seafulfillment Sea.vn là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp Fulfillment trọn gói và toàn diện nhất tại thị trường Đông Nam Á. Các dịch vụ thế mạnh: Telesale, cho thuê kho và chuyển hàng sang các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Dropshipping là gì? Mô hình Dropshipping hoạt động như thế nào?

Đăng 1 năm trước

Vậy kinh doanh Dropshipping là gì? Mô hình bán hàng Dropshipping có những ưu nhược điểm gì, triển vọng ra sao, mức độ cạnh tranh có cao không, cơ chế vận hành như thế nào?

Trong thời kỳ sống chung với đại dịch, khi các mô hình kinh doanh truyền thống đều lao đao thì có một hình thức kinh doanh không cần vốn phát triển mạnh mẽ: Dropshipping. Vậy kinh doanh Dropshipping là gì? Mô hình bán hàng Dropshipping có những ưu nhược điểm gì, triển vọng ra sao, mức độ cạnh tranh có cao không, cơ chế vận hành như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin về dropshipping cho người mới bắt đầu, các bước cơ bản để thực hiện cũng như những lỗi cần tránh.

1. Bán hàng Dropshipping là gì?

1.1. Thế nào là Dropship?

Thuật ngữ “Dropshipping” có nghĩa là “bỏ qua khâu vận chuyển”. Vì vậy, bán hàng kiểu Dropshipping chính là một phương pháp kinh doanh e-commerce mà người bán không cần trực tiếp giao hàng cho khách hàng của mình. Với phương pháp này, bạn có thể bán hàng mà không cần nhập và lưu kho hàng hóa.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hình thức Dropshipping và các hình thức bán lẻ online là người bán không cần thiết phải sở hữu sản phẩm mà mình bán. Thay vào đó, họ sẽ chú trọng đến việc quảng bá sản phẩm và những việc còn lại bên nhà sản xuất/ nhà cung cấp sẽ phụ trách.

1.2. Vai trò của Dropshipping

Để kinh doanh bán lẻ theo hình thức truyền thống, trước tiên người bán sẽ bắt đầu với việc tìm mặt bằng, chọn nguồn hàng, nhập về lưu kho, sau đó quảng cáo cửa tiệm và tìm kiếm khách hàng.

Khi Internet xuất hiện và e-Commerce bùng nổ, các cửa tiệm trong đời thực được đưa lên mạng bằng các phương pháp số hóa. Nhưng người bán vẫn phải thực hiện đầy đủ quy trình như cũ, thậm chí còn phải làm thêm một số việc: chụp ảnh sản phẩm, soạn lời giới thiệu, chạy quảng cáo thu hút khách hàng. Khi có khách đặt mua, người bán lại hì hụi hoàn thiện đơn hàng: lấy hàng, đóng gói và gửi chuyển phát…

Các sàn thương mại điện tử (marketplace) như Lazada hay Shopee cho phép bất cứ ai mở gian hàng và tham gia mua bán qua mạng. Tuy nhiên sẽ nhẹ nhõm biết bao nhiêu nếu ta chỉ còn phải lo khâu tiếp thị – quảng bá, và có một bên đứng ra xử lý mọi công việc hậu cần, từ tiếp nhận đơn hàng, lấy hàng đến đóng gói và chuyển phát.

Mô hình Dropshipping giải quyết chính xác nhu cầu trên và nhanh chóng trở thành một trong những xu hướng thương mại điện tử NÓNG NHẤT hiện nay. Dropshipping cũng chính là cây cầu kết nối người dùng tới những sản phẩm, ngành hàng mới, đa dạng và độc đáo hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới.

2. Mô hình Dropshipping là gì? Hoạt động như thế nào? Ưu nhược điểm của Dropshipping?

Để giúp bạn hiểu rõ nhất cơ chế hoạt động của mô hình kinh doanh Dropshipping, hãy xem qua case study từ PetBuddie – một cửa hàng Dropshipping bán sản phẩm cho thú cưng, vận hành:

Bước 1: Có đơn đặt hàng

Khách hàng đang có nhu cầu mua một chiếc giường cho thú cưng của họ, sau khi tìm kiếm các cửa hàng online phù hợp, họ quyết định dừng chân mua sắm online tại PetBuddie.

Ngay sau khi thanh toán thành công cho sản phẩm “Chiếc giường thú cưng”, khách hàng sẽ nhận được email xác nhận, bao gồm thông tin về đơn đặt hàng, việc giao hàng và thanh toán.

Bước 2: Đơn hàng được đóng gói và vận chuyển

Thông tin về đơn hàng “Chiếc giường thú cưng” sẽ được PetBuddie chuyển đến cho bên cung cấp sản phẩm (supplier) của họ.

Sau đó, đơn hàng sẽ được tiến hành lấy hàng (sourcing), đóng gói (packing) và vận chuyển (delivering) đến địa chỉ của khách hàng. Trong thời gian đó, mã vận đơn (tracking number) – mã theo dõi trạng thái đơn hàng, sẽ được thông tin đến PetBuddie và khách hàng.

Quá trình Dropshipping kết thúc khi khách hàng nhận được đơn hàng thành công. Phần tiền chênh lệch giữa giá bán của PetBuddie cho người mua và giá mua của PetBuddie từ nhà cung cấp sẽ được shop giữ lại – đó là lợi nhuận của PetBuddie khi bán sản phẩm.

Dropshipping là môt trong 3 loại hình fulfillment phổ biến nhất hiện nay. Sea.vn là đơn vị cung cấp dịch vụ Fulfillment hàng đầu hiện nay. Với uy tín của mình, doanh nghiệp nhận được vô số đơn hàng từ khách hàng trong và ngoài nước. Nếu bạn vẫn chưa biết phải xử lý fulfillment các đơn hàng dropshipping thế nào, hoặc hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, kỹ năng trong khâu này, hãy tham khảo SEA.VN, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ fulfillment hàng đầu Đông Nam Á. SEA.VN sẽ cung cấp cho các bạn những dịch vụ fulfillment Malaysia, Philippines, Indonesia...

2.1. Ưu điểm của mô hình bán hàng Dropshipping

2.1.1. Kinh doanh theo hình thức Dropshipping không cần nhiều vốn!

Trong khi những người bán lẻ truyền thống cần đầu tư một núi tiền để lấy hàng và lưu trữ hàng hóa, thì những người làm Dropshipping chỉ cần một lượng nhỏ trong số đó để bắt đầu.

Với mô hình Dropshipping, bạn không phải chi vốn mua hàng dự trữ, lo lắng vấn đề hàng tồn hoặc dự đoán nhu cầu của khách để nhập hàng. Quy trình này hoàn toàn có thể đảo ngược khi bạn vẫn có thể bán hàng mà không cầm bất cứ sản phẩm nào trong tay.

Những chi phí ban đầu của bạn sẽ chỉ là chi phí mua domain, thuê hosting, thuê platform dropshipping hoặc thiết kế website. Sau đó sẽ là chi phí chạy quảng cáo online và các khoản chi phí Marketing khác…

2.1.2. Hình thức bán hàng Dropshipping rất dễ dàng bắt đầu

Bạn không cần là một chuyên gia mới có thể bắt đầu tìm hiểu và bán hàng kiểu Dropshipping. Trên thực tế, chỉ cần một chiếc máy tính kết nối Internet là bạn đã có thể bắt đầu. Vì khi bán Dropshipping bạn không cần phải lo lắng về nhà xưởng để lưu trữ hàng hóa, bạn không cần phải suy nghĩ về phương án vận chuyển hay loay hoay sắp xếp thời gian để bán hàng.

Những kiến thức cơ bản về Dropshipping bạn có thể nhanh chóng học được trên Internet, còn những kiến thức chuyên sâu sẽ được tích góp trong quá trình bạn tiến hàng công việc thú vị này.

2.1.3. Mô hình kinh doanh Dropshipping giúp bạn dễ dàng để mở rộng quy mô

Khi muốn phát triển doanh nghiệp Dropshipping của mình, bạn không cần phải thay đổi quá nhiều về mô hình như hình thức bán lẻ truyền thống. Thay vào đó, bạn chỉ cần đầu tư thêm vào các chiến lược bán hàng và marketing trong khi những công việc khác vẫn được giữ nguyên.

Không những vậy, chi phí khi bạn mở rộng doanh nghiệp của mình sẽ không tăng cao đột biến và bạn vẫn có thể làm việc một mình mà không cần thêm nhân viên.

2.1.4. Linh hoạt trong nhiều khâu

Trái ngược với công việc văn phòng, các hình thức “Make money online” như Dropshipping rất linh động về mặt thời gian và địa điểm. Bạn có thể làm bất cứ đâu bạn muốn và bất kì thời gian nào bạn thấy cần thiết.

Hơn nữa, bán Dropshipping cũng đồng nghĩa với việc bạn tự chủ hoàn toàn công việc của mình, bạn có thể tự lên kế hoạch, tự vạch các chiến lược kinh doanh, và tất nhiên, tự nếm đắng cay ngọt bùi mà không cần sự chấp thuận từ bất cứ ai.

2.2. Khó khăn của hình thức kinh doanh Dropshipping

2.2.1. Sức cạnh tranh cao

Việc Dropshipping trở nên phổ biến hơn cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Nếu không có chiến lược cẩn thận, bạn rất dễ rơi vào cuộc chiến về giá không hồi kết, khi đối thủ tìm được nguồn hàng rẻ hơn và sẵn sàng bán phá giá để… dìm bạn. Rất nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến giá mà ngó lơ những yếu tố bên lề, và điều này sẽ nhanh chóng làm tổn hại đến lợi nhuận của bạn.

2.2.2. Kinh doanh Dropship không kiểm soát được chất lượng sản phẩm

Việc không nhất thiết phải nhập hàng về khi bán Dropshipping là một điểm cộng lớn nhưng cũng là bất lợi khi bạn không thể kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình.

Nhiều khi hình ảnh bạn nhận được từ nhà cung cấp khác xa so với sản phẩm đến tay khách hàng. Chính vì vậy, nếu không tìm được 1 nhà cung cấp uy tín, bạn sẽ khó lòng bảo toàn được danh tiếng cho cửa hàng của mình.

2.2.3. Tốn nhiều nguồn lực trong quản lý đơn hàng

Nếu bạn dự trữ tất cả các sản phẩm của riêng mình, thì việc theo dõi những mặt hàng nào còn hàng và hết hàng là điều tương đối đơn giản. Nhưng khi bạn tìm nguồn cung ứng từ nhiều nhà cung cấp (những bên cũng đang đáp ứng các đơn đặt hàng cho những người bán khác) thì lượng hàng hoá có thể thay đổi hàng giờ.

Tìm hiểu dropshipping càng lâu, bạn sẽ nhận ra nếu không có những nền tảng tự động hoá, bạn sẽ gặp rắc rối lớn trong việc quản lý tài nguyên

Tìm hiểu dropshipping càng lâu, bạn sẽ nhận ra nếu không có những nền tảng tự động hoá, bạn sẽ gặp rắc rối lớn trong việc quản lý tài nguyên

May mắn là hiện có nhiều nhà cung ứng đã cung cấp ứng dụng để bạn cập nhập nhanh nhất các thay đổi về sản phẩm để bạn có những điều chỉnh thích hợp trên cửa hàng của mình.

2.2.4. Khó để xây dựng thương hiệu

Đích đến của nhiều dropshipper là sở hữu một thương hiệu của riêng mình. Tuy nhiên, không giống như các sản phẩm in ấn theo yêu cầu (Print-on-Demand), các sản phẩm Dropshipping rất khó để bạn có dấu ấn riêng. Trong trường hợp nếu được thì cũng sẽ mất nhiều chi phí.

Chủ đề chính: #dropshipping

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn