Dorothy Tran

Hành trình chữa bệnh ung thư cho con - Cám dỗ và kết quả (Phần 3)

Đăng 5 năm trước

Đây là chia sẻ của chị Trang Nguyễn (Quận 7, TP HCM) về hành trình chữa bệnh ung thư nguyên bào thần kinh tuyến thượng thận phát hiện giai đoạn cuối lúc con được 9 tháng tuổi...

Ngày viết: Thứ bảy, ngày 28 tháng 06 năm 2018

Hôm qua mới đi tái khám cho em, nhìn kết quả mà muốn chảy nước mắt. Vì khối u cũng chịu nhỏ lại từng ngày sau một thời gian cố gắng trồi lên sụt xuống. Bài viết của mình là toàn bộ những gì mà hai mẹ con mình đã trải nghiệm qua. Ai có cùng tần số nhất có thể tham khảo. Ai không có cùng tần số có thể lướt ạ.  Nó hơi dài dòng, lòng thòng. Thấm thoắt mà cũng đã gần một năm trời con ăn thực dưỡng để trị bệnh. Để có thành quả như hôm nay là cả một sự nỗ lực vượt qua cám dỗ, tuân thủ nguyên tắc ăn uống. Vì nếu không thì nàng u đó cứ ỏng ẹo miết. Đêm hôm trước đi tái khám, mình có dùng một món rất âm, nên sau khi dùng xong thấy người hơi khó thở và mắc buồn ngủ kinh khủng. Ngủ dậy thấy người uể oải, cái cổ thì đau, mệt mỏi, output nhão, và vẫn còn khó thở. Sáng hôm đó vẫn đi làm bình thường, triệu chứng khó thở vẫn còn. Buổi trưa về cho ẻm bú rồi sắp xếp lên bệnh viện tái khám. Mình chở bé đi bằng xe đạp điện giấc hơn 12h trưa (hồi xưa cho đi taxi, nhưng giờ được chiêm nghiệm nhiều thứ nên tự chở đi).

Lên bệnh viện ngồi đợi tới lượt, còn ẻm thì cứ chạy nhảy như mọi khi, tung tăng dạo khắp bệnh viện. Đến lúc lên siêu âm xong, cầm kết quả trên tay mới thấy vui không tả (mọi mệt mỏi, uể oải như muốn tan biến). Kết quả khối u như sau: 

27/6: 32x17mm

2/5: 35x20mm

28/2: 30x22mm

17/1: 37x29mm

Cầm kết quả lên phòng khám, nhìn qua khe cửa. Ồ, hôm nay bác sỹ khác khám (cả chục lần đi khám mới thấy bác này ra khám, chính là bác hôm trước gọi điện thoại “hỏi thăm” ẻm). Trong lúc ngồi đợi, ẻm vẫn chơi vui vẻ, kêu mẹ dẫn đếm số trên ghế ngồi, đang chơi vui tự dưng đòi mẹ bú, mẹ cũng cho bú nhưng không chịu ngồi ở đó, mà đòi về, kêu về bú, rồi bắt đầu khóc ngất lên, lần đầu tiên thấy ẻm khóc dữ dội như vậy, dỗ cỡ nào cũng không nín, miệng thì áp vô vú nhưng không chịu ngậm bú, ôm thì cứ đạp đạp bụng mình, thiếu điều chộp không kịp là té. Rồi nhất quyết đòi về, miệng thì luôn kêu SỢ SỢ, VỀ VỀ. Đây là lần đầu tiên sau cả chục lần tái khám ẻm mới có biểu hiện như vậy, mình thì cứ sợ không biết con có đau bụng không, khóc đến nỗi mồ hôi tuôn ra ướt cả lưng, lạnh ngắt, mặt thì xanh xao, mắt thì khóc lờ đờ, miệng thì không chịu ngậm vú. Lúc con nói sợ sợ mình chỉ biết là con muốn về thôi, không muốn ở lại. Một cô điều dưỡng thấy con khóc quá nên mới kêu mình vô phòng khám rồi nói bác sỹ cho bé khám trước (còn hai bé nữa là tới lượt ẻm). Khi cô điều dưỡng vừa đề nghị với bác sỹ xong, bà mẹ có đứa con đợi trước mình la rần rần lên, người ta ngồi đợi cả nửa tiếng nãy giờ, ở đâu chạy vô đòi khám trước. Cô điều dưỡng cũng giải thích là bé nó khóc quá trời nên mới nhờ bác sỹ khám trước, nhưng bà mẹ đó vẫn nhất quyết không chịu, mình bảo thôi cô ơi, không sao đâu, để bé khám sau cũng được, người ta không thông cảm cho mình thì thôi đừng cãi qua cãi lại, rồi mình ẵm bé ra ngoài dỗ. Thật, biết là con bệnh ai cũng lo cho con, nhưng mình không phải người ta nên không thể nào nghĩ người ta có thể hành xử giống mình đâu (nhường lượt). Rồi cũng tới lượt bé khám, nó càng khóc, bác sỹ cầm tay bắt mạch mà nó không cho, một mực đòi về. Nói thật trong cả chục lần đi tái khám, chỉ duy nhất một bác sỹ (là bác sỹ nói đúng giai đoạn bệnh của con) là nó ngồi im cho bác khám. Các bác còn lại vừa mới cầm ống khám lên là nó la làng, khóc lóc rồi. Những lần đi tái khám sau không ai khám gì cho nó nữa. Chỉ xem kết quả rồi thôi. Bác sỹ thấy con khóc quá nên không cho về, nói là để con ở lại theo dõi rồi hỏi con trước đó có ăn gì không, ở nhà có sốt không, có biểu hiện gì lạ không? Mình chỉ nói hôm qua giờ nó bình thường, không sốt, vẫn chơi vui vẻ, mới khóc tầm 10-15 phút đổ lại thôi, và nó chỉ muốn về, bác sỹ sau một hồi kêu ở lại không được cũng ký giấy cho về. Mình ẵm con xuống tầng trệt ngồi đợi lấy BHYT, ẻm vẫn khóc, tới lúc ẵm lại chỗ quầy sách, chỉ cho ẻm con này con kia, thì ẻm mới chịu nín rồi lấy một cái ôm khư khư. Mua cho ẻm một tấm hình ghép rồi ẵm lại ghế để hỏi ẻm, thì lúc này ẻm mới tươi trở lại và bắt đầu cùng mẹ chỉ trỏ trong hình và bi bô nói... Và kể từ lúc đó về đến nhà, ẻm vẫn vui vẻ, không khóc, không có biểu hiện gì hết. Nằm ngủ trên xe, nhưng về tới nhà là tỉnh dậy và bắt đầu chạy tiếp. Gần tối mình ôm ẻm, cho bú mới thỏ thẻ. “Trưa trong bệnh viện ai làm con sợ, ai làm con khóc?” Con trả lời mà hết hồn. Sợ. Mong ở chả (mình nói ngược ah) Mong ở chả, con sợ (lặp đi lặp lại mấy lần). Mình mới nói về nhà rồi, có ông bà, dì,... ở với con, nên không sợ nữa nhe. Về nhà không chịu ăn cháo (dạo này không thích ăn là cứ bảo... no rồi, nhưng đem món thích ra thì ăn hết ráo trọi :v ), làm cho ẻm tô bún tekka , chà bông rau củ, ẻm ăn sạch sẽ, rồi đi ngủ ngon lành tới sáng (cả ngày không ngủ nên ngủ một lèo hơn 12 tiếng đồng hồ). Còn mình sau khi đưa ẻm về, phải chạy đi làm hồ sơ (vì luôn tranh thủ được nghỉ là giải quyết một lèo công việc, mà chỉ xin nghỉ nửa buổi để dành ngày nghỉ phép nhiều nhiều, đi xuống nhà chị Bình chơi). Tới lúc này cái mệt mới kéo tới nè, vẫn còn thở mệt mỏi và bao tử bị đau (do bình thường tầm 3h là lôi hộp cơm lức ra ăn ở công ty) còn nay chạy lăng xăng tới gần 5h chưa ăn uống gì. Nên vừa về tới nhà là mình làm tô cháo liền, thêm ẻm không chịu ăn cháo nữa cứ “con no rồi (chưa ăn gì mà no) mẹ ăn đi, mình đổ vô chung luôn) vừa nhai cháo vừa cho ẻm bú, nhai được 3, 4 muỗng là hết đau bao tử. Sau đó hai mẹ con ngủ một mạch. Mình dậy lúc 9h30 tối, lúc tỉnh dậy thấy người khỏe khắn, hết thở dốc, túm lại là phục hồi lại sức khỏe đó. Nói chung là mình ốm (36kg) chứ không yếu, cái chi cũng thực dưỡng nên có gì thực dưỡng cũng lo được cho mình. Tỉnh dậy nhắn tin mừng cho ân nhân. Rồi tâm sự với chị về việc con khóc quá trời quá đất. Chị nói ẻm sợ âm khí bên đó, ẻm nhạy cảm và ẻm sợ bác sỹ gọi điện thoại “hỏi thăm ẻm lần trước” nên ẻm không muốn gặp, ẻm khôn chưa kìa... còn mấy cái chị nói nữa nhưng hơi nhạy cảm nên thôi để hai chị em biết. Chị cũng chỉ cho hai mẹ con cách ấn hàng ma của mật tông. Hên là sức khỏe mình dẻo dai để đồng hành cùng con trên mọi chặng đường, để lúc nào tâm thân trí của mình cũng đang trong tâm thế sẵn sàng dối diện với mọi thế trận.  Mọi người nhìn vô kết quả khối u sẽ thấy có lúc khối u nó lên xuống thất thường, không ổn định. Mỗi lần mình cầm tờ kết quả lên, kết quả nó hiện ra thế nào mình cũng không thắc mắc vì mình biết tại sao nó như vậy. Trong quá trình ăn uống của ẻm, thỉnh thoảng em vẫn ăn đồ ăn chung của nhà (như canh rau, tôm sông, cá sông nhưng nấu bằng gia vị công nghiệp). Cho nên trước đó một tháng, mình quyết tâm chỉ ăn cơm gạo lức muối mè, tối về, làm biếng nhai cơm thì ăn cháo hoặc tự nấu bún với súp rau củ ăn (nêm bằng miso, tekka, tamari thôi...). Trong một tháng này, cũng áp dụng triệt để cho con ăn số 6, 7 (chỉ có đợt sinh nhật con, mẹ tự nấu nhiều món, cho con ăn và một đợt đám cưới cho con ăn nhà hàng, và sau đó về thải độc cho con, dù mẹ đi ăn ở đó không bị đau cổ, hay đầy bụng, nhưng về luôn pha trà chanh muối cho hai mẹ con uống, và mình thì rất ít khi tiệc tùng, nên luôn áp dụng tối đa thực dưỡng cho con). Mình thì sáng nấu cháo gạo lức cho hai mẹ con ăn, tầm 10h mình sẽ nhai cơm lức đậu muối mè, trưa về cho ẻm bú, rồi tầm 3h sẽ nhai cơm gạo lức đậu tiếp (mình khoái công ty ở chỗ này nè, hị hị vừa ăn vừa làm) rồi tầm chiều tối có khi ngủ sớm không ăn thì uống ly sữa ngũ cốc, hoặc làm tô cháo, bún). Trong quá trình đồng hành cùng con, mình thấy đúng là cái dục ăn là cái dục khó tránh. Mình không phải quá thèm, nhưng trước mặt là cứ....xơi thôi. Lắm lúc mình không ăn triệt để, nên cục u nó mới ỏng ẹo vậy. Mình tâm niệm con có cả đời để ăn, còn chữa trị thì chỉ trong một giai đoạn, nên thôi ráng để con khỏi hẳn bệnh rồi lúc đó sẽ cho con ăn đa dạng nhiều số khác trong thực dưỡng. Vậy nên cái gì cũng có cái giá của nó. Muốn có ngày xuân ấm áp, mát mẻ, dễ chịu thì phải trải qua những ngày đông lạnh lẽo. Với mình, hành trang để giúp con vượt bệnh không có gì khác ngoài SỮA MẸ + THỰC DƯỠNG. Sữa mẹ có tế bào gốc, giúp sữa lỗi và hoàn thiện các khiếm khuyết của cơ thể. Giúp nâng cao hệ miễn dịch của con, giúp con chống bệnh tật.... Sữa mẹ tuyệt vời hơn những gì mà ta có thể nghĩ được qua câu mà quảng cáo hay nói “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Chỉ là thức ăn thôi hả? Thiếu quá xá thiếu. Với những gì mình biết về sữa mẹ (tầm hiểu biết của mình cũng chưa nhiều đâu) thì mình thấy câu này chỉ nói lên được một phần nhỏ ơi là nhỏ của sữa mẹ thôi. Vì mình quyết định không mổ cho con, giữ khối u lại, nên mình mới kiểm nghiệm được sữa mẹ + thực dưỡng đã tác động lên khối u như thế nào. Khối u nó nằm đó nhắc nhở mình phải luôn thận trọng, phải biết chọn lựa điều gì tốt cho sức khỏe của con mà làm. Bớt cái miệng mình lại là con được nhờ. Bởi vì khi mình ăn gì đó sai hoặc quá âm, quá dương là cơ thể mình lên tiếng liền. Mẹ thử trước, con thử sau (vậy nên cái món âm quá mà tối hồm trước ăn đó nó cũng khiến bé nhà mình sáng dậy không muốn dậy, nằm uể oải, lăn qua lăn lại không thèm dậy mà, trong khi bình thường vừa dậy là đòi bú, bú xong là nhảy phắt xuống đi chơi). Mẹ cho con bú cứ ăn uống đa dạng, thực phẩm tự nhiên, sạch, không đồ công nghiệp, thực phẩm chứa hóa chất, phun xịt,.. là đã có nguồn sữa mẹ tuyệt vời cho con rồi. Riêng bản thân mình, khi cho con bú mẹ kết hợp ăn thực dưỡng, đặc biệt là số 7,con vượt bệnh nhẹ nhàng, và ít bệnh hẳn (trộm vía cũng hơn nửa năm con không bệnh dù con rất hay chơi chung với mấy chị bị bệnh, và ở nhà cũng có người hay bệnh, còn mẹ ẻm thì cả năm chưa thấy bệnh). Mình chỉ biết khi mình ăn gì đó không thấy ổn cho cơ thể là mình hiểu nó sẽ ảnh hưởng tới con. Mình nhớ hoài cái món cá kho măng - ăn xong thấy đầy bụng, khó thở, một lúc sau là bị dí liền. Đi xong muốn mệt lả người, toát mồ hôi lạnh.Con bú xong thì thấy hơi quấy, xong đi tiêu chảy, chua lòm, thúi quắc (sữa mẹ giúp thải khuẩn phân xấu máu sạch). Nhưng mình biết là con nó khó chịu, như mình bị dí xong là mệt lắm nên mình không muốn con bị cảm giác này chỉ vì cái miệng thèm ăn của mẹ nó. Từ đó mình không ăn cá kho măng nữa. Cái chi ăn vào mà thấy thải độc là không ăn nữa. Nên nhờ thực dưỡng mà cơ thể mình nhạy hơn với thức ăn. Mình chỉ chia sẻ ở góc độ cá nhân hai mẹ con mình thôi. Không xét trên diện rộng. Không phán xét việc ăn uống của ai đâu vì cơ thể của mình, chỉ mình mới hiểu nó như thế nào, ăn uống ra sao để tốt cho bản thân và đứa nhỏ. Trong quá trình chữa bệnh cho con, mình nghiệm ra một điều, nếu sống đúng với những gì mà tạo hóa ban tặng thì tạo hóa luôn có cách giúp con người sửa chữa mọi lỗi lầm. Càng rời xa tạo hóa, càng sống trái tự nhiên thì không ai có thể giúp mình được. Phải nhận ra sai lầm trước khi quá muộn. Trong quá trình chữa bệnh cho con, mình cũng chia sẻ thực dưỡng với một vvài trường hợp.Trong đó có một trường hợp thế này. Mọi người đọc vào rồi tự suy nghĩ nhé. Mình chỉ nói lại, không nhận xét:

Bé bị u nguyên bào thần kinh gan từ trong bụng mẹ, đẻ ra phải nằm viện điều trị, vô thuốc hóa trị tới 2,5 tháng là mổ sạch sẽ. Bé vẫn tái khám hàng tháng. Tới tháng thứ 7 thì phát hiện khối u tăng nhanh (các tháng trước thì không thấy u). Bé này từ lúc đẻ không bú sữa mẹ, chỉ bú sữa công thức. Đến tháng thứ 7 được mẹ cho ăn dặm với yến, đạm động vật. Vậy là nhập viện theo dõi và mổ. Khi vô viện hai chị e có duyên trao đổi về thực dưỡng. Ban đầu mẹ vẫn cho bé uống sữa công thức vì không nghĩ sữa bò là nguyên nhân gây tái phát. Bé ăn cháo thực dưỡng. Sau một tháng, khối u tăng lên, bác sỹ mổ lấy u, nhưng sau đó lại bảo còn dư phần rìa, phải vô thuốc (4 toa) khá nặng rồi lại mổ tiếp. Mình cũng khuyên, nhưng gia đình quyết định hóa trị tiếp. Mọi người có tưởng tượng cơ thể một em bé từ nhỏ uống sữa công thức, vô hóa trị, mổ 2 lần, lại hóa trị nó sẽ như thế nào không? Xem như lục phủ ngũ tạng của con đã nát hết rồi (chị nhận xét). Giờ mà vô hóa trị nữa không biết thế nào đây? Mẹ đã kiên trì cho con ăn thực dưỡng + sữa ngũ cốc. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Giờ không ai giúp con được ngoài mẹ. Chỉ có nguồn sữa mẹ + thực dưỡng mới hi vọng có thể cứu được con. Mình hi vọng bé con sẽ được hưởng dòng sữa mẹ thần thánh đó. Mình luôn hoan hỷ chia sẻ những gì mình biết về sữa mẹ và thực dưỡng nên mình không ngại ngồi hàng giờ gõ gõ, đánh đánh, hoặc nghe điện thoại chỉ mong duyên lành đến được với ai thì đến. Những ai còn chưa tìm được hướng đi đúng đắn cho bệnh của mình thì nên một lần, dù chỉ một lần thôi hiểu về thực dưỡng. Kiên trì thực hành, chắc chắn sẽ có kết quả. Hãy học từ những người thành công để biết vì sao người ta thành công và cũng đặt câu hỏi tại sao người khác lại thất bại? Từ ngày đọc được cuốn Thức ăn quyết định số phận của bạn, mình đã nhận được giá trị vô cùng to lớn về những gì mình đang quyết tâm theo đuổi. Mình mong duyên lành này sẽ được lan tỏa khắp mọi nơi. Mình mong cuộc sống của mọi người là được thực hiện đam mê của mình với tình trạng sức khỏe tốt, không còn phải lo lắng tìm giường trong bệnh viện nữa. Mình xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã dõi theo, động viên, hướng dẫn, chia sẻ cùng hai mẹ con. Cảm ơn gia đình luôn hậu thuẫn cho mình (không ép mình làm những thứ mình không thích, không muốn). Xin tri ân đến ân nhân của mình - chị Nguyen Binh. Mình nhất định dành thật nhiều ngày nghỉ phép để lên gặp chị. Khi đang viết bài này, mình vẫn đang ngồi nhai cơm lức muối mè trong công ty nè.

P/s: Nhờ một chị trong bệnh viện mà mình mới biết mình ở bệnh viện “được” bàn tán dữ thần vậy. Đến nỗi bác sỹ phải gọi điện thoại “hỏi thăm” con mình. 

https://www.facebook.com/caphedang07/videos/vb.100001578129797/2150049945057589/?type=2&video_source=user_video_tab

Bé con chị Trang, clip quay  ngày 1/12/2018

Nguồn (người viết): Trang Nguyen 

Xem thêm: Hành trình chữa bệnh ung thư cho con (Phần 1)

Hành trình chữa bệnh ung thư cho con - Thải độc và phục hồi (Phần 2)

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn