Trúc Ly

Giải mã nguồn gốc những suy nghĩ không mong muốn và biện pháp đánh bay chúng

Đăng 7 năm trước

Kỹ thuật đơn giản để lấy lại sự kiểm soát một trí óc hay “rong chơi”.

Lo lắng là một lời nguyền. Và vâng có lẽ “đừng lo lắng” là lời khuyên vô dụng nhất trong tất cả các trường hợp, vì nói lúc nào cũng dễ dàng hơn hành động cả (hoặc không làm gì cả).  

Bất kì ai đang ăn kiêng cũng biết quá trình phải kiềm chế không ăn gì đó vất vả như thế nào. Ai phải trải qua một sự lạm dụng thực tế đều biết nếu không nhận được sự điều trị (bất cứ phương thức nào) thì kết cục sẽ rất tệ. Ai mắc chứng lo âu đều biết rằng việc không lo lắng về điều gì đó là bất khả thi. Và bất kì ai đã từng thèm muốn một thứ gì đó không tốt cho họ sẽ đều hiểu được sức mạnh ảnh hưởng của từ “không” trong tình huống đó.  

Khi bạn cố nói với bản thân không được ăn tinh bột, bỗng dưng thức ăn chứa tinh bột sẽ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Khi bạn quyết định bỏ hút thuốc, tất cả những điều bạn thấy là mọi người xung quanh đều bắt đầu châm thuốc. Việc “không” hành động như một “cây bút highlight” và có thể tự vẽ nên sự tập trung cũng như năng lượng của bạn về bất cứ thứ gì đó cứ như là điều bị ngăn cấm vậy.

Thuyết con ngựa và người cưỡi

Vậy những ý nghĩ không mong muốn là gì? Chẳng phải bạn nên kiểm soát được những thứ diễn ra trong chính trí óc bạn hay sao? Tại sao lại có những lúc bạn nằm trên giường cố gắng ngủ nhưng tâm trí bạn lại như đang chạy đua? Tại sao bạn không thể chỉ đơn giản gạt cần và tắt nó đi? Và như thế nào mà lại có những lúc bạn hẳn phải đang suy nghĩ nhưng cơ thể lại tự động chuyển qua chế độ lái tự động và làm việc như một xác sống?

Ví dụ: có bao giờ bạn đang chạy xe đến chỗ làm nhưng không hề có ý niệm gì về việc đi đến đó? (bạn có nghĩ rằng mình có thể sẽ tông phải một người đi bộ trên lối đi?) hoặc có bao giờ bạn bỏ ngũ cốc vào tủ lạnh và bỏ sữa vào ngăn bếp? Vậy chuyện gì đang diễn ra vậy?

Vào thế kỉ 19, các nhà tâm lý học đã bắt đầu vén màn bí ẩn của một bộ não không ý thức. Freud, Jung, Janet và những nhà tâm lý học khác đã định rằng sự nhận thức của chúng ta chỉ là phần nổi của tảng băng. Họ tin rằng ở đó còn có gì đó lơn hơn, sâu hơn và già hơn (theo nghiên cứu sinh vật học thuộc thuyết tiến hóa), và mạnh mẽ hơn rất nhiều trong não bộ của con người. Sau đó, những công trình nghiên cứu về tâm lý học hiện đại như Kahneman, Wilson,… đã ráp lại những mảnh vụn và mang đến một cái nhìn thoáng hơn về những điều thật sự diễn ra đằng sau cách của khóa của tâm trí con người.  

Cho dù đó là thuyết “id” của Freud, “subconscious” (“tiềm thức”) của Janet, “system 1” (“hệ thống 1”) của Kahneman, “adaptive unconscious” (“tiềm thức thích nghi”) của Wilson, hoặc khái luận tâm lý nổi tiếng - “lizard brain” (“não thằn lằn”), chúng đều làm chúng ta phải kinh ngạc về những gì não bộ đang lén lút thực hiện sau lưng ý thức của một người. Nó như là một thế giới lượng tử nơi mọi thứ đều diễn ra một cách ngược ngạo và không có quy luật nào có thể áp dụng được.

Thứ ngôn ngữ tôi thấy hiệu dụng nhất là một phép ẩn dụ mà tôi tiếp thu được từ tiến sĩ Tom Miller trong chương trình nghiên cứu của ông ấy “Self Discipline and Emotional Control” (“kỷ luật bản thân và kiểm soát cảm xúc”). Ông đã ví não bộ như con ngựa và người cưỡi. Vâng, hai cá thể hoàn toàn cách biệt nhưng hoạt động như một đội, người cưỡi ngựa đại diện cho ý thức và con ngựa là tiềm thức. Người cưỡi nghĩ rằng mọi thứ đã sẵn sàng nhưng con ngựa mới là cá thể mang tiếng nói quyết định. Bạn có thể dắt con ngựa đến nguồn nước, nhưng bạn không thể bắt nó uống. Con ngựa to lớn hơn, mạnh hơn, nhanh hơn và hoang dã hơn người cưỡi. Tệ hơn là, nó không phải lúc nào cũng đồng ý với hướng đi bạn định ra. Khi mọi thứ tưởng chừng đã được đưa vào một cách đồng nhất, con ngựa và người cưỡi ngựa có thể có thể sẽ đi đến hai hướng quyết định hoàn toàn khác nhau.  

Sự kiềm nén suy nghĩ là một ví dụ hoàn hảo. Khi não bộ của người cưỡi hiểu rõ “đừng động vào cái lò, nó nóng” có nghĩa là “đừng động vào cái lò, nó nóng”, nhưng não của con ngựa lại không nghe được từ “đừng”. Vì vậy, khi đứa bé đưa tay chạm vào cái lò, não bộ của người cưỡi sẽ nghĩ “chuyện gì vừa diễn ra vậy? Cậu bé vừa hành động như đúng điều mà mình bảo nó đừng làm!”  

Đây là lí do tại sao con người thường thường đưa ra những quyết định hoàn toàn vô thức và phi logic- đặc biệt là những đứa bé và trẻ vị thành niên. Não bộ của người cưỡi ngựa không thật sự phát triển hoàn toàn cho đến độ tuổi 25, trong khi não của con ngựa sẽ tiếp tục duy trì tính cách hoang dã của nó cho đến khi người cưỡi đủ mạnh để thuần hóa con vật. Một vài người dường như không bao giờ có thể kiểm soát được cơn bất đồng của họ, và thậm chí những người cưỡi ngựa dày dạn kinh nghiệm nhất cũng thỉnh thoảng phó mặc cho một chú ngựa đang bị kích động.

Vậy bạn cần phải làm gì khi nhận ra bản thân đang là nạn nhân của một sự kiềm chế thất bại? Chuyện gì sẽ xảy ra khi tâm trí chúng ta bảo “đừng mong đợi những điều xấu” nhưng con ngựa tiềm thức lại không nghe được từ “đừng”?  

Carey Morewedge - chuyên gia trợ giúp ngành khoa học xã hội và quyết định tại đại học Carnegie Mellon - viết rằng “cố gắng kiểm chế ý nghĩ của một cá nhân trước một món ăn ưa thích để nén lại sự thèm muốn những món ăn đó về cơ bản là một chiến lược không hoàn mỹ”  

Tuy nhiên, biện pháp không chỉ đơn giản là xuôi theo những cám dỗ. Carey và đồng đội của anh đã thực hiện một nghiên cứu với hơn 300 tình nguyện viên cố gắng thực hiện một sự tiếp cận thay thế thú vị: thay vì kiềm chế ý nghĩ vê món ăn đó, họ được yêu cầu tưởng tượng về việc ăn món ăn đó. Và kết quả thực sự rất bất ngờ “những nghiên cứu đã cho thấy rằng những người liên tục tưởng tượng được thưởng thức món ăn ưa thích của họ - chẳng hạn như socola M&M hay một thanh phô mai,… - sau cùng lại ăn món đó ít hơn (xấp xỉ 50%) so với những người chỉ nghĩ về điều đó một vài lần hoặc cố nghĩ về thứ khác. Hành động tưởng tượng về sự trải nghiệm được thưởng thức một món ăn không tốt cho sức khỏe dừng sự kiềm chế ngay tức thì - và mang đi sự kiểm soát của cảm giác thèm muốn.

Chủ đề chính: #suy_nghĩ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn