Mộc Nam "Hành động là viết Nhiệt huyết là đọc"

Giải pháp cho trẻ mắc bệnh béo phì - Phần 1

Đăng 5 năm trước

Bệnh béo phì ở trẻ em là một vấn đề đáng lo ngại ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên, một tin tốt lành rằng, béo phì có thể tránh được và nếu con bạn đã bị béo phì thì vẫn có thể khắc phục được. Trong bài viết này, mời bạn đọc của Ohay TV cùng tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh béo phì ở trẻ và giải pháp cho trẻ bị béo phì nhé!

Cách nhận biết con bạn có bị béo phì hay không?

Để biết liệu rằng con bạn có bị thừa cân hay không thực ra không phải dễ bởi vì trẻ thường lớn lên với những tốc độ khác nhau và cân nặng thay đổi nhiều theo độ tuổi. Theo một nghiên cứu cho thấy có đến 80% phụ huynh nghĩ rằng con mình có cân nặng bình thường trong khi thực tế con của họ đã có số cân nặng cao hơn mức bình thường. 

Vì vậy bạn nên sử dụng các công cụ tính toán chính xác để biết về tình trạng cân nặng của con mình, bạn có thể sử dụng chỉ số BMI (body mass index). Đây là phương pháp đo trọng lượng cơ thể liên quan đến chiều cao. Thông qua chỉ số BMI bạn có thể biết chính xác con mình đang mắc bệnh béo phì, thừa cân, có cân nặng bình thường hay suy dinh dưỡng. 

Chỉ số BMI cho trẻ em và thanh thiếu niên (từ 2 đến 20 tuổi) được phân loại bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) bằng cách sử dụng số liệu được gọi là phần trăm. Dưới đây là các phạm vi phần trăm khác nhau và ý nghĩa của nó.

  • Từ 5 – 84 phần trăm: Trọng lượng khỏe mạnh 
  • Từ 85 – 94 phần trăm: Thừa cân 
  • Từ 95 – 99,9 phần trăm: Béo phì 

Mặc dù BMI thực sự hữu dụng trong việc xác định trẻ có bị béo phì hay không nhưng một số phụ huynh vẫn thất bại trong việc sử dụng công cụ này. Vậy nếu bạn nằm trong danh sách đó thì hãy tham khảo một số dấu hiệu dưới đây để xác định tình trạng cân nặng của trẻ: 

  • Cơ thể con bạn trông lớn hơn các bạn trong lớp hay không?
  • Con bạn mặc quần áo có kích cỡ lớn hơn đáng kể so với tuổi của chúng không?
  • Con bạn có ăn cùng một lượng thức ăn (hoặc cao hơn) một khẩu phần dành cho người lớn? 
  • Con bạn có dễ dàng cảm thấy mệt khi tập luyện? 
  • Con bạn ghét chế độ ăn thông thường nhưng thèm đồ ăn vặt? 
  • Con bạn thích ngồi xem TV trong hơn ba tiếng một ngày? 
  • Con bạn có luôn thấy đói?

Nếu bạn quan sát và thấy những dấu hiệu trên ở trẻ thì hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ để biết chính xác tình trạng của trẻ 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ có thể là bởi cách trẻ ăn uống và tập luyện, vấn đề tâm lý hay di truyền từ bố mẹ. Cụ thể: 

 (1) Yếu tố di truyền 

Câu nói “cha nào con nấy” khá đúng trong trường hợp này. Những đứa trẻ có cha mẹ béo phì có nhiều khả năng gặp các vấn đề về cân nặng hơn những đứa trẻ có bố mẹ gầy. Dù béo phì không hoàn toàn được xác định trước nhưng nhân tố di truyền vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng, và đặc biệt những thứ mà bạn ăn càng đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc xác định gen được biểu hiện ra ngoài. 

 (2) Nghiện đồ ăn nhanh 

Chính đồ ăn nhanh đã tác động rất lớn đến sự gia tăng tỷ lệ béo phì – đặc biệt là ở trẻ. Những thức ăn có hàm lượng chất béo cao thường rất hấp dẫn đến mức khó cưỡng và đây chính là một nguyên nhân chính gây nghiện thực phẩm ở cả trẻ em và người lớn. Và khi con bạn bị nghiện đồ ăn nhanh thì béo phì là gần như không thể tránh khỏi. 

 (3) Không tập thể dục thường xuyên  

Việc tập thể dục thường xuyên và đúng cách trong việc duy trì cân nặng phù hợp là điều không thể thiếu bởi khi tập luyện thì calo trong cơ thể sẽ được đốt cháy và dẫn đến giảm chất béo. Nhưng trên thực tế nhiều trẻ em không luyện tập hằng ngày dẫn đến làm tăng các vấn đề về cân nặng.

(Còn nữa...)

Xem phần 2

Chủ đề chính: #béo_phì

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn