Ngoan

Đừng xem bố mẹ là cỗ máy kiếm tiền không biết nghỉ

Đăng 8 năm trước

Tạo hóa sinh ra con người, cho chúng ta cuộc sống, cho chúng ta cha mẹ để chở che, bao bọc ta. Cha mẹ lo cho ta cơm ăn, áo mặc...

Cha mẹ là người cho ta cuộc sống này, là ông bụt, bà tiên đẹp và nhân từ nhất trên đời này. Bố mẹ sinh ta ra, nuôi chúng ta khôn lớn không một lời than vãn, không một tính toán thiệt hơn, trên đời này khó mà kiếm được người thứ hai. Sau này khi ra khỏi vòng tay của cha mẹ, thấy được sự bon chen của cuộc sống thì ta mới nhận ra rằng không đâu tốt bằng gia đình của mình.

Mỗi gia đình lại có một hoàn cảnh khác nhau, có nhà bố mẹ công ăn việc làm ổn định thì con cái được hưởng một cuộc sốn đầy đủ, sung sướng, lại có những gia đình bố mẹ chỉ là những người nông dân chân nấm tay bùn,những bác thợ xây, bán hàng rong hay đồng nát..., hàng ngày phải " bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" để kiếm được miếng cơm manh áo. Thu nhập hàng tháng có khi chỉ đủ miệng ăn nhưng lại phải lo cho con ăn học, mà tốn kém nhất là gia đình nào có con đang đi học đại học xa nhà. Bố mẹ làm vất vả có khi cả tháng chỉ kiếm được 2-3 triệu đồng nhưng riêng khoản tiền ăn ở cộng sinh hoạt của con cái đã chiếm hơn nửa số tiền kiếm được, chưa kể học phí phải đóng trong các kì học. Vất vả là thế nhưng bố mẹ ở quê chẳng than vãn một lời, mỗi lần con gọi về thì chỉ kể những chuyện vui, dấu lẹm chuyện tháng này nhà khó khăn, mất mùa nên không có thu nhập bố mẹ phải nhịn ăn nhịn uống, vay nóng hàng xóm để có tiền gửi cho con.

Ấy vậy mà, thực tế lại có những đứa con chẳng biết cha mẹ ở quê vất vả kiếm được đồng tiền khó đến mức nào, chỉ biết lao đầu vào ăn chơi phá phách, không chịu học hành rồi đàn đúm, đua đòi  theo chúng bạn. Hàng tháng vẫn quen với việc được nhận tiền trợ cấp từ gia đình đều đặn, không may có tháng bố mẹ túng thiếu gửi tiền chậm hoặc ít hơn tháng trước một chút là bắt đầu giận dỗi, vùng vằng, dọa bỏ học này nọ. Có biết đâu rằng ở nhà có người thầm rơi nước mắt vì thương con, sợ con ăn không đủ no trong khi chính bản thân mình ở nhà có khi bữa ăn còn không chất lượng và tốn kếm bằng một bữa chiêu đãi bạn bè của con mình ngoài thành phố.

Tôi lại nhớ đến câu nói vui của cô giáo tôi " sinh viên hay có kiểu lừa tiền của những người quan trọng để đi tiếp đãi những đứa không quan trọng". Một số kiểu lý do xin tiền điển hình của giới trẻ là: Xin tiền tổ chức sinh nhật, xin tiền học phí nhưng nhiều hơn mức học phí phải đóng thực tế....Tổ chức sinh nhật không nhất thiết phải đến nơi sang trọng, ăn uống linh đình làm gì trong khi một lần ăn chơi bằng cả tháng làm việc vất vả của cha mẹ. Ngày sinh nhật đáng ra chúng ta phải gọi điện cám ơn người đã sinh ra mình, nhận những lời chúc của bố mẹ thì tôi nghĩ nó còn ý nghĩa hơn gấp trăm lần bữa tiệc sa sỉ kia.

Bây giờ chúng ta còn trẻ, chưa phải lo nghĩ đến đồng tiền, bát gạo nên chưa hiểu hết được những lo toan cuộc sống của bố mẹ. Nhưng chúng ta cũng lên nhìn lại và suy ngẫm để thấu hiểu nỗi vất vả, những gánh nặng trên vai đấng sinh thành. Biết sử dụng đồng tiền hợp lý hơn, trước khi sử dụng nó làm việc gì thì hãy nhớ đó là "đồng tiền mồ hôi, nước mắt của cha mẹ". Bởi nếu không biết quý trọng công sức lao động của cha mẹ, vì họ không thể đi theo lo cho ta suốt cả cuộc đời. Một lúc nào đó, khi ba mẹ già nua chúng ta lại là chỗ dựa duy nhất cho cha mẹ tựa vào, khi đó đừng coi cha mẹ là gánh nặng mà hãy coi như là cơ hội để ta trả ân nghĩa sinh thành.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn