vlxd_toan_cau Công ty TNHH VLXD Toàn Cầu là đơn vị dẫn đầu về nhập khẩu và phân phối độc quyền vật liệu xây dựng cao cấp đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Hotline: 0911771551
Vật liệu xây dựng tại Công ty TNHH VLXD Toàn Cầu - TCBM

Hướng dẫn chi tiết quy trình thi công tấm lợp bitum

Đăng 1 năm trước
Hướng dẫn chi tiết quy trình thi công tấm lợp bitum

Tấm lợp bitum là vật liệu lợp mái thế hệ mới, đang được ứng dụng vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, bạn có biết quy trình thi công tấm lợp bitum cụ thể như thế nào không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết nhé!

Ngói dán bitum là một loại ngói lợp nhà cao cấp, đang phổ biến trên thị trường hiện nay. Đặc biệt, sản phẩm này thường được sử dụng cho việc lợp mái theo kiểu mái Thái, mái Nhật, mái Pháp hoặc mái nhà bungalow,... Để đảm bảo chất lượng của hệ mái, quá trình thi công ngói bitum phủ đá cần tuân thủ theo quy trình từng bước. Dưới đây là 7 bước hướng dẫn quy trình thi công tấm lợp bitum mà TCBM muốn chia sẻ để bạn có thể tham khảo.

Bước 1. Xử lý nền mái

Bước đầu tiên trong quy trình thi công ngói dán bitum là chuẩn bị phần nền mái. Để đảm bảo việc lắp đặt ngói được thuận lợi, nền mái cần được xử lý một cách đúng quy trình. Đầu tiên, phải đảm bảo nền mái phẳng, sạch sẽ và khô ráo. Đồng thời, độ dốc của nền mái phải tuân thủ theo yêu cầu của từng kiểu dáng mái. Bề mặt nền mái không được có chỗ lồi lõm hay vết nứt, để tránh ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt và chất lượng của mái bitum sau này.

Cần thực hiện đầy đủ các bước quy trình thi công

Bước 2. Xử lý bề mặt mái

Đối với nền mái bê tông:

  • Bước đầu tiên, sử dụng lớp sơn lót gốc Bitum chuyên dụng.
  • Sử dụng con lăn để lăn đều một lớp sơn lót trên bề mặt mái bê tông.
  • Định mức sử dụng lớp sơn lót gốc Bitum trên nền mái bê tông cán vữa khoảng từ (70÷80) m2/thùng, tùy thuộc vào loại sản phẩm.

Đối với nền mái gỗ/tấm Smartboard/OSB:

  • Đầu tiên, sử dụng con lăn để lăn đều một lớp keo Primer lên bề mặt mái.
  • Trước khi sử dụng lớp sơn lót gốc Bitum, sử dụng silicone để chèn và phủ kín các khe tiếp giáp giữa hai tấm gỗ/tấm Smartboard/ván OSB.
  • Định mức sử dụng lớp sơn lót gốc Bitum trên nền mái gỗ/Smartboard/OSB khoảng từ (90÷110) m2/thùng, tùy thuộc vào loại sản phẩm.
Xử lý bề mặt bằng keo bitum chuyên dụng.

Bước 3. Thi công lợp mái bitum

  • Lấy mưc: Sử dụng mực để kẻ và lấy ke vuông góc với hai đường trục ngang và trục đứng bất kỳ trên bề mặt mái phẳng.
  • Lợp tấm lót đuôi mái: Bắt đầu thi công lợp tấm bitum từ phần đuôi mái và tiến lên phía trên. Đầu tiên, thực hiện lợp tấm lót ở phần đuôi mái. Gắn tấm lót vào mép dưới của phần mái, sao cho tấm lót song song với trục ngang và vuông góc với trục đứng đã xác định trước đó.
  • Lợp mái: Sau khi lợp tấm lót đuôi, kiểm tra lại độ dốc của mái so với yêu cầu trước khi tiến hành lợp tấm bitum cho toàn bộ hệ mái.
  • Thi công tấm lợp bitum: Trước khi thi công, bóc lớp màng nilon ở mặt sau của tấm bitum. Tiếp theo, đóng đinh/vít vào đúng vị trí, số lượng và theo kỹ thuật của từng kiểu dáng.
  • Lợp tiếp dần dần từ dưới lên chóp mái.
Thi công tấm lợp bitum bằng cách lắp đặt từ phần dưới và tiến lên trên chóp

Bước 4. Xử lý chóp mái

Khi tiến hành thi công tấm lợp bitum phủ đá đến chóp mái, nếu có tấm lợp còn dư, phủ phần dư của tấm lợp sang bên kia để đảm bảo không bị thấm nước.

Bước 5. Xử lý chỗ giáp tường

Đối với tấm lợp sát mép tường, lợp tấm lên tường một đoạn cao 100mm. Sử dụng đinh thép để cố định tấm lợp vào tường.

Tại chỗ giáp giữa tường và tấm lợp, sử dụng máy cắt gạch để tạo một đường rãnh sâu 20mm. Đóng thanh nhôm V (20x20x1) vào rãnh vừa cắt và sử dụng silicone để kín các khe hở lại.

Bước 6. Xử lý giữa 2 mái giao nhau

Ở phần mái giao nhau, khi thi công tấm lợp bitum, lợp đan xen giữa hai bên mái nhà. Lợp hàng bên trái của mái này rồi tiếp tục lợp hàng bên phải của mái kia, sao cho chúng đan xen qua nhau và tạo thành một rãnh nối tiếp.

Xử lý phần giao mái để không bị thấm nước

Bước 7. Nghiệm thu sau khi thi công tấm lợp bitum

Tiến hành nghiệm thu mái theo các tiêu chí sau:

  • Mái lợp hoàn chỉnh phải thẳng hàng và đều theo hàng ngang.
  • Các cạnh mái phải thẳng hàng và không bị lệch.
  • Đối với mái có hình dạng đặc biệt và phức tạp, phải thể hiện được hình dạng của kiểu mái đó.
  • Không được trùng ron (vị trí giáp mép giữa hai tấm lợp) giữa hai hàng lợp kế tiếp nhau.
  • Đường ron hàng lợp trên phải cách hàng lợp dưới theo khoảng cách quy định của từng kiểu mái.
  • Tấm lợp hàng trên phải liên kết vào hàng lợp hàng dưới để đảm bảo sự chắc chắn và ổn định của mái.
Công trình trước và sau khi thi công mái bitum

---------------

Xem thêm tại: https://tcbm.vn/huong-dan-thi-cong-tam-lop-bitum/

Website: Công ty TNHH VLXD Toàn Cầu - TCBM

Hotline: 0911 771 551

Chủ đề chính: #thi_công_tấm_lợp_bitum

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn