Phuong Huynh Pham Năng động, sáng tạo, thích khám quá

Học tập và làm theo phong cách lãnh đạo sâu sát của Hồ Chí Minh

Đăng 6 năm trước

Chuyên đề năm 2018: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh về Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo phong cách lãnh đạo sâu sát của Hồ Chí Minh

    Người lãnh đạo vị trí càng cao thì điều kiện gần dân, nắm bắt thực tiễn cuộc sống của dân càng ít hơn. Do vậy, rất cần có phương pháp để nắmbắt thực tế, kiểm tra, giám sát để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và đời sống của nhân dân, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến việc mà người lãnh đạo cầncó ý kiến tập thể của nhân dân. Kết quả kiểm tra giúp cho người lãnh đạo có thông tin thực tiễn, từ đó ban hành, điều chỉnh các quyết định một cách hợp lý,phù hợp với yêu cầu định hướng quản lý, lãnh đạo. Thấu hiểu hơn ai hết điều đó nên sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến phương pháp nắm bắttình hình thực tế, tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cụthể, thường xuyên.  Trong hệ thống quan điểm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tới phong cách lãnh đạo sâu sát đặc biệt trong công tác cán bộ; biết chọn trình tự ưu tiên công việc; thường xuyên kiểm tra, giám sát công việc; sâu sát, gần gũi nhân dân; có lãnh đạo chung, nhưng cũng cần có sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: muốn tốt, “phải đi tận nơi, xem tận chỗ”. Sở dĩ sự thật còn bị bưng bít vì sự kiểm tra, kiểm soát của các ngành, các cấp không nghiêm túc, chưa chặt chẽ, tệ quan liêu còn “nồng”. (1) Tất nhiên, theo thông lệ từ trước đếnnay người lãnh đạo thường thông qua hệ thống báo cáo của các cấp, các cán bộ từ dưới lên, khi cần thì cử cán bộ xuống nắm tình hình thêm và về báo cáo lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng sử dụng phong cách này nhưng đồng thời, Người còn sử sụng nhiều phương pháp khác để nắm bắt thực tế, điển hình như xem báo hàng ngày để nắm bắt tình hình. Khi phát hiện có vấn đề khuyết điểm, nhất là có “điểm nóng”ở nơi nào đó, Người chỉ đạo cho kiểm tra xem xét, nếu đúng thì cần xử lý ngay.Hoặc thấy có gương tốt, sau khi cho xác minh là Người khen thưởng ngay, rất kịp thời để động viên nhân rộng các tấm gương điển hình.  Đồng thời,Người chỉ rõ người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hàng ngày và xuyên suốt. Bởi kiểm tra, giám sát là một trong những phương pháp tối quan trọng, là vũ khí chống lại tệ quan liêu, chống lại nguy cơ mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng và với chính quyền mà người đứng đầu phải thường xuyên thực hiện với tinh thần và thái độ cao nhất. Theo tài liệu thống kê của Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hồ ChíMinh chính là tấm gương sáng, đi đầu về tác phong kiểm tra sâu sát. Chỉ tính trong 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1955-1965), không quản tuổi cao, công việc bề bộn, Người đã thực hiện hơn 700 lượt đi thăm các địa phương, công trường, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội…, từ miền núi đến hải đảo, để thăm hỏi chiến sĩ và đồng bào, xem xét tình hình, kiểm tra công việc.Tính ra mỗi năm, có hơn 60 lượt Người đi xuống cơ sở, mỗi tháng có khoảng 6 lần Người gặp gỡ quần chúng. Ngoài ra, hằng ngày qua đọc báo, đọc thư của nhân dân gửi lên, thấy có những ý kiến hay, cần tiếp thu, những việc gấp cần giải quyết,Người đều dùng bút đỏ đóng khung lại, chuyển tới các cơ quan có trách nhiệm,yêu cầu nghiên cứu và giải quyết. (2) Thật vậy, lãnh đạo sâu sát sẽ nâng cao được tính khách quan, minh bạch, tăng cường được công tác kiểm tra, giám sát, từ đó kiểm soát tốt hơn đối với việc thực thi quyền lực, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tài sản của Nhà nước, của nhân dân, góp phần phòng chống tham nhũng có hiệu quả. Hồ Chí Minh yêu cầu dựa vào quần chúng nhân dân để giám sát, kiểm tra, nhằm loại trừ các hành vi trục lợi, ăn cắp,tham ô, đục khoét, biến của công thành của riêng (3)…Những kết quả kiểm tra dùng để uốn nắn, động viên những người thực thi kịp thời điều chỉnh, sửa chữa. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ nǎng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”(4). Vì lẽ đó, đối với người làm công tác lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu:“1.Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng… nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.2.Tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong.3.Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng cũng phải có quần chúng giúp mới được”(5).Tóm lại, những bài học lý luận và thực tiễn về phương pháp lãnh đạo sâu sát của Chủ tịch HồChí Minh vô cùng sâu sắc và vẫn còn nguyên giá trị trong thời kỳ hiện nay, khi mà những đòi hỏi của thực tế trong hoàn cảnh mới đặt ra yêu cầu đổi mới toàn diện hoạt động của Đảng và chính quyền, xây dựng niềm tin vào chính quyền trong nhân dân. Thấu hiểu căn cơ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện nay nhiều cán bộ lãnh đạo của ta đã học tập, làm theo gương của Người. Đơn cử như việc: mới rạng sáng,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo Văn phòngChính phủ, một số Bộ đã bí mật trựctiếp kiểm tra tại chợ đầu mối Long Biên, ruộng sản xuất rau để gặp tiểu thương,nông dân trước khi làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội về nội dung lập lại trật tự trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việcngười đứng đầu Chính phủ có mặt tại chợ Long Biên để kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ngay thời điểm hiện nay cho thấy được sự quan tâm sâu sát củaChính phủ, thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chăm lo cho đờisống, sức khỏe của người dân.  Tuynhiên, trên thực tế cũng không hiếm những trường hợp biểu hiện tâm không sáng,nói một đàng làm một nẻo, không chỉ xa rời thực tế, nhắm mắt trước sự thật, hoặc bằng lòng với sự bị cấp dưới che mắt, từ đó xử lý oan sai, gây nên nhiều bức xúc của người dân. Khi người dân có ý kiến hoặc khiếu kiện lại không điều tra giải quyết, mà chỉ kính chuyển đơn thư lòng vòng, khiến “điểm nóng” vẫn xảy ravới hậu quả lớn. Đó là một nguyên nhân chủ yếu gây nên nhiều tổn thất lớn, nguy hiểm, không chỉ về của cải, con người, mà nhất là về niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta. Nhận thức như vậy để thấy rằng, muốn thực hiện hiệu quả chuyên đề năm 2018 “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh” thì mỗi cán bộ, đảng viên và người đứng đầu phải tập trung 4 giải pháp sau:  Một là, nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân trong tuyên truyền giáo dục, đẩy mạnh giá trị tư tưởng đạo đức Bác Hồ về phong cách người đứng đầu thấm sâu vào cán bộ, đảng viên, người dân.  Hai là, bằng mọi cách phải xây dựng được chương trình thực hiện xác định mục tiêu, lộ trình,biện pháp, điều kiện, trong đó xác định mục tiêu thực hiện của người đứng đầu,các ban, ngành, sở, từng bộ phận, chính quyền địa phương.  Ba là, cần xác định các tiêu chí sát thực tế với đơn vị về xây dựng phong cách của người đứng đầu, đảng viên.  Bốn là kiểm tra, kiểm soát thật kỹ, giám sát chặt chẽ không buông lỏng trong quá trình triển khai thực hiện. Từ những luận điểm phân tíchở trên, có thể nhận thấy, học tập và làm theo phong cách tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cụ thể, thường xuyên của Chủ tịch HồChí Minh đối với tập thể lãnh đạo, cán bộ, đảng viên là việc làm thiết thực và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và người đứng đầu phải tích cực, tự giác thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chínhtrị “Về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và xem như đây làmệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam. Để từ đó, thấy rõ những ưu, khuyết điểm của bản thân và tổ chức đảng của mình để tự hoàn thiện bản thân và phát triển tổ chức ngày một lớn mạnh và bền vững hướng đến thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.


(1), (2), (3)Trích từ Chuyên đề năm 2018: Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh về Xây dựng phong cách, tác phongcông tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 05(5) HồChí Minh, toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, H.2000, tr.989-990.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn