HYBE và SM đã làm vực dậy nền công nghiệp K-pop trong năm 2021
Đăng 7 tháng trước
Thị trường album K-pop đang trải qua một sự bùng nổ chưa từng có trong doanh số physical nhưng doanh số digital vẫn lẹt đẹt trong bối cảnh đại dịch.
Theo dữ liệu cuối năm do Gaon Chart công bố ngày 12/01/2022, top 400 album đã bán được 57 triệu bản trong và ngoài nước vào năm 2021, tăng 36,9% so với 41,7 triệu của năm trước.
Doanh số bán hàng của top 400 album đã tăng mạnh sau khi vượt 20 triệu bản lần đầu vào năm 2018. Con số này đã tăng lên 25 triệu vào năm 2019, 41,7 triệu vào năm 2020 và 57 triệu vào năm 2021.

Những người trong ngành cho biết đằng sau sự gia tăng doanh số album nhanh chóng kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020 là hiện tượng người hâm mộ, vì không thể đi xem các buổi concertcũng như các chương trình âm nhạc trực tiếp trong bối cảnh đại dịch đang kéo dài nên đã xoa dịu sự thất vọng của mình bằng cách mua album của idol.

Dẫn đầu thị trường album năm ngoái là "ông lớn" của Hàn Quốc - HYBE và SM Entertainment.
HYBE - công ty đứng sau các nhóm nhạc nam nổi tiếng BTS và Seventeen, chiếm 33,5% tổng doanh số của top 100 album trên bảng xếp hạng hàng năm của Gaon với tổng doanh số đạt 15,23 triệu bản cho 26 albums.
"Butter", single Tiếng Anh do BTS phát hành vào tháng 5, đứng đầu danh sách với hơn 3 triệu bản, và các nghệ sĩ HYBE khác như Seventeen, Tomorrow X Together và Enhypen cũng có doanh thu nổi bật.
SM Entertainment - lò đào tạo ra NCT, EXO và aespa, đã ghi nhận doanh số album là 17,6 triệu bản, gấp đôi con số của năm 2020.

Kim Jin-woo, nhà nghiên cứu cấp cao tại Gaon Chart, dự đoán: “Doanh số bán album có thể chững lại nếu các buổi concert được tổ chức bình thường trở lại, nhưng xu hướng tăng có thể sẽ tiếp tục trong tương lai gần”.
Không giống như thị trường bùng nổi của album physical, doanh số digital vẫn đang trong trạng thái trì trệ.
Doanh số digital của top 400 bài hát đã giảm 10,3% vào năm 2021 so với năm 2020 và giảm 23,8% so với năm 2019 - một năm trước khi đại dịch bùng phát.

Nền âm nhạc đã chứng kiến COVID-19 và sự xuất hiện của các nền tảng dịch vụ phát nhạc trực tuyến mới đã có tác động không hề nhỏ.
Các chuyên gia đều nhận định rằng mọi người có xu hướng sử dụng nhiều hơn các dịch vụ phát nhạc trực tuyến trong giờ đi làm nhưng sự gia tăng số lượng người làm việc tại nhà do đại dịch đã khiến doanh số sales giảm sút. Việc phát hành ít ca khúc mới hơn so những năm thông thường khác cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường.
Nguồn: Yonhap News