Gió

Giải mã câu hỏi, vì sao người Trung Quốc luôn bị ghét?

Đăng 8 năm trước

Có thể nói người Trung Quốc đang trở thành tâm điểm trong nhiều vấn đề trên thế giới, thế câu hỏi được đặt ra, tại sao họ lại bị ghét nhiều đến vậy?

“Ghét người Trung Quốc” đã trở thành một hiện tượng xã hội thời nay. Nếu hỏi“vì sao ghét”thì đa phần đều cho rằng “xấu lắm, thâm lắm, hiểm lắm”. Thành ngữ có câu

“Nguồn đục thì nước không trong. Gốc cong thì cây không thẳng”.

Mọi thứ đều phải có nguyên nhân. Trung Quốc nơi ấy tuy nhiên đã từng là một quốc gia lễ nghĩa, có đầy đủ Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín. Vậy Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của người Trung Quốc giờ đã đi về đâu?

Nếu có ai đó nói với một người Trung Quốc rằng hành vi và đạo đức của anh ta thấp kém. Anh ta sẽ không thể hiểu được chúng ta đang nói gì, vì đối với họ điều đó là bình thường, ai cũng sống và làm như thế cả, vậy thì thấp kém ở đâu?

Có một vài mẩu chuyện tiêu biểu về người Trung Quốc thời nay, thông qua đó phần nào chúng ta có thể phác họa được chân dung chung về họ, đồng thời cũng giật mình nhìn lại chính mìnhHành độ phản cảm của người Trung Quốc

Làm ơn hãy giữ im lặng

Tháng 09 năm 2006, trên trang web chính thức Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc đã công bố hành vi không văn minh của du khách Trung Quốc khi du lịch trong và ngoài nước khá phổ biến do công chúng phản ánh.

Những hành vi không văn minh thường thấy của công dân Trung Quốc khi ra nước ngoài như: Tùy tiện vứt rác, đi vệ sinh không xả nước, hút thuốc kể cả nơi có biển báo cấm hút, chen lấn, tranh cướp, ngôn ngữ cay độc nói thẳng vào mặt, trèo cây, hái hoa, nói năng ồn ào, thô lỗ v.v…

Nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp: Có câu “Làm ơn giữ yên lặng” (viết bằng tiếng Trung giản thể) chỉ để viết cho người Trung Quốc đọc, những người Trung Quốc đi qua nhà thờ Đức Bà Paris đều sẽ thấy được bảng ghi bằng tiếng Trung câu này. Ở Paris, những chỗ có tiếng Trung ở nơi công cộng cũng không nhiều, mà các quốc gia khác bao gồm du khách nước Pháp lại không hề có kiểu “lịch sự” này.

Trong toilet của Hoàng cung Thái Lan: có bảng ghi tiếng Trung bắt mắt, “Làm ơn xả nước sau khi vệ sinh.”

Thùng rác ở Trân Châu cảng, Mỹ: đều có biển bằng tiếng Trung, “Thùng rác tại đây”. Kiểu bảng thông báo chỉ viết bằng tiếng Trung giản thể này, cũng có ở những điểm đến chủ yếu của khách nước ngoài người Trung Quốc – Các nước như Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore đều xuất hiện thường xuyên.Nam Trung Quốc thản nhiên ngồi trên bức tượng ở nước ngoài

Bàn về yếu tố đạo đức và nhân tính

Thực phẩm độc và thực phẩm giả lan tràn:Năm 2003, ở Phụ Dương tỉnh An Huy đã phát sinh sự kiện “sữa bột độc” khiến 171 trẻ bị suy dinh dưỡng, 13 trẻ tử vong. Năm 2006, Sở lương thực thành phố Bắc Kinh cho biết có 2.300 tấn gạo cũ độc hại lưu hành trên thị trường.

Thờ ơ, xem thường tính mệnh người khác: Chuyện cô bé Duyệt Duyệt 2 tuổi bị xe van cán qua người vào tháng 10/2011 làm chấn động thế giới. Không chỉ 18 người qua đường không dừng lại cứu giúp, mà một chiếc xe tải khác chạy qua và tiếp tục cán lên người em mà chạy. Mãi cho đến khi một phụ nữ nhặt rác tốt bụng nhìn thấy và kéo em vào bên trong.

Những câu chuyện thấy người gặp nạn không cứu giúp không còn là điều mới lạ ở Trung Quốc nữa. Thậm chí tài xế sẵn sàng cán qua cán lại cho người bị nạn chết đi để bồi thường ít hơn.Sự thờ ơ của người đi đường

Tham nhũng tràn lan và hơn một nửa quan chức có nhân tình:Từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến nay, đã có hơn 22 quan chức cao cấp bị đưa ra tòa xét xử, hơn 100 “hổ già” ngã ngựa trong chiến dịch đả hổ diệt quan tham. Chỉ riêng gia tộc cựu Bí thư Ban Chính trị và Pháp luật Chu Vĩnh Khang đã tham nhũng đến 100 tỷ nhân dân tệ; cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu tham nhũng 20 tỷ nhân dân tệ.

Một báo cáo được Học viện Quốc gia về Phát triển và Chiến lược tại Đại học Nhân dân cùng Viện Nghiên cứu và Sáng tạo Thâm Quyến, một viện chính sách ở Thâm Quyến công bố ngày 15/4 đã tiết lộ rằng gần nửa số quan chức quyền lực ở Trung Quốc bị thanh trừng từ năm 2000 có ít nhất một người tình – được hỗ trợ với những món lợi bất chính của họ.

Người Trung Quốc xưa kia có như bây giờ không?

Trung Quốc vốn được coi là “lễ nghi chi bang” (“mảnh đất lễ nghi”) đã có mấy nghìn năm lịch sử. Trong Lục Nghệ truyền thống “Lễ Nhạc Xạ Ngự Thư Số” của Trung Quốc, chữ “Lễ” đứng đầu, đã đủ để nói lên rằng người Trung Quốc coi trọng truyền thống lễ nghi. Trong “Luận Ngữ” có một chuyện cổ, Khổng Tử cảnh cáo con trai Khổng Lý rằng: “Bất học lễ, vô dĩ lập.” Ý nghĩa là, nếu như không học lễ, thì không có cách nào để lập chỗ đứng. Trong cuốn “Tam tự kinh” từng được biết đến rộng rãi có chỉ ra, làm con cái, từ bé khi lớn lên, phải nên thành thục các loại lễ tiết trong các trường hợp khác nhau, học tập những việc lễ tiết nghĩa văn. Trong lịch sử trong một số “gia huấn”, “học quy” nổi tiếng, đều có một lượng lớn quy phạm lễ nghĩa liên quan đến các phương diện như ăn ở đi lại, đối nhân xử thế hàng ngày. Giao lưu giữa người và người, xưng hô đối phương thế nào, có hai bên thì đứng thế nào, đón tiếp thế nào, v.v.. đều có quy định về lễ. Ngay cả là ăn cơm, cũng nên thể hiện ra tu dưỡng của bản thân trong từng cử chỉ chân tay, gọi là ‘thực lễ’. Hành vi hợp với lễ, là có biểu hiện của tu dưỡng, ngược lại ắt không thể leo lên nơi thanh nhã.Lễ nghi ở Trung Quốc khi xưa

Theo Đại Kỷ Nguyên

Chủ đề chính: #người_trung_quốc

Bình luận về bài viết này
1 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn