Vũ Tuyết Linh Chỉ là một người thích sự cổ điển và mộng mơ...

'EVERYTHING, EVERYTHING': Khởi nguyên kỳ diệu

Đăng 5 năm trước

'Nếu chỉ còn một ngày để sống' là cuốn best-seller dành cho teen của tác giả Nicola Yoon, giống như cuốn 'Khi lỗi thuộc về những vì sao' (John Green). Tác phẩm nói về câu chuyện tình giữa cô gái Maddy và cậu chàng hàng xóm Olly. Nhưng đây, cũng giống như mối tình của Augutus và Hazel, không phải là một câu chuyện tình bình thường...

1. Nội dung trong sáng, nhẹ nhàng

Năm 2017, cuốnsách được chuyển thể lên màn ảnh với bộ phim mang tên "Everything, everything" (tạm dịch: Vạn điều, vạn vật) và cósự tham gia diễn xuất của hai diễn viên trẻ đầy triển vọng Amandla Stenberg (vai Madeline) và Nick Robinson (vai Oliver). Bộ phim là về Madeline Whittier - mộtcô bé mắc chứng bệnh SCID (suy giảm miễn dịch) khiến cho cô phải sống trongngôi nhà thanh trùng của mình và không được tiếp xúc với thế giới bên ngoàitrong suốt 17 năm! Cuộc sống của cô bé ngày qua ngày trải qua trong sự tẻ nhạt,mà như cô nói: như một phi hành gia phải ở trên mặt đất. Cuộc sống của cô hầunhư chỉ xoay quanh: internet, sách, mẹ Pauline, cô y tá Carla và con của Carla,Rosa. Nhưng một ngày, một gia đình mới chuyển đến sống bên cạnh Maddy. Và cô béđã làm quen với Oliver Bright - con của gia đình ấy. Olly đã cho cô bé nhận ramình đang không thực sự sống, giúp dấy lên những khát khao muốn được biết về thếgiới bên ngoài. Hơn hết, cậu đã khiến cô bé hiểu được tình yêu. Và hành trình củahai con người trẻ tuổi bắt đầu.

"Everything, everything" đã rất thành công trong việc khắchoạ tình yêu trong sáng của Maddy và Olly. Lần đầu được trải nghiệm tình yêu, lầnđầu được khám phá thế giới,... Maddy với nội tâm phong phú, giàu trí tưởng tượngvà mang trong mình nhiều mơ ước. Olly là cậu bạn hàng xóm trong mơ: hài hước,sôi nổi, chu đáo. Càng tìm hiểu về nhau, hai người càng cảm thông cho nhau. Tuychỉ là bằng những ám hiệu qua cửa kính hay những cuộc điện thoại, những dòngtin nhắn. Mỗi người cũng dần ý thức về nỗi bất hạnh của người kia. Nếu với Maddy,đó là việc không bao giờ có thể ra ngoài hay có những giao tiếp xã hội thôngthường thì với Olly, đó lại là hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Chính Olly là ngườigiúp Maddy có cái nhìn khác về cuộc sống, để tự mình đi khám phá về thế giớicũng như về chính mình. Olly chính là động lực để Maddy rời khỏi nhà đếnHawaii, viết cho mẹ dòng tâm thư:

 "Mẹ thân mến, con biết ở trong nhà giúpcon còn sống, nhưng đây không phải là sống. Con muốn trải nghiệm tất cả... tấtcả." 

 Còn đối vớiOlly, dường như Maddy chính là điểm sáng trong cuộc sống của cậu. Cùng có cuộcsống bất hạnh, tuy theo nhiều cách khác nhau, cho dù Olly có chưa chia sẻ choMaddy về hoàn cảnh của gia đình mình, cậu vẫn nhận được từ cô sự san sẻ, quantâm. Đó chính là khi thấy Olly bị cha đánh, Maddy đã không ngần ngại bước ra khỏinhà lần đầu tiên sau 17 năm để chạy lại đỡ cậu. Hai người là một cặp bài trùngthật hoàn hảo. 

2. Ẩn chứa thông điệp mang tên: tình yêu và sự trải nghiệm

 Ý nghĩa củatình yêu chính là điều nổi bật nhất trong cả bộ phim. Không chỉ là tình yêu đôilứa, ở đây còn tồn tại tình thương gia đình và tình bạn. Mẹ Pauline của Maddy là một con người khá cứng nhắc. Không quá thân thiết với con, không hiểu cảmxúc của con, cấm cản con. Bà đã có rất nhiều những hành vi sai lầm, cũng như cócách quản con không được đúng đắn. Pauline tỏ vẻ khá thô lỗ khi hàng xóm đến tặngbánh. Bà không hề suy nghĩ mà trách mắng Carla - người bạn và là y tá của Maddytrong 15 năm - khi biết cô đã để Olly vào nhà, và thậm chí còn đuổi thẳng côngay lập tức. Bà ngăn cấm Olly không được tiếp xúc với Maddy. Và như Carla đã nói:

 Pauline:"Tôilà mẹ con bé!" 

 Carla:"Và cô cũng không nên là bác sĩ của nó." 

 Sau tất cả, những lỗilầm của Pauline đều là do mất mát quá lớn của bà: người con thứ và chồng bà đềuđã mất trong một vụ tai nạn. Do vậy, khát khao bảo vệ Maddy và nỗi lo sợ mất đicô bé đã khiến bà có những hành động không đúng đắn. Không chỉ nhận được tìnhyêu của Pauline, Maddy còn may mắn có được tình bạn của cô y tá Carla và Rosa.Hai người đã trực tiếp khuyến khích và ủng hộ cô bé làm bạn với Olly. Tình yêuthương mà Maddy nhận được chính là điều kỳ diệu. Mặc dù không được xây dựng nổi bật bằng, thông điệp về sự trải nghiệm chính là thứ được truyền tải qua từngthước phim. Lúc đầu là qua ước mơ cháy bỏng muốn được bước ra khỏi ngôi nhàthanh trùng của Maddy, và sau đó là những chuyến đi của cô bé: đến Hawaii, đếnnhà Carla và sau cùng là New York. Bạn phải trải nghiệm để khám phá về bản thânmình!

3. Nghệ thuật sử dụng màu sắc

"Everything, everything" ngọt ngào, bình dị, dễ làm cho ta liên tưởng đến bộ phim "Be somebody"(tạm dịch: Trở thành ai đó) của năm 2016. Bộ phim tuy nội dung không mới,mà có khá nhiều nét tương đồng với nhiều phim khác như "The bubble boy" (2001), lại rất dễ xem. Không có những màn kỹ xảo hoành tráng, cốt truyện bi tráng, sắc xảo. Nó "nhẹ mà sâu", để lại dư vị lắng đọng trong lòng người đọc, ví như một tách cà phê cappuchino. Màu sắc trong phim cũng mang tính thẩm mỹ, đầy ý nghĩa. Mỗi thước phim đều mang tông màu trong sáng, nhẹ nhàng, bắt mắt. Tuy nhiên cũng có điều cần chú ý. Ở đầu phim, gần như người xem chìm đắm vào thế giới của Maddy, với toàn một màu trắng. Ngôi nhà của cô bé màu trắng, mọi chiếc áo của cô bé màu trắng, những đôi giày màu trắng,... Màu trắng khiến cho không gian xung quanh trở nên trang nhã, bắt mắt. Thể hiện sự sạch sẽ, hoàn toàn được thanh trùng và sự kỹ tính của mẹ Maddy. Nhưng chính màu trắng ấy cũng khiến cho ta cảm thấy nhàm chán, đơn điệu, bó buộc và hơi có một chút gì đó trống rỗng. Dường như đó cũng chính là cảm nhận của Maddy. Càng về phần sau của bộ phim, ta càng được thấy nhiều màu sắc hơn. Đó là vì cô bé đã bước ra khỏi căn nhà của mình. Từng phút giây lúc này thú vị và mới mẻ hơn bao giờ hết. Căn phòng yêu thích của Maddy cũng là một căn phòng tràn ngập sắc màu của thiên nhiên, mà chủ đạo là màu xanh lá cây. Maddy yêu màu xanh lam, cô bé thích nhất là biển cả - một nơi tràn ngập màu xanh, ngay cả trang phục mà cô bé diện để gây ấn tượng với Olly cũng là màu xanh, và bộ quần áo mà cô mặc khi quyết định đi khám phá thế giới hay đến New York gặp Olly cũng là màu xanh. Màu xanh ở đây là màu xanh của sự trải nghiệm; của sự thú vị, mới lạ; của tràn chề sức sống. Nửa đầu phim có màusắc chủ đạo là trắng, nửa sau thì là màu xanh. Màu xanh hiện hữu nhiều ngang với màu trắng: trắng - xanh đối lập nhau. Mỗi khi Maddy cảm thấy khó chịu, tù túng thì là màu trắng; còn khi cô bé được tự do khám phá thì là màu xanh. Những sắcmàu ấy mang tính biểu tượng. Có lẽ đây chính là dụng ý nghệ thuật của các nhàlàm phim: chỉ cần màu sắc cũng nói lên tất cả!

4. Vẫn có những điểm trừ đáng kể

Dẫu có là một bộ phim dễ cảm thụ và đáng xem, "Everything, everything" vẫncó những nhược điểm nhất định. Điều đầu tiên phải kể đến là: bộ phim đã khôngthể tránh khỏi lối mòn của thể loại coming-of-age (phim dành cho tuổi mới lớn). Nội dung phim không được chau chuốt kỹ lưỡng, dẫn đến việc rất dễ đoán. Dường như phim đã tập trung quá nhiều vào câu chuyện tình giữa Olly và Maddy, mà quên đi những mảng chuyện màu mỡ khác. Sự thật tiết lộ ở cuối phim dường như không làm người xem quá bất ngờ. Mặt khác, việc không đisâu vào nội tâm nhân vật cũng khiến cho bộ phim trở nên thiếu sót, nhiều tình tiết chưa hợp lý. Có thể phim đã cho khán giả thấy được những cảm xúc và rung động của Maddy khá tốt, mặc dù vẫn chưa triệt để. Điều này thành công phần nhiều là nhờ diễn xuất duyên dáng và chắc tay của Amandla Stenberg đã lột tả chân thật những suy nghĩ, hành động và cảm nhận của Maddy. Đáng tiếc rằng nhân vật Olly lại không được 'chăm chút' nhiều như vậy.Dù cũng là một nhân vật chính của phim và còn có đa phần đáng được khai thác, nội tâm và hoàn cảnh của Olly vẫn chưa được thể hiện nhiều. Ngay cả màn trình diễnxuất sắc của Nick Robinson cũng khôngthể cứu vãn hết được phần thiếu sót trong cách khắc hoạ nhân vật này. Sự xuất hiện của cậu không đủ nhiều. Cảm xúc của cậu không được đi sâu vào để diễn tả.Hình ảnh của Olly bị giản lược đi rất nhiều, thiếu sự cân bằng với Maddy. Hoàn cảnh gia đình không yên ấm của cậu cũng chỉ được giới thiệu qua loa với khoảng 2 phân cảnh. Đáng nhẽ, Olly sẽ là điểm sáng của cốt truyện. Nhưng thay vì thế,sự giản lược này đã khiến nhân vật bị lu mờ hơn. Ngay cả về mối quan hệ giữa mẹ Pauline và Maddy cũng như cô y tá Carla cũng còn khá nông, thiếu điểm nhấn. Những hành động sai lầm của Pauline là dễ hiểu, nhưng nếu chỉ được giải thích bằng một phân cảnh thì chưa đủ. Hình tượng y tá Carla và con gái Rosa - hai người bạn thân thiết của Maddy cũng vậy. Mặc dù quan tâm, săn sóc tới Maddy rất nhiều, việcchỉ xuất hiện trong vài chục phút đầu phim rồi hoàn toàn biến mất và chỉ trở lạithoáng qua ở cuối phim là điều khó hiểu. Một bộ phim sẽ chẳng tránh khỏi việctrở thành một nồi lẩu thập cẩm khi đi sâu vào quá nhiều tình tiết, nhưng khi bịxây dựng quá hời hợt, nó cũng sẽ trở nên gượng gạo, nhàm chán và dễ đoán."Everything, everything" cuối cùng cũng chỉ đạt tới mức 'đủ', chứchưa 'tới'. Bên cạnh đó vẫn còn một điều mà không ai có thể phủ nhận: diễn xuất tốt và sự tương tác lẫn nhau đã chinh phục được khán giả của Amandla Stenberg và (đặc biệt) là Nick Robinson. Điều này đã phần nào bù đắp cho nội dung và góp phần vào thành công của bộ phim.  

 Là một bộ phim có nội dung trong sáng, "Everything, everything" có lẽ đã hoàn thành ở mức vừa đủ công việc chuyển thể cuốntruyện " Nếu chỉ còn một ngày để sống" của Nicola Yoon. Bộ phim vớimàn trình diễn xuất sắc của cặp đôi Amandla StenbergNick Robinson hứa hẹnvề con đường xán lạn sắp tới dành cho 2 diễn viên trẻ tài năng này.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn