Tunluny Tớ là một cô gái: - Kì cà kì cục. - Thích du lịch khám phá. - Lạc quan. Hãy theo dõi bài viết của tớ để thấy cuộc sống thật thú vị nhé! " To live a creative life, we must lose our fear of being wrong."

Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp ngay cả khi viết email từ chối lịch phỏng vấn

Đăng 7 năm trước

Hẳn là sẽ có một ngày bạn sẽ phải hủy một buổi phỏng vấn xin việc vì một lý do nào đó: Vậy thì làm sao bạn vẫn để lại thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng khi bạn vừa làm một điều khá là tối kỵ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tưởng chừng dễ mà hóa ra không dễ ở bước này đấy. Làm sao để tối ưu hóa câu trả lời trong email về lý do không thể tham gia buổi phỏng vấn hay đơn giản là từ chối công việc. Hừm, các bạn hãy nhớ đảm bảo các yếu tố dưới đây nhé:

(Vì hiện tại theo nhu cầu tuyển dụng, email bằng tiếng anh là chủ yếu nên hình ảnh hay nội dung cung cấp trong bài viết này, mình cũng xin để chủ yếu bằng tiếng Anh luôn nha)

1. Trung thực

Hãy xây dựng sự tin tưởng với nhà tuyển dụng dù cho rất có thể bạn không còn liên lạc với công ty đó nữa. Đừng nói dối vì biết đâu tương lai đó lại là một công ty phù hợp và lý do hồi xửa xưa của bạn lại bị phanh phui. Chẳng ai muốn mang tiếng xấu đâu nhỉ.

Đó là với những bạn muốn từ chối công việc. Nhưng với những bạn vì lý do không thể tới hẹn phỏng vấn thì sao? Hãy nhớ viết email nói rõ lý do và bằng chứng xác thực rõ ràng. Nhớ nhé. Bằng chứng xác thực ( tham khảo ảnh trên). Có nó bạn sẽ tăng cơ hội được hẹn lịch phỏng vấn lại đó.

Còn nếu lý do là kẹt xe, hay xe hư,.... thì bỏ đi nha. Bạn sẽ bị nhà tuyển dụng loại ngay thôi, vừa không hợp lý vừa thấy sự không đầu tư cho vị trí tuyển dụng.

Còn với những lý do không thể có bằng chứng xác thực, well, vẫn cứ viết email thông báo thôi. Vẫn là cho thấy thái độ nghiêm túc của bạn với việc ứng tuyển, dù kết quả có ra sao thì bạn vẫn hài lòng với ứng xử chuyên nghiệp của mình nhé.

2. Cẩn trọng

Khi bạn từ chối công việc, nhớ là đừng đào sâu CHI TIẾT lý do đó nhé. Ví dụ như đừng là "Em thấy công việc này không phù hợp với em vì em thấy khá là nhàm chán và em là một con người năng động nên sẽ không phù hợp với công việc nhàm chán như vậy."

Hãy "ngắn gọn và đầy tính ngọt ngào", cẩn trọng với những gì mình viết.

3. Đề xuất ứng viên tiềm năng

Đây không phải là hành động phổ biến ở Việt Nam nhưng ở nước ngoài, việc bạn đề xuất một ứng viên tiềm năng cho công ty lại không hiếm gặp, thậm chí còn được đề cao cho sự quan tâm bạn dành cho công ty đó.

Tuy nhiên, hãy nhớ là bạn đã có sự cho phép sử dụng thông tin của "ứng viên tiềm năng" đó nhé.

4. Chú ý điện thoại

Không gì quan trọng hơn chú ý điện thoại lúc này. Nhà tuyển dụng có thể gọi điện cho bạn bất cứ lúc nào: trao đổi vấn đề, đàm phán ở lại,... Cũng như nếu chưa nhận sự phản hồi, bạn có thể gọi lại để chắc rằng họ đã nhận được và không có sự nhầm lẫn

Nếu trong thời gian đó bạn đã có công việc mới, hãy trò chuyện lịch sự và đề xuất công ty tìm ứng viên mới.

Nếu chưa, thì cũng tuyệt đối đừng tắt máy.

Chúc bạn thành công.

Chủ đề chính: #phỏng_vấn

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn