truc vu

Giá trị của việc sở hữu nhiều sách hơn so với việc đọc của bạn

Đăng 5 năm trước

Được bao bọc xung quanh bằng những cuốn sách chưa đọc góp phần làm giàu hơn cuộc sống của chúng ta vì chúng nhắc nhở về tất cả những gì mà chúng ta không biết.

  •  Nhiều đọc giả mua sách với dự định đọc chúng để rồi chỉ để cho những cuốn sách đó nằm chễm chệ trên kệ. 
  •  Nhà thống kê Nassim Nicholas Taleb tin rằng được bao bọc xung quanh bằng những cuốn sách chưa đọc góp phần làm giàu hơn cuộc sống của chúng ta vì chúng nhắc nhở về tất cả những gì mà chúng ta không biết. 
  •  Người Nhật gọi điều này là luyện tập Tsundoku và nó có thể cung cấp những lợi ích lâu dài. 

Tôi yêu những cuốn sách. Nếu tôi đi đến một cửa hàng sách để xem xét về giá, tôi sẽ rời khỏi với ba cuốn sách mà tôi không biết đến sự tồn tại của chúng trước đây. Tôi mua một túi đầy những cuốn sách cũ và giải thích với vợ mình rằng điều này có những điểm tốt riêng. khi mà mùi hương của những cuốn sách cứ quấn lấy tôi, hương thơm Vanilla đất nhàn nhạt tỏa ra mỗi khi lướt sang một trang mới. 

KHÁI NIỆM PHẢN THƯ VIỆN

Taleb trình bày khái niệm "phản thư viện" trong cuốn Thiên Nga Đen, mở đầu bằng việc thảo luận về một nhà văn cũng là một học giả uyên bác Umberto Eco, người sở hữu một thư viện riêng với số lượng sách đáng kinh ngạc lên đến 30000 cuốn. Điều làm nên sự đồ sộ đó không phải là vì ông ấy đã đọc hết tất cả mà bởi vì sự khao khát về việc có được nhiều kiến thức hơn nữa thông qua số sách đó. Từ đó, Taleb đúc kết được rằng: "bạn sẽ tích lũy thêm nhiều sách và nhiều kiến thức hơn nữa khi bạn ngày một trưởng thành và những cuốn sách nằm trên kệ mà bạn vẫn chưa đọc sẽ giống như một mối đe dọa. Sự thật là hiểu biết tỉ lệ thuận với số lượng hàng sách chưa đọc trên kệ sách của bạn và nó được đặt tên là "phản thư viện". Giá trị của điều này nằm ở chỗ nó liên tục nhắc nhở chúng ta về tất cả những kiến thức mà ta chưa biết đến.  

Jessica Stillman gọi điều này là trí thông minh của nhân loại: "Chính những điều chưa được khám phá từ những cuốn sách chưa đọc là chất xúc tác thúc đẩy chúng ta tiếp tục trên con đường đọc và tìm hiểu kiến thức, để chúng ta không bao giờ cảm thấy thoải mái vì đã biết đủ nhiều rồi." Người thiếu đi trí thông minh nhân loại, người mà không có khao khát để có được nhiều cuốn sách hơn có thể sẽ cảm thấy vui vẻ vì bộ sưu tập cá nhân trước đó, nhưng kiểu thư viện như thế chỉ mang giá trị của những chiếc cúp treo tường để trang trí, chứ không phải một nơi chứa đựng nguồn kiến thức sinh động và mang tính phát triển cho chúng ta đến tận những năm 80 tuổi.

Thuật ngữ Tsundoku

Là cây viết cho tờ báo the New York Times, Kevin Mims lại đưa ra một khái niệm khác với Taleb, một từ mượn trong tiếng Nhật Tsudoku, chỉ về một số lượng sách mà một người sở hữu và vẫn chưa đọc đến. Thuật ngữ này xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, là sự kết hợp giữa tsude-oku (để mọi thứ chồng chất) và dukosho (đọc sách).

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sở hữu và đọc nhiều sách sẽ đi từng bước một tiếp cận đến những sự phát triển tuyệt vời. Một nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em sinh trưởng trong một gia đình có khoảng 80 đến 350 cuốn sách cho thấy sự cải thiện trong khả năng văn học, số học và kỹ năng về công nghệ truyền thông. Vì vậy các nhà khoa học đã khuyến khích thúc đẩy những khả năng trên bằng việc đọc sách như một thói quen và một sự luyện tập trong cuộc sống. Cũng có những nghiên cứu khác đã chỉ ra đọc sách có thể giúp giảm stress, thỏa mãn những nhu cầu kết nối xã hội, tăng thêm kỹ năng xã hội và lòng khoan dung, thúc đẩy những khả năng về mặt nhận thức. 

Trong một bài báo của mình Jessica Stillman đã tự vấn liệu phản thư viện có phải là một sự đối lập với hiện tượng the Dunning-Kruger, một loại thiên kiến về mặt nhận thức làm cho người ta ngộ nhận về kiến thức và khả năng của họ khi trong thực tế họ không giỏi như những gì họ nghĩ. Và bởi vì con người thường không thích việc bị gợi nhớ về những điều mà họ chưa biết, những cuốn sách chưa đọc giúp cho họ không ngừng mở rộng năng lực hiểu biết của mình. Stillman: "Những cuốn sách chưa đọc chính là dấu hiệu về sự thiếu hiểu biết của bạn. Nhưng nếu bạn có thể nhận thức được sự thiếu hụt trong hiểu biết của mình thì bạn đã tiến xa hơn rất nhiều người rồi." 

Giữa Phản thư viện và Tsudoku, cho dù bạn ưu tiên khái niệm nào hơn thì đó cũng là nguồn năng lượng thúc đẩy bạn rèn luyện việc đọc sách nhiều hơn.

Nguồn: bigthink.com - KEVIN DICKINSON

Chủ đề chính: #đọc_sách

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn