ken a

Hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh tại nhà đúng cách chuyên nghiệp

Đăng 3 năm trước

Đã bao lâu rồi bạn chưa rửa máy lạnh? Sự thật thì có khá nhiều người "bỏ quên" chiếc máy lạnh kể từ lúc mua về. Và cho đến khi chúng có dấu hiệu trục trặc, hỏng hóc mới "tá hoả". Vậy vệ sinh thiết bị này quan trọng như thế nào đối với sức khỏe gia đình bạn? Và đâu là quy trình các bước hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh tại nhà đúng kỹ thuật? Hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu!

Bao lâu vệ sinh máy lạnh 1 lần?

Thông thường, bạn sẽ cần tiến hành rửa máy lạnh định kỳ 5-6 tháng/lần. Tuy nhiên, tùy theo môi trường bạn đang sống; tần suất sử dụng và mật độ bụi bẩn trong không khí ít;... mà thời gian bảo trì máy lạnh có thể rút ngắn xuống còn 3-4 tháng/lần.

Vì vậy, bạn nên lưu ý về thời gian sử dụng để gọi điện đến các đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh máy lạnh tại nhà xử lý giúp bạn. Mặt khác, bạn có thể tham khảo cách vệ sinh điều hòa tại nhà dưới đây để vừa tiết kiệm được chi phí, vừa theo dõi bảo quản, sử dụng máy lạnh đúng cách nhất.

Một lưu ý nhỏ là, bạn hãy ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh để bảo đảm an toàn cho bản thân bạn nhé.

Cách vệ sinh máy lạnh tại nhà đơn giản nhất

Nếu điều hòa nhà bạn khi sử dụng cảm thấy không còn được mát như ban đầu nữa; hoặc máy lạnh bị chảy nước thì rất có thể là dàn lạnh và dàn nóng của chúng đang bám rất nhiều bụi bẩn và cần được làm sạch. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra và thực hiện theo quy trình các bước hướng dẫn vệ sinh điều hòa, máy lạnh mà chúng tôi gợi ý dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra hệ thống dàn lạnh và cục nóng trước khi rửa máy lạnh

Trước khi bắt tay vào việc rửa máy lạnh, bạn cần kiểm tra trước toàn bộ hệ thống máy lạnh. Điều này là để xác định nguyên nhân giúp chu trình vệ sinh nhanh gọn và đạt hiệu quả cao.

  • Kiểm tra dị vật khi vệ sinh máy lạnh. Bạn hãy xem xét xung quanh dàn lạnh và cục nóng có dị vật như: đinh ốc, xác côn trùng, cục bụi bị nghẹt,... để lấy ra không làm làm vật cản gây nghẹt hệ thống máy lạnh.
  • Kiểm tra mối nối gas và điện. Một trong những nguyên nhân khiến cho máy không làm lạnh được chính là bị rò rỉ gas. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra mối nối gas có còn tốt hay không để xác định rõ nguyên nhân. Đồng thời, các mối nối điện bị hư hỏng cũng gây nguy hiểm cho gia đình trong quá trình sử dụng.

Bước 2: Vệ sinh lưới lọc máy lạnh

Sau khi mở nắp trước máy lạnh, để tháo lưới lọc máy lạnh, bạn nắm lưới lọc rồi nâng lên. Sau đó, bạn kéo tấm lưới lọc ra khỏi ngàm giữ trên thân máy.

Lưới lọc máy lạnh là bộ phận có tác dụng ngăn cản bụi bẩn. Đồng thời, chúng giúp lọc luồng khí từ máy lạnh trong sạch hơn trước khi thổi làm lạnh ra ngoài. Khi sử dụng lâu ngày, các loại bụi bẩn sẽ bị kẹt lại và tích tụ nhiều trên lưới lọ. Vì vậy, việc vệ sinh lưới lọc sẽ giúp tăng hiệu quả làm lạnh của máy lạnh.

Cách thực hiện vệ sinh lưới lọc máy lạnh:

  • Vệ sinh bộ lọc không khí máy lạnh bằng cách tháo lưới lọc không khí ra.
  • Tiếp theo, bạn đem ngâm chúng vào một chậu nước.
  • Cuối cùng, bạn lấy miếng rửa chén cọ rửa sạch và đem phơi ráo nước.

Nếu như máy lạnh của bạn không quá dơ và chỉ đơn thuần vệ sinh máy lạnh sơ qua như hình trên là được, không cần những bước kế tiếp.

  • Bạn dùng cọ mềm để chà nhẹ và phủi lớp bụi khỏi lưới lọc máy lạnh.
  • Xịt vừa đủ một lượng nước để làm sạch bụi bẩn còn bám chặt trên lưới

Bước 3: Lau chùi, vệ sinh xịt nước cánh quạt đảo gió và khoang chứa của máy điều hòa

Sau khi tháo lưới lọc máy lạnh, để vệ sinh phần hệ thống bên trong bạn tiến hành tháo cách quạt đảo gió và tháo ốp ngoài máy lạnh:

  • Cách tháo cánh quạt đảo gió máy lạnh. Cách quạt gió ngang bao gồm 3 khớp nối: giữa, trái và phải. Để tháo khớp nối ở giữa, bạn đặt tay tại điểm giữa và đẩy nhẹ qua trái để khớp giữa bung ra. Sau đó, bạn tiếp tục cầm ở giữa cánh quạt rồi kéo xuống nhằm tạo độ cong giúp khớp nối 2 bên dễ dàng thoát ra khỏi khớp.
  • Cách tháo ốp trước máy lạnh. Bạn hãy nhìn xuống dưới điều hòa ở hai bên trái và phải đều có mũi tên. Sau đó, thò tay đến mũi tên bên trái rồi kéo nhẹ là phần ốp bên trái bung ra. Thực hiện tương tự như vậy với bên phải.

Để làm sạch hiệu quả, bạn cần chuẩn bị dung dịch vệ sinh máy lạnh chuyên dụng; đó là Coil Cleaner (đây là hóa chất làm sạch dàn lạnh). Bạn có thể dễ dàng tìm mua chai xịt vệ sinh máy lạnh Coil Cleaner tại các cửa hàng bán hóa chất trên thị trường.

Cách thực hiện như sau: Bạn lưu ý là chỉ xịt một lượng vừa phải vào khe giữa của cánh quạt để tránh làm hư hỏng các vi mạch điện tử. Sau đó, bạn chờ 10 - 20 phút để dung dịch trong vòi xịt vệ sinh máy lạnh thấm vào các bụi bẩn và dùng khăn ẩm lau nhẹ là đã làm sạch được bề mặt.

Lưu ý: Khi xịt nước vệ sinh máy lạnh, bạn nên xịt song song theo các lá nhôm để không làm móp méo các lá nhôm. Ngoài ra, một mẹo nhỏ mà các người thợ chuyên nghiệp tiết lộ là bạn nên đặt vòi xịt nghiêng 45 độ giúp làm sạch nhanh hơn mà không văng nước vào bo mạch.

Bước 4: Lắp đặt lại lưới lọc vào máy lạnh

Sau khi lưới lọc đã khô ráo nước, bạn thực hiện lắp đặt lưới lọc máy lạnh lại vào máy. Tuy nhiên, nếu lưới lọc chưa khô hẳn thì bạn có thể dùng khăn khô để lau khô và thấm hút nước triệt để nhằm tránh tạo mùi hôi, ẩm ướt bên trong máy.

Cuối cùng, bạn đã ráp xong phần nắp máy lạnh bên ngoài thì dùng chiếc khăn lau phía bên ngoài máy lạnh để tạo sự sạch sẽ và sáng bóng như mới.

Bước 5: Bật máy lạnh vận hành thử sau khi vệ sinh

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn hãy bật máy lạnh lên và cảm nhận nhiệt độ của máy lạnh có đạt chuẩn, hệ thống máy có chạy êm... không. Một mẹo nhỏ cho bạn là nếu hệ thống chạy êm mà máy lạnh không lạnh có thể là đang bị thiếu gas đấy. Bạn hãy gọi đơn vị dịch vụ rửa máy lạnh đến bơm gas cho bạn nhé!

Chủ đề chính: #vệ_sinh_máy_lạnh

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn