Như Quỳnh " Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình "
Biên tập viên tại Thế giới Network Media

Giải thích nguồn gốc, tên gọi của các món ăn quen thuộc ở Sài Gòn

Đăng 5 năm trước

Lẩu, lạp xưởng, phá lấu...là những món ăn quen thuộc của người dân Sài Gòn. Có thể bạn đã ăn những món này rất nhiều lần nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc những món ăn này có nguồn gốc từ đâu và vì sao lại có tên gọi như vậy không? Hôm nay Ohay.TV sẽ giải thích về nguồn gốc của những món ăn này cũng như tên gọi của chúng. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Lẩu

Người ta không biết chính xác nguồn gốc của lẩu. Có giả thuyết cho rằng những người du mục Mông Cổ là những người đầu tiên chế ra món ăn này. 

Từ lẩu có nguồn gốc từ giọng Quảng Đông (một tỉnh nằm ven bờ biển đông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), đọc theo âm Hán Việt là , có nghĩa là cù lao. Hình dáng của nồi lẩu truyền thống rất giống với cù lao. Một cái ống ở giữa nổi lên, xung quanh là nước.

Ngày nay, một nồi lẩu bao gồm một nồi nước dùng đang sôi được nấu trên bếp (ga, than hay điện). Các món ăn sống được để xung quanh và người ăn gắp đồ ăn sống bỏ vào nồi nước dùng, đợi chín tới và ăn nóng. Thông thường đồ ăn dùng làm món lẩu là: thịt, cá, lươn, rau, nấm, hải sản… Lẩu còn có thể ăn kèm với bún hoặc mì tôm.

Đâu đâu ở Sài Gòn bạn cũng có thể nhìn thấy các quán lẩu. Vào những chiều Sài Gòn mưa bất chợt, các quán lẩu chính là nơi tụ tập bạn bè, người thân. Bạn cũng có thể thưởng thức món lẩu ngay tại nhà bởi cách chế biến món ăn này cực kì đơn giản.

Lạp xưởng

Lạp xưởng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lạp xưởng đọc theo âm Hán Việt là lạp trường (lạp có nghĩa là cuối năm, trường có nghĩa là ruột).

Lạp xưởng là ruột lợn nhồi thịt lợn xay trộn với rượu, đường cho lên men tự nhiên. Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt. Có thể bảo quản lâu. 

Phá lấu

Phá lấu có nguồn gốc từ Trung Quốc. 

Phá lấu theo âm Hán Việt là “Đả Lỗ” (đả có nghĩa là kho mặn, lỗ có nghĩa là ướp mặn). 

Nhiều người kể rằng phá lấu ra đời khi người Tiều họ sợ lãng phí các con vật làm thực phẩm (thường là heo, gà và nhất là vịt) mà không dùng hết. Vì thế, họ xẻ tất cả các phần của con vật thành những miếng vừa ăn, ướp với ngũ vị hương và một số nguyên liệu khác. Nồi phá lấu của người Tiều có thể để quanh năm suốt tháng, hết nước lại châm vào, rồi cho thêm chút muối là có thể ăn dần trong cả năm.

Hiện nay, bạn có thể tìm thấy phá lấu theo cách nấu truyền thống của người Tiều ở các khu vực quận 5, quận 6 hoặc khu vực Chợ Lớn ở TP.HCM. Còn với nhiều người hiện nay, phá lấu là thường dùng lòng bò hoặc heo kết hợp với cách nấu nước phá lấu (gồm có ngũ vị hương, đại hồi, tiểu hồi…) dùng kèm với bánh mì, rau ngò và một ít nước chấm pha.

Vằn thắn

Vằn thắn hay còn gọi là hoành thánh. Món này có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc. 

Vằn thắn được cho là xuất phát từ âm Quảng Đông, âm Hán Việt là Vân Thôn có nghĩa là nuốt mây

Nhân vằn thắn làm từ thịt heo, hải sản và rau băm nhỏ, gói lại bằng vỏ bột mì rồi đem hấp chín. Sau khi hấp xong, vỏ bột mì chuyển màu trắng hơi trong cho phép nhìn thấy nhân bên trong.

Món vằn thắn theo người Hoa du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 1930, biến đổi thành món mì vằn thắn không còn hoàn toàn giống với món ăn nguyên gốc Trung Hoa.

Ở Sài Gòn, bạn sẽ dễ dàng mua cho mình một tô vằn thắn. Khá là nhiều quán từ ven đường, hẻm hay các quán ăn sang trọng đều có món này. Vằn thắn thường được bán chung với hủ tiểu, bánh canh.

Xá xíu

Xá xíu có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc. Từ này âm Hán Việt đọc là Xoa Thiêu.

Món này vốn bắt nguồn từ cách lấy thịt heo, lạng bỏ xương, ướp gia vị, xỏ ghim rồi đem nướng trên lửa. Thịt thường dùng là thịt vai, ướp mật ong, ngũ vị hương, xì dầu, chao, tương đen, phẩm màu đỏ, và rượu. 

Bây giờ bạn đã biết hết nguồn gốc của các món ăn này rồi đấy. Hãy cùng chia sẻ kiến thức này cho người thân, bạn bè mình biết nữa nhé. 

Như Quỳnh - Ohay.TV

Xem thêm: Giải thích nguồn gốc, ý nghĩa các địa danh Việt Nam - Phần 1     

Chủ đề chính: #du_lịch_sài_gòn

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn