Phuong Linh

Hội chứng quá yêu bản thân trên thế giới Net

Đăng 8 năm trước

Hội chứng quá yêu bản thân là gì? Phải chăng nhiều người đã biến hóa Internet thành sân khấu chính của đời mình và dùng nó để thể hiện cho cả thế giới biết được rằng “tôi là ai”.

Hội chứng quá yêu bản thân là gì? Phải chăng nhiều người đã biến hóa Internet thành sân khấu chính của đời mình và dùng nó để thể hiện cho cả thế giới biết được rằng “tôi là ai”.

Narcissus (Hoa thủy tiên) là con trai của một vị thần sông Hy Lạp. Chàng là một trang nam tử khôi ngô, tuấn tú nhưng rất kiêu hãnh, đam mê vẻ đẹp của bản thân. Chính sự đam mê đến cuồng dại này đã giết chết chàng.

Mô tả hình ảnh

Thực tế, Narcissus không phải là một người tốt tính. Chàng không thích được những người khác quan tâm đến mình và chỉ thích tự yêu bản thân. Nemesis (nữ thần báo ứng) đã quyết định “trừng phạt” Narcissus bằng chính lòng ngưỡng mộ bản thân của chàng. Nữ thần báo ứng này đã đưa Narcissus tới một dòng nước, nơi mà chàng trai kia có thể tự nhìn thấy hình ảnh của chính mình được phản chiếu lại từ dòng nước đó. Tất nhiên, chàng trai không hề hay biết được đó chính là hình ảnh của mình. Chàng mê đắm, chàng mộng mị với hình ảnh đó và không thể rời đi đâu được. Cho tới khi cơ thể của Narcissus yếu dần đi, chàng đã ngã quỵ rồi chết, sau đó hóa thành một đóa hoa thủy tiên, cái chết bởi chính nỗi ám ảnh của chàng trai với những hình ảnh tuyệt mỹ mà chàng đã được nhìn thấy trên mặt nước.

Giờ đây, dù không còn nhiều người tin vào những huyền thoại và những câu truyện cổ tích thời Hy Lạp, Roman cổ đại, nhưng những câu truyện đó vẫn để lại cho thế hệ sau này nhiều bài học giá trị. Trong trường hợp của Narcissus, chính sự tự mãn và yêu quý bản thân một cách thái quá đã giết chết chàng trai. Dù cho khái niệm “biết yêu mình” là một điều tốt, nhưng có quá nhiều người đã lạm dụng điều này và biến nó thành một tính ích kỷ, tự mãn, ngạo mạn và luôn phải chạy theo hình ảnh của mình.

Khoa học hiện đại đã đặt một cái tên cho hội chứng này, bắt nguồn từ tình yêu bản thân của Narcissus.

Hội chứng quá yêu bản thân là gì?

Tự yêu mình, cách gọi đầy đủ theo tiếng Anh là Narcissistic Personality Disorder (NPD) là một thuật ngữ sử dụng trong những giai đoạn đầu của tâm lý học để miêu tả tình trạng trụy lạc tình dục và những ám ánh về thủ dâm. Giống như chàng trai Narcissus, những con người với tâm lý NPD thường ám ảnh với chính bản thân rằng họ luôn là nhất và họ muốn “thờ phụng” chính mình.

Mô tả hình ảnh

Giờ đây, thuật ngữ này mở ra những chẩn đoán liên quan đến những người có lòng tự trọng quá cao, hoặc quá thấp. Họ có thể làm được tất cả mọi việc nhằm nâng cao, tô vẽ hình ảnh của mình, duy trì mức độ quan tâm của cả cộng động với mình mà họ nghĩ rằng họ xứng đáng nhận được điều đó. Những người này thường có ít nhất một vấn đề nào đó về tâm thần. Họ thường không muốn tìm sự giúp đỡ nào về tâm lý bởi họ không bao giờ tin mình có bệnh. Rõ ràng, một số người đã phủ nhận về các “vấn đề” của họ. Họ tận dụng các “vấn đề” ấy để làm tăng giá trị bản thân.

Hiện nay có nhiều mức độ khác nhau về khái niệm “tự yêu mình”. Loại thứ nhất là những người thường hay nói về bản thân, thích là trung tâm của sự chú ý. Họ huyễn hoặc về mình, thường xuyên tự khen mình và hạ thấp người khác. Họ không bao giờ có cảm giác “tội lỗi” với sự ngạo mạn của bản thân. Có nhiều ông bố, bà mẹ mắc bệnh này, họ “thần tượng” con cái tới nỗi luôn coi chúng là số một, là tài năng không ai địch nổi. Họ buộc con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa mà họ mong muốn như các câu lạc bộ bóng đá, các cuộc thi sắc đẹp nhí, học chơi guitar, học vẽ… và kỳ vọng quá nhiều vào con trong khi các cháu không có năng khiếu trong những bộ môn và cuộc thi này. Đó chỉ là những môn học và kỳ thi mà chính người lớn mong muốn, kỳ vọng mà họ không thể thực hiện được từ thời ấu thơ của các ông bố, bà mẹ.

Một loại “tự yêu mình” khác lại có hành động ngược lại. Họ tạm thời bỏ qua nhu cầu của bản thân để cung phụng cho đám đông. Và nếu đám đông là những kẻ bị phụ thuộc, đám đông này rất dễ bị thu hút bởi những “kẻ yêu mình” dạng này. Đám đông sẽ vây quanh họ, ca tụng và tán dương họ, khiến cho cái tôi của những con người này được thổi phồng và tự mãn.

Thật không may, Internet toàn cầu lại là một trong những địa chỉ hấp dẫn cho những kẻ “tự yêu mình”. Sự xuất hiện của họ đã gây ra những vấn đề khác nhau theo những cách khác nhau trên thế giới ảo đầy rẫy nhưng dạng tin chưa kiểm chứng được hết.

Thế giới Internet với những kẻ “tự yêu mình”

Nhiều người đã biến hóa Internet thành sân khấu chính của đời mình và dùng nó để thể hiện cho cả thế giới biết được rằng “tôi là ai”.

Cách thức “tự yêu mình” thông qua thế giới ảo lần đầu tiên xuất hiện từ những cuộc hò hẹn trên mạng. Nghe qua có vẻ buồn cười, nhưng nhiều người đã sử dụng những tấm cũ của mình (từ hồi còn trẻ hơn, xinh hơn), đặt lên trang web và sau đó tự chế tạo ra các thông tin lộng lẫy về bản thân để những người bạn khác phái khác làm quen, tìm hiểu. Dù cho những người trong cuộc luôn thề thốt rằng đó là một thế giới thực nên họ không việc gì phải giấu diếm, nhưng thực tế là Internet đã giúp họ dễ dàng tạo dựng một hình ảnh và tô vẽ bản thân hơn là thế giới thực tế ngoài đời. Trong Internet, họ trở nên lung linh, huyền ảo hơn về cả mặt nhan sắc lẫn tính cách. Chưa ai có thể ngay lập tức “chứng thực” được những hồ sơ ảo trên mạng nên vẫn có rất nhiều con cá bị cắn câu ngay từ những dòng thông tin đầu tiên tìm hiểu về đối tác.

Tính tự yêu” trên thế giới Net đang lan tràn ngày một nhiều với vô vàn lý do khác nhau. Trước hết, chúng ta đang sở hữu một xã hội thu nhỏ trên mạng và phần lớn chúng ta luôn cảm thấy hài lòng với những lời khen, những biểu tượng “thích” trên mỗi trang web cá nhân ngay sau khi chúng ta bật máy tính. Chúng ta viết Facebook, nhắn những tin nhắn trên Twitter và mong nhận được các phản hồi tích cực từ bạn bè và cộng đồng ảo. Những phản hồi đó giống như một động lực giúp chúng ta “nghiện” sống trong thế giới mạng tô vẽ hơn là cuộc sống trần trụi đời thường.

Mô tả hình ảnh


Vì những điều này, nhiều người đã nhanh chóng nhận rằng để có được sự chú ý, tán thưởng từ đám đông, họ phải “sản xuất” ra những tin nhắn đầy thú vị, thu hút, thậm chí gây sốc, dù thực tế không phải vậy.

Không ai mong đợi những thông tin ủ dột, nhàm chán của các cá nhân từ cuộc sống riêng tư của mỗi người, và nhiều người đã tâng bốc cuộc sống của mình bằng những chi tiết hoàn hảo, như để hét to cho cả thế giới biết rằng cuộc sống của họ là tuyệt vời, con cái của họ là số một, bạn đời của họ quá hoàn hảo đến nỗi ai cũng phải ghen tị với họ.

Trong ngôn ngữ của những kẻ “tự yêu mình” trên thế giới ảo, họ luôn dùng những từ “của tôi”, “của chúng tôi” để chia sẻ với người khác chứ khong phải là “chúng ta”: Đứa con của tôi, ngôi nhà lộng lẫy của chúng tôi, ông xã của tôi… Đây không chỉ là dấu hiệu của tính “tự yêu mình” mà còn là dấu hiệu của sự ích kỷ. Tôi, Tôi và tôi là các từ thường được sử dụng nhất trong vốn từ vựng của một sự tự khen ngợi.

Đôi khi, sự tự khen trên Internet có một chiến thuật hoàn toàn khác nhau. Mỗi tin nhắn họ gửi cho cả cộng đồng đôi khi là “một nỗi đau” của người trong cuộc. Họ tường thuật và thiết kế đặc biệt để mong đạt được sự chú ý. Với một người ưa sự tự khen, những chú ý mang tính tiêu cực cũng khiến họ thích thú và cảm thấy nổi bật.

Một hình thức khác của sự tự khen là lôi kéo đám đông đi theo và ủng hộ những quan điểm của mình (dù nó là sai). Những người này gửi tin nhắn tới các fan và mong được các fan bảo vệ họ bằng mọi giá. Chiến tranh trên Net từ các phe phái đã thực sự bắt đầu. Thật không may, những kẻ adua không bao giờ là người chịu nghe hai tai và họ chỉ nghe nửa vời một câu chuyện thông qua lời kể từ thần tượng của họ. Vì thế, những con người này đôi khi giống như những kẻ ngốc nghếch vì họ chỉ biết bảo vệ hình ảnh thần tượng của mình theo cách của đám đông và theo cách chính thần tượng của họ mong muốn.

Tại sao nhiều người thích nói dối về con người thực của họ?

Chúng ta che đậy về bản thân theo những cách khác nhau, để thoát khỏi cuộc sống của mình, để được yêu thích, để được theo đuổi, để được trở thành một hình ảnh lộng lẫy… Nhưng tại sao chúng ta đã làm như vậy?

Đầu tiên là chúng ta nói dối về tên tuổi của mình vì đó là một việc dễ làm. Tất nhiên, để điều tra về thông tin một người qua Internet là điều làm được nhưng không phải ai cũng biết cách này.

Hầu hết mọi người thường nói dối về cuộc sống của mình bởi họ thực sự không hạnh phúc với cuộc sống ngoài đời thực: Họ có một đời sống hôn nhân không mấy hạnh phúc. Họ không kiếm được nhiều tiền như họ mong muốn. Chất lượng cuộc sống của họ đạt được tiêu chuẩn đúng với xã hội… Họ nói dối trên thế giới ảo đôi khi chỉ đơn giản là họ tin rằng họ đã đạt được ước mơ họ đang theo đuổi ở ngoài đời thực.

Các tác dụng phụ đáng tiếc nhất của Internet là nó khiến cho những người vô tội bị lừa bởi những kẻ nói dối, có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của họ và khả năng tin tưởng người khác.

Để bảo vệ chính bởi thế giới ảo Internet, lời khuyên duy nhất dành cho bạn là nên chú ý để không tin tưởng toàn bộ vào những thứ bạn nghe. Hãy nhìn mọi việc với con mắt nghi ngờ vì bạn cần có những kỹ năng tự bảo vệ mình.

Đúng là một con sâu có thể làm rầu nồi canh, nhưng trên Internet không phải ai cũng là bạn xấu và không phải ai cũng có ý định lợi dụng hay làm hại bạn. Có những người đã thực sự quan tâm đến bạn trên thế giới ảo, và bạn cần tận dụng lý trí và cảm xúc của mình để lọc lựa.

Phương Linh - Ohay TV

Theo hubpages

Chủ đề chính: #hội_chứng_quá_yêu_bản_thân

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn