Vũ Thị Hồng Nhung

Giao tiếp - Làm sao để tạo được thiện cảm cho người đối diện?

Đăng 6 năm trước

Bạn đã bao giờ bị người khác chê bai vì kĩ năng giao tiếp không tốt? Bạn đã bao giờ rơi vào tình cảnh không biết phải nói gì hay dẫn dắt câu chuyện ra sao cho thú vị? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận ra mình đang còn thiếu những điều gì. Hãy cùng theo dõi nhé!

Giao tiếp - Làm sao để tạo được thiện cảm cho người đối diện?

Giao tiếp là một kĩ năng quan trọng và thiết yếu trong thời đại hội nhập hiện nay. Giao tiếp tốt bạn sẽ có khả năng mở rộng các mối quan hệ xã hội, và sẽ dễ gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng. Nhưng giao tiếp đôi khi lại là một vấn đề trở ngại đối với nhiều người. Họ thường bị chê bai vì nói chuyện rất nhạt nhẽo. Họ không biết nên mở miệng bắt chuyện với người đối diện như thế nào. Họ thường xuyên rơi vào tình cảnh không biết nên nói gì và dẫn dắt câu chuyện ra sao cho thú vị. Dưới đây là các bí quyết giúp bạn khắc phục nhược điểm này. Hãy cùng xem nhé!


1. Thái độ

Để gây được thiện cảm cho đối phương trong lần tiếp xúc đầu tiên thì trước hết bạn phải là một người vui vẻ, thân thiện vì chả ai muốn đến bắt chuyện với một người có khuôn mặt cau có cả.

Hãy luôn giữ cho mình một trạng thái tích cực nhất có thể khi giao tiếp. Điều đó sẽ khiến bạn có một sự khởi đầu cho một cuộc trò chuyện thú vị.


2. Sự hài hước

Để tạo được sự gần gũi hơn và phá bỏ khoảng cách trong các cuộc trò chuyện thì bạn phải là một người hài hước, nụ cười chính là cách để rút ngắn khoảng cách hiệu quả nhất.

Nụ cười sẽ tạo ra thiện cảm đối với người đối diện, sẽ khiến cho bầu không khí trở  nên thân thiện và hòa nhã hơn rất nhiều đấy!

3. Nên biết cách lắng nghe

Bạn phải là người biết lắng nghe. Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn phải không? Tại sao để thu hút đối phương trong các cuộc trò chuyện thì ta nên lắng nghe chứ không phải là nói? 

Trong giao tiếp thì lắng nghe là điều rất quan trọng vì ai cũng muốn nói về bản thân mình cả và họ muốn được đối phương lắng nghe. Chính vì thế bạn hãy đặt câu hỏi cho họ khiến họ muốn nói nhiều hơn.

Lúc đầu có thể hỏi về những vấn đề thường ngày để bắt đầu một cuộc trò chuyện, nhưng để câu chuyện trở nên thú vị hơn thì ta không nên nói về chủ đề đó nhiều thay vào đó hãy nói về những mối quan tâm của cả hai. Đó có thể là sở thích, các vấn đề về thời sự, thể thao, tin tức, tin giải trí, v.v…


4. Khen, nên khen như thế nào?

Dành tặng nhiều lời khen cho đối phương cũng là một cách để gây thiện cảm với họ, ai cũng thích được khen cả nhưng bạn nên nhớ dành những lời khen cho họ, không nên khen cho có kiểu như “Đẹp quá!”, “Hay quá!”, “Tuyệt vời” nghe sẽ rất máy móc và có phần không thật lòng. 

Khi khen thay vì nói “”Đẹp quá” thôi, bạn nên nói thêm vì sao bạn cảm thấy nó đẹp, đẹp như thế nào. Bạn cũng không nên khen đểu, khen xạo, đại loại như rõ ràng người ta hát không hay nhưng bạn lại khen người ta hát hay như ca sĩ! 

Nên nhớ đối phương thông minh hơn bạn nghĩ đó. Họ có để nhận ra đâu là lời khen thật lòng, đâu là khen xã giao.

5. Chủ đề nên nói

Nghe cũng đã nghe, khen cũng đã khen. Vậy còn nói thì sao? Ta nên nói gì? 

Để kéo dài một cuộc hội thoại thì CHỦ ĐỀ chính là chiếc kìa khóa để giải đáp cho câu hỏi này. 

Khi bạn trao đổi về một chủ đề mà họ đang quan tâm, bạn sẽ khiến cho họ nói nhiều hơn, như thể bạn bắt đúng tần số của họ ý, họ sẽ nói thao thao bất tuyệt. Và để có thể nói về thứ mà họ quan tâm thì bạn phải có sự am hiểu cơ bản về nó. Hãy dành thời gian trong ngày để đọc và tìm hiểu về tất cả các lĩnh vực, đó là cách mình hay làm có thể nói chuyện với bất cứ ai! 

Hiện tại thì mối quan hệ của mình cũng đến từ rất nhiều ngành nghề khác nhau, nếu chỉ biết một lĩnh vực nào đó thì sao có thể mở rộng mối quan hệ được chứ. Thêm nữa, khi giao tiếp nên giữ không khí vui vẻ trong suốt cuộc trò chuyện và không nên nói những chuyện tiêu cực khiến mạch câu chuyện đi xuống và trở nên lãng xẹt.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn