cũng là tác giả của một số cuốn sách nổi tiếng như "BeyondWords"; "What Animals Think and Feel" 

Chủ đề chính: #thế_giới_động_vật

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn