Phạm Quang Huy

Hãy xem bạn có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường không

Đăng 8 năm trước

Bạn biết gì về bệnh đái tháo đường ? bạn có nguy cơ, hay đã bị đái tháo đường ? Bài viết sẽ giúp bạn có những khái niệm cơ bản nhất của căn bệnh nguy hiểm này.

Bạn biết gì về bệnh đái tháo đường? bạn có nguy cơ, hay đã bị đái tháo đường? Bài viết sẽ giúp bạn có những khái niệm cơ bản nhất của căn bệnh nguy hiểm này.

1.Bệnh đái tháo đường là gì?

Theo tổ chức Y tế thế giới: Đái tháo đường là một bệnh lý chuyển hóa có cơ chế bệnh sinh phức tạp đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính kèm theo các rối loạn chuyển hóa lipid, protid, và glucid do các tình trạng khiếm khuyết tiết insulin, hoạt tính insulin, hoặc cả hai.

Đó là định nghĩa cho các nhà Y khoa, bạn có thể hiểu nôm na là bệnh đái tháo đường là bệnh có hàm lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, lâu ngày, mạn tính.

Như vậy vì sao đường trong máu lại cao ? Insulin là một hormon trong máu, giữ cho đường máu ở mức bình thường, chất này được sinh ra bởi tuyến tụy nội tiết. Khi tuyến tụy không sản xuất đủ chất này, và/hoặc chất này tác dụng kém đi thì tình trạng tăng đường huyết xảy ra.

Bạn lại hỏi tiếp, vì sao tụy không sản xuất đủ Insulin, và vì sao hoạt tính Insulin kém đi ? Để trả lời câu hỏi này ta quay lại định nghĩa đái tháo đường của tổ chức y tế thế giới: “Cơ chế của nó phức tạp”, có thể tóm gọn trong các yếu tố di truyền, miễn dịch, môi trường ( sinh hoạt, ăn uống, bệnh tật).

Mô tả hình ảnh


2. Có bao nhiêu loại bệnh đái tháo đường?

Mô tả hình ảnh


Có nhiều loại ( típ ) bệnh đái tháo đường. Nhưng chủ yếu có 3 loại chính: Đái tháo đường típ 1, đái tháo đường típ 2, đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường típ 1 thường gặp ở người trẻ, triệu chứng rầm rộ. Đái tháo đường típ 2 thường gặp ở người lớn, triệu chứng ít rầm rộ, tuy nhiên vẫn mang tính tương đối, để phân biệt phải dựa vào nhiều yếu tố ( dành cho các bác sĩ chuyên khoa).

3. Yếu tố nguy cơ bị bệnh đái tháo đường?

Mô tả hình ảnh


- Thừa cân: Thừa cân là yếu tố nguy cơ nguyên phát đối với đái tháo đường type 2

- Lối sống thụ động: Ít vận động là yếu tố nguy cơ lớn của đái tháo đường type 2. Hoạt động thể lực sẽ giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, tăng sử dụng glucose làm năng lượng và giúp tế bào nhạy cảm hơn với insulin ( làm insulin hoạt động tốt hơn ) . Việc phát triển phương tiện đi lại hiện đại làm ít vận động hơn.

- Tiền căn gia đình: Nếu có người thân trong gia đình ( cha, mẹ, anh chị em ruột) bị đái tháo đường type 2 thì sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 cao hơn.

- Sắc tộc/ chủng tộc: Mặc dù không biết tại sao nhưng những người thuộc những sắc tộc sau có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 cao hơn người khác: La tinh, người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha, thổ dân da đỏ và người Mỹ gốc Á, cư dân quần đảo Thái Bình Dương…

- Tuổi: Nguy cơ đái tháo đường type 2 tăng khi lớn tuổi, đặc biệt sau tuổi 45. Có thể do khi lớn tuổi bệnh nhân có khuynh hướng ít hoạt động thể lực hơn, giảm khối lượng cơ, và tăng cân.

Tuy nhiên, đái tháo đường type 2 càng ngày xảy ra càng nhiều trên bệnh nhân trẻ tuổi.

- Rối loạn mỡ máu

- Đái tháo đường thai kỳ: Nếu sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ ,sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2 sau này.

Nếu sản phụ sanh con > 4 kilograms cũng tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2 sau này.

- Tăng huyết áp

- Tiền đái tháo đường:Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết tăng cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán đái tháo đường type 2. Nếu không được điều trị, tiền-đái tháo đường có khuynh hướng tiến triển thành đái tháo đường type 2.

- Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang

4. Triệu chứng của đái tháo đường ?

Mô tả hình ảnh

Bệnh đái tháo đường có nhiều triệu chứng, nhưng triệu chứng kinh điển là tiểu nhiều, khát nước nhiều, sụt cân, thèm ăn. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân không có triệu chứng gì đáng kể cho đến khi xuất hiện biến chứng. Do đo bạn nên khám sức khỏe, xét nghiệm máu định kỳ, nhất là những bạn co các yếu tố nguy cơ kể trên.

5. Chẩn đoán xác định đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính, phải điều trị lâu dài, chặt chẽ. Nên để chẩn đoán chắc chắn bạn nên đến trung tâm y tế để làm xét nghiệm kỹ càng.

Mô tả hình ảnh


Chủ đề chính: #đái_tháo_đường

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn