Ho Hoanganh Đi, nghe, nhìn, đọc và viết.

Hồng Kông – Ngọn đèn trong giông tố

Đăng 4 năm trước

Các cuộc biểu tình tại Hồng Kông đã bước qua hơn một tháng và gây ra những sự căng thẳng trong chính trường đặc khu này. Đây không phải là lần đầu tiên các cuộc biểu tình nổ ra để phản đối các chính sách của lãnh đạo đặc khu dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh từ khi Hồng Kông được Anh trao trả về cho Trung Quốc. Tuy nhiên, phong trào phản đối lần này đã diễn tiến mạnh mẽ hơn như một giọt nước làm tràn ly thể hiện rõ thái độ bất mãn cùa người dân Hồng Kông trước các chính sách của Trung Quốc.

1. Ván cờ Anh-Trung

Hồng Kông được triều nhà Thanh nhượng lại cho vương quốc Anh sau cuộc Chiến tranh Nha Phiến khi nhà Thanh bại trận và buộc phải ký Hòa ước Nam Kinh (1862) để bồi thường chiến phí trong khoảng thời gian 99 năm. Và đến năm 1997 Hồng Kông chính thức được Anh trao trả về cho Trung Quốc. Tuy nhiên, số phận của Hồng Kông đã được các lãnh đạo hai bên quyết định từ trước đó và có lẽ người dân Hồng Kông đã bị gạt qua một bên do những lợi ích chính trị của Anh và Trung Quốc.

Trong giai đoạn thuộc Anh, Hồng Kông đã phát triển nhanh chóng trờ thành một trong những trung tâm kinh tế và tài chính lớn nhất thế giới. Từ năm 1958, Anh đã gia tăng quyền tự trị rộng rãi hơn và có kế hoạch cho Hồng Kông độc lập. Người dân Hồng Kông được trao quyền tự do dân chủ như các nước phương Tây tuy nhiên điều này chính là các gai trong mắt Trung Quốc khi nó đi ngược lại các thể chế do nhà cầm quyền Bắc Kinh đặt ra cho Đại lục.

Ngay từ khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, đã bắt đầu tiếp xúc với Anh nhằm giải quyết vấn đề Hồng Kông. Năm 1960, Bắc Kinh lại đe dọa sẵn sàng tấn công đánh chiếm nếu Anh tiếp tục gia tăng quyền dân chủ cho Hồng Kông. Theo lời kể của cựu Thủ tướng Anh- bà Thatcher nói rằng ông Đặng Tiểu Bình đe dọa quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa sẽ tiến sang Hồng Kông nếu nước Anh không trao trả trong cuộc đàm phán 1982-1984.

Có thể nói, trong giai đoạn cầm quyền của Đặng Tiểu Bình thì Trung Quốc theo đuổi một đường lối khá cứng rắn trong giai quyết các vấn đề quốc gia cũng như ngoại giao nhằm chứng tỏ vị thế của Trung Quốc.  Khi nhậm chức Thủ tướng Anh (1979), bà Margaret Thatcher đã phải giải quyết vấn đề tương lai Hong Kong trước hạn 1997. Theo đó, Anh chỉ trao trả cho Trung Quốc về mặt chủ quyền với Hồng Kông và sẽ giữ lại một số quyền khác.  Tuy nhiên, ngay từ năm 1979 Trung Quốc đã hoàn toàn không đồng thuận với giải pháp trao trả này. Thủ tướng Lý Quang Diệu trong thời điểm này đã từng khuyên bà Thatcher là không cần phải nhượng bộ Bác Kinh nhưng tình thế của Trung Quốc lúc ấy đang gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam và cả sự việc Thiên An Môn thì thật sai lầm nếu nghĩ rằng Đặng Tiểu Bình không dám mạnh tay.

Tháng 2/1982, cựu thủ tướng Anh Edward Heath thăm Trung Quốc và được nghe từ chính lời Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc chấp nhận để Hồng Kông có quy chế "đặc khu hành chính" nhưng Bắc Kinh phải nắm chủ quyền. Dù rằng nước Anh cần thêm thời gian để giải quyết vấn đề Hồng Kông nhưng Bắc Kinh  ra hạn định 1984 thì Trung Quốc sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh thu hồi. Khi tiếp bà Thatcher Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “Chúng tôi sẽ bước qua Hồng Kông ngay tối nay nếu muốn” và bà Thatcher diềm tĩnh đáp lời:  "Nếu đó là ý định của ngài thì tôi cũng không làm gì được, nhưng đấy cũng là sự sụp đổ của Hồng Kông". 

Và bà đã để lại câu nói bất hủ cho đến hôm nay khi những bất ổn Hồng Kong tiếp tục diễn ra khi trao về cho Trung Quốc: "Thế giới sẽ thấy việc chuyển từ quyền lãnh đạo của Anh sang Trung Quốc là thế nào." (The world would then see what followed a change from British to Chinese rule').

2. Kế hoạch một Hồng Kông tự trị bất thành

Theo một số tài liệu mật về thuộc địa được chính phủ Anh công bố năm 2014, người Anh đã cân nhắc cấp cho Hồng Kông quyền tự trị vào năm 1950. Trước nguy cơ Anh quốc sẽ biến Hồng Kông thành một quốc gia tự trị và độc lập, Trung Quốc đã có những phản ứng gay gắt như Chu Ân Lai tuyên bố “mọi hành động thay đổi qui chế của Hồng Kông là thù địch”. Từ năm 1958, Bắc Kinh thường xuyên phản đối các nỗ lực của Anh nhằm tăng quyền và thay đổi quy chế của Hồng Kông và nhất quyết đòi lại chủ quyền. Do đó, các mục tiêu dân chủ hóa của Anh giành cho Hồng Kông đều không đạt được kết quả. 

Tuy nhiên, trong thời điểm này Bắc Kinh vẫn muốn để cho Anh tiếp tục quản lý và gây dựng nhằm phát triển giao thương với mục đích trong tương lai họ sẽ dùng Hồng Kông để giao lưu kinh tế với các nước nên họ không vội vàng trong việc tiếp nhận Hồng Kông. Và song song đó, họ đã vạch ra một kế hoạch sẽ thu hồi Đặc khu này vào năm 1997.

Và hai bên đã tiến hành các cuộc mật đàm với nhau.Một mặt, người Anh vẫn trấn an với dân chúng Hồng Kông rằng mọi quyền tự do, dân chủ đều sẽ được tôn trọng khi mà các thuộc địa của Vường quốc Anh dần dà giành được độc lập. Câu hỏi được đặt ra là “Tại sao quay về với Trung Quốc ?” vì cả thế giới đều biết cả chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều là chính phủ hợp hiến với lãnh thổ Trung Hoa.

Vào năm 1972, LHQ phê chuẩn Nghị quyết 2908 ủng hộ quá trình Phi thuộc địa hóa, nghị quyết được thông qua với tỉ lệ 95/5.  Đây chính là bước ngoặc thay đổi hoàn toàn số phận của Hồng Kông khi nước này không còn quyền hợp pháp được LHQ bảo hộ để tuyên bố độc lập. THế là người Anh trước những sức ép từ quốc tế và Trung Quốc chẳng còn lựa chọn nào khác là phải trao trả quốc gia nay về cho Trung Quốc. Sau 2 năm đàm phán, tuyên bố chung Trung-Anh được kí vào năm 1984 chính thức trao trả Hồng Kông với mô hình “Nhất quốc lưỡng chế” hay “Một quốc gia hai chế độ”.

3. Vai trò của người dân Hồng Kông

Trong tất cả các bước đàm phán về số phận của Đặc khu này dường như người dân đã bị chính phủ Anh phớt lờ, gạt qua một bên thay vì có một cuộc trưng cầu dân ý rõ ràng và hợp pháp. Điều này gây ra không ít sự phẫn nộ khi trao trả về Trung Quốc, không ít người Hồng Kông đã rời đi định cư tại một quốc gia khác trước cuộc trao trả.Một việc đương nhiên vì trước đây rất nhiều người bất đồng chính kiến, bất mãn với sự cầm quyền Bắc Kinh đã rời Hoa Lục đến Hồng Kông.

Dù vậy, nước Anh cũng đã cố bảo vệ rất nhiều quyền tự do của Hồng Kông. Thống đốc cuốc cùng của Hồng K ông – Chris Patten thậm chí đã nới rộng bầu cử Hội đồng lập pháp nhằm tăng tính dân chủ. Cũng vì việc này mà Patten bị Bắc Kinh lên án, gọi ông này là kẻ dối trá. Như vậy tương lai Hồng Kông còn nhiều chuyển biến khá phức tạp.

Tuy nhiên, hiện nay tại Hồng Kông vẫn được hưởng quyền tự do cao nhất so các vùng khác của lãnh thổ Trung Quốc. Đây chính là cái gai trong mắt Bắc Kinh. Ví dụ trong khi tại Đại Lục nhà cầm quyền vẫn cố giải thích với người dân rằng không một vụ thảm sát Thiên An Môn nào thì tại Hồng Kông hằng năm người ta lại tưởng niệm vụ thảm sát này. Do vậy, càng ngày Trung Quốc đang tìm cách hạn chế, siết chặt quyền tự do tại đặc khu này và đây là nguyên nhân gây ra những bất mãn chính trị giữa các phe thân Bắc Kinh và các phe dân chủ.

Trong khi hầu hết người Hồng Kông là người gốc Hoa, và mặc dù Hồng Kông là một phần của Trung Quốc, phần lớn người dân ở đây không nhận mình là người Trung Quốc. Các khảo sát từ Đại học Hồng Kong cho thấy hầu hết mọi người tự nhận mình là "người Hồng Kông" và chỉ có 15% tự nhận là "người Trung Quốc". Sự khác biệt thậm chí còn lớn hơn trong giới trẻ.

Trong một cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy chỉ có 3% người trong độ tuổi 18-29 tự nhận mình là người Trung Quốc.Người Hong Kong nêu rõ sự khác biệt về pháp lý, xã hội và văn hóa và thực tế Hong Kong là một thuộc địa riêng biệt trong 150 năm là lý do tại sao họ không đồng nhất với đồng bào của họ ở Trung Quốc đại lục.

Tuy nhiên, tinh thần chống Trung Quốc ở Hồng Kông cũng tăng trong những năm gần đây, khi nhiều người người phàn nàn về những vị khách du lịch đến từ đại lục vô cùng thô lỗ, coi thường các quy tắc địa phương hoặc làm gia tăng chi phí sinh hoạt.Một số nhà hoạt động trẻ thậm chí đã kêu gọi Hồng Kông độc lập khỏi Trung Quốc, một điều rất đáng báo động đối với chính quyền Bắc Kinh. Người biểu tình cảm thấy dự luật dẫn độ, nếu được thông qua, sẽ đưa lãnh thổ này đến gần hơn dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Các cuộc biểu tình chống nhà cầm quyền Bắc Kinh ngày càng mở rộng thu hút số lượng người tham gia ngày càng tăng quy tụ đủ các thành phần xã hội Hồng Kông mà đại đa số là tầng lớp trí thức. Và cần nhớ rằng, Trung Quốc chỉ đảm bảo cho mô hình “Một quốc gia 2 chế độ”  trong vòng 50 năm. Như vậy số phận của việc dân chủ hóa Hồng Kông chẳng khác ngọn đèn trong giông tố.

Hồ Hoàng Anh tổng hợp

Chủ đề chính: #Hồng_Kông

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn