An Mộc ('': Yêu sự đơn giản - Simple is the best :")
Teacher, Student, Aunt, Daughter tại Tp HCM, Hà Nội, Đà Nẵng

Hỏi đáp cùng chuyên gia tâm lý: TẠI SAO TÂM TRẠNG CỦA CHÁU LẠI THẤT THƯỜNG?

Đăng 2 năm trước
Hỏi đáp cùng chuyên gia tâm lý: TẠI SAO TÂM TRẠNG CỦA CHÁU LẠI THẤT THƯỜNG?

HỎI

Cháu 17 tuổi và cháu thường xuyên suy sụp - không muốn nói chuyện hay ở bên ai và cảm thấy rất buồn, nhưng không vì lý do cụ thể nào. Tình trạng ấy thường kéo dài trong một hoặc hai ngày và kết thúc sau khi cháu đã khóc thật nhiều.

Một lần nọ, chuyện ấy kéo dài một tuần (cháu bỏ học, chỉ ở nhà thôi). Cháu không nói về tình trạng ấy với bất kỳ ai trong vài ngày cho đến khi mẹ cháu phát hiện ra và giúp đỡ cháu. Cháu cảm thấy muốn tự tử và rồi cháu đã tự làm hại mình.

Chuyện xảy ra đã cách đây gần 2 năm rồi. Bây giờ nói chung là cháu cảm thấy ổn, nhưng vẫn có những lúc tâm trạng của cháu thất thường như cháu đã giải thích lúc đầu, khiến cháu rất khó chịu. Bác có thể giải thích lý do của chuyện này được không ạ? Cảm ơn bác đã giúp đỡ.

PHẢN HỒI CỦA ALLAN SCHWARTZ, LCSW, PH.D.

Theo nhiều cách, cháu dường như đang mô tả các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Ví dụ, muốn ở một mình, không đi học, ở nhà và không nói chuyện với ai là những gì xảy ra với mọi người khi họ cảm thấy khá khủng khiếp. Các cảm giác của chứng trầm cảm thật khủng khiếp, khiến người ta nghĩ rằng họ không có gì để sống vì điều đó và cảm thấy mình vô giá trị. Đó là lý do tại sao cháu từng có ý định tự tử. Có ý định tự tử là chuyện khá nghiêm trọng. Tại sao những điều đó lại xảy ra?

Người ta mắc trầm cảm vì rất nhiều lý do khác nhau. Các vấn đề ở gia đình, chẳng hạn như cha mẹ ly hôn, tranh cãi và xung đột, các vấn đề nghiêm trọng ở trường hay dùng thuốc/ ma túy đều góp phần khiến cháu cảm thấy thực sự tồi tệ. Đây chỉ là một vài trong số những điều có thể gây ra những cảm xúc này. Một yếu tố khác có thể kể đến là thể chất theo nghĩa rằng một số người bị mất cân bằng các chất hóa học trong não mà có tác động  đến tâm trạng (khí sắc). Dù nguyên nhân gây ra trầm cảm của một người là gì, chứng rối loạn này có thể được điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý.

Lần cuối cùng cháu trải qua một đợt trầm cảm là hai năm trước. Hy vọng rằng, nó sẽ không xảy ra một lần nữa. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra thì quan trọng là cháu phải đến gặp nhà trị liệu tâm lý để được giúp giải quyết vấn đề và cảm thấy tốt hơn nhiều. Nếu cần thiết, cháu có thể phải dùng thuốc chống trầm cảm, ít nhất là tạm thời.

Hãy biết rằng lớn lên trong thế giới ngày nay rất khó khăn vì cuộc sống trong thế giới hiện đại rất phức tạp. Nhiều thanh thiếu niên trở nên trầm cảm và thật không may, họ đã mắc sai lầm khi dùng rượu hoặc ma túy để giải tỏa cảm xúc buồn bã của mình. Trên thực tế, điều đó chỉ làm cho cảm xúc của họ tệ hơn. Đó không phải là một việc lành mạnh nên làm và nó không giải quyết được vấn đề. Bác không chỉ ra điều này vì bác nghĩ cháu sử dụng ma túy mà bác chỉ ra để cung cấp thông tin.

Cũng nên biết rằng khi cháu cảm thấy tâm trạng đi xuống, việc giữ cảm xúc cho riêng mình không phải là điều hữu ích. Ngoài ra, tránh né mọi người và giam mình ở nhà cũng không hữu ích. Quan trọng là liên hệ với cháu bè và gia đình cũng như kể về các vấn đề và tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp.

Bác hy vọng điều này là hữu ích cho cháu.

Chúc cháu những điều may mắn nhất

---------

Nguồn: gulfbend

---

LƯU Ý: MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

TS Allan Schwartz trả lời các câu hỏi về liệu pháp tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần, từ góc độ ông được đào tạo về tâm lý học lâm sàng.

TS Allan Schwartz phản hồi để cung cấp thông tin giáo dục chung cho độc giả; câu trả lời không nên được hiểu là lời khuyên cụ thể dành cho bất kỳ (các) cá nhân cụ thể nào.

TS Allan Schwartz, Mental Help Net và CenterSite, LLC không cam kết, rõ ràng hay ngụ ý, về thông tin được trình bày trên đây. TS Allan Schwartz và Mental Help Net từ chối nhận trách nhiệm cho bất kỳ và tất cả các hệ lụy do việc sử dụng hoặc lạm dụng dịch vụ tư vấn này.

Hãy luôn luôn tham khảo ý kiến ​​của nhà trị liệu tâm lý, bác sĩ hoặc bác sĩ tâm thần trước khi thay đổi bất kỳ khía cạnh nào trong phác đồ điều trị mà bạn đang theo. Vui lòng không ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ của bạn trước.

Chủ đề chính: #hỏi_đáp_cùng_chuyên_gia

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn