Mộc Nam "Hành động là viết Nhiệt huyết là đọc"

Giải pháp cho trẻ mắc bệnh béo phì (2)

Đăng 5 năm trước

Ở bài trước bạn đọc đã được tìm hiểu về cách nhận biết con bạn có bị béo phì hay không cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ. Trong bài viết này, mời bạn đọc OHay TV cùng tìm hiểu thêm về những tác động của bệnh béo phì tới sức khỏe của trẻ và các giải pháp cho trẻ bị béo phì.

Những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh béo phì ở trẻ 

Bệnh béo phì thực sự gây ra những tác động nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như đời sống của trẻ. Mời bạn cùng tìm hiểu những tác động dưới đây:

 (1)   Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 

Trẻ em thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểuđường loại 2 cao hơn trẻ em có cân nặng bình thường. Bệnh tiểu đường loại 2 xảyra khi cơ thể không thể chuyển hóa glucose đúng cách và nó có thể dẫn đến một sốvấn đề khác như tổn thương dây thần kinh, rối loạn thận và bệnh về mắt. 

 (2)   Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch 

Nồng độ cholesterol cao và tăng huyết áp là những biếnchứng thường gặp đi kèm với bệnh béo phì ở trẻ em. 

 (3)   Tăng nguy cơ bị hen suyễn 

Hen suyễn xảy ra khi đường hô hấp của phổi bị viêmvà tình trạng này có liên quan mật thiết đến bệnh béo phì. Mặc dù lý do cho mốiquan hệ này vẫn chưa rõ ràng nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì thựctế có thể làm tăng nguy cơ bị hen suyễn 

 (4)   Làm tăng nguy cơ đau khớp 

Đau khớp là một vấn đề phổ biến khác mà trẻ con thừacân có xu hướng phải chịu đựng cùng. Lý do dễ hiểu cho việc này là bởi mức trọnglượng mà xương có thể nâng đỡ cho cơ thể là có giới hạn. Tuy nhiên vấn đề nàycó xu hướng giảm dần khi bé bắt đầu giảm cân. 

5)   Rối loạn giấc ngủ 

Trẻ bị mắc bệnh béo phì có nguy cơ rối loạn giấc ngủ,các biểu hiện cụ thể như ngáy ngủ và ngừng thở (ngừng thở trong khi ngủ). Đâythường là kết quả trực tiếp của trọng lượng quá mức quanh cổ, và nó có xu hướngchặn đường hô hấp khi ngủ   

(6)   Các vấn đề xã hội

Trẻ em béo phì có xu hướng trở thành nạn nhân của việc bị bắt nạt ở trường học và điều này có thể dẫn đến trẻ bị trầm cảm, mất tự tin và dần muốn cách ly với xã hội. Nếu điều này không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến những tình huống rất tồi tệ.

Giải pháp cho trẻ bị béo phì 

Dưới đây là một số cách đã được chứng minh mà bạn có thể thực hiện để giúp trẻ béo phì trở lại với cân nặng bình thường

(1)   Bắt đầu một thói quen ăn uống lành mạnh

Đây là điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để giúp trẻ bởi vấn đề cơ bản đằng sau tình trạng béo phì là việc ăn uống không lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng phù hợp chính là chìa khóa để giảm cân, vì vậy việc thay đổi thói quen ăn uống của con bạn là cực kì quan trọng và nên là việc làm đầu tiên trong hành trình giảm cân cho trẻ.

Vì trẻ sẽ sẽ chủ yếu ăn những đồ ăn mà bạn mua và dự trữ sẵn trong nhà, nên bạn có thể kiểm soát được những gì con bạn nên ăn và không nên ăn. Để bắt đầu, hãy loại bỏ những đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe của bé như kẹo, nước ngọt, khoai tây chiên, và tất cả các loại thực phẩm khác có hàm lượng muối, chất béo cao hoặc đường tinh luyện cao.Sau đó, bạn cần chuyển chế độ ăn uống cho trẻ sang chế độ ăn uống lành mạnh - nghĩa là tập trung vào các thực phẩm tự nhiên, tươi sạch, thay vì thức ăn nhanh, ví dụ như:

-         Trái cây và rau

-         Ngũ cốc nguyên hạt

-         Các loại thực phẩm chứa protein như cá,thịt gà…

-         Sữa ít chất béo, ít đường…

Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo chế độ ăn uống của các chuyên gia dinh dưỡng của bạn để được trợ giúp về việc lập kế hoạch cho các bữa ăn.

(2)   Tăng cường luyện tập

Tập thể dục thường xuyên cũng quan trọng như việc ăn uống lành mạnh trong hành trình giảm cân hiệu quả cho trẻ. Tuy nhiên với các bé thì việc đăng ký một lớp học vào các phòng tập thể dục thể hình có vẻ không thú vị bằng việc cho bé tham gia vào các lớp học nhảy, múa, hay lớp học võ… Và đặc biệt đối với những trẻ thừa cân thì việc tập luyện càng gặp nhiều khó khăn hơn, chính vì vậy việc bạn thiết kế ra những bài tập cho trẻ ngay tại sân nhà mình là tốt nhất, khi đó bạn có thể theo sát và biết được tình hình của bé. Theo nguyên tắc chung, hãy dành ít nhất một giờ để tập thể dục mỗi ngày, có thể chia thành các bài tập dài 5 – 10 phút trong cả ngày.

(3)   Tổ chức nhiều hoạt động gia đình hơn

Bạn sẽ phải ngạc nhiên bởi sự thích thú của trẻ khi tham gia các hoạt động bên ngoài cùng gia đình. Thường xuyên tham gia vào cáchoạt động mà cả gia đình thích có thể sẽ là một cách tuyệt vời để giúp con bạn trở nên năng động hơn và sẽ là những bước đầu trên hành trình luyện tập thể dục thường xuyên của bé. 

Điều tuyệt vời ở đây là cho dù bạn đi bộ đường dài hay bơi lội, bạn không chỉ giúp con bạn giảm cân mà bạn còn cho chúng cơ hội học hỏi từ bạn - để xem chính xác những điều chúng nên làm. Chỉ cần đảm bảo thay đổi các hoạt động theo thời gian để con bạn không cảm thấy buồn chán.

(4)   Giảm thời gian xem TV 

Các nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng việc xem TV, chơi trò chơi điện tử hoặc sử dụng điện thoại thông minh quá mức có thể dẫn đến tăng cân ở trẻ.

Có hai lý do chính giải thích cho điều này – thứ nhất, khi con bạn dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại hay xem TV đồng nghĩa với việc chúng sẽ có ít thời gian hơn cho các hoạt động thể chất, khiến ít calo bị đốt cháy hơn; thứ hai, thời gian ngồi xem truyền hình nhiều sẽ đi kèm với việc ăn đồ ăn vặt nhiều hơn, dẫn đến trẻ dễ bị tăng cân hơn.

Vì vậy không nên cho trẻ xem TV hay sử dụng điện thoại thông minh nhiều hơn một giờ đồng hồ mỗi ngày. 

Vậy là chúng ta vừa đi qua một chặng đường dài để tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh béo phì ở trẻ. Từ việc xác định xem trẻ có bị béo phì hay không, tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ, cũng như những ảnh hưởng của bệnh béo phì tới sức khỏe của trẻ, và đặc biệt là khám phá ra những phương pháp giúp trẻ bị béo phì có thể giảm cân. Hi vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích cho mình và sẽ thành công trên hành trình đi tìm cân nặng hoàn hảo cho con bạn.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn