Nguyet Nguyen

IQ và EQ: Chỉ số nào quyết định đến sự thành công

Đăng 9 năm trước

Năm 1996, Daniel Goleman - tác giả của cuốn sách "Emotional Intelligence" đã tuyên bố rằng EQ (chỉ số cảm xúc) còn quan trọng hơn IQ (chỉ số thông minh).

Năm 1996, Daniel Goleman - tác giả của cuốn sách "Emotional Intelligence" đã tuyên bố rằng EQ (chỉ số cảm xúc) còn quan trọng hơn IQ (chỉ số thông minh). Tại sao ông lại tuyên bố như thế?

Ông và 1 số nhà tâm lý khác cho rằng các tiêu chuẩn đánh giá chỉ số IQ không thực sự nói lên giá trị của 1 con người và hoàn toàn không đủ cơ sở dự đoán thành công trong tương lai. Thay vào đó, họ cho rằng chỉ số EQ mới là nhân tố quan trọng nhất đánh giá giá trị của 1 người.

Vậy IQ và EQ khác nhau như thế nào?

Mô tả hình ảnh

 

IQ là thương số giữa tuổi trí tuệ (theo thang điểm trắc nghiệm) cho tuổi thực ngoài đời rồi nhân với 100. Cách tính này chỉ mang tính tương đối và nhưng câu hỏi trong bài trắc nghiệm không thực sự nói lên tiềm năng của 1 người. Nó đơn giản chỉ đánh giá khả năng suy luận logic mà không đánh giá theo thuyết đa thông minh. Ví dụ, bạn có năng lực nổi trội về hội họa và âm nhạc nhưng toán học không tốt. Vậy bạn có nói họ là kẻ vô dụng và theo lẽ đương nhiên, những người đó xếp vào loại học sinh cá biệt.

EQ là thước đo trí tuệ cảm xúc của 1 người. Điều này đề cập đến khả năng cảm nhận, kiểm soát, đánh giá và thể hiện cảm xúc của 1 người. Các nhà nghiên cứu như John Mayer và Peter Salovey cũng như các nhà văn như Daniel Goleman và các nhà kinh tế, giáo dục đã nổi tiếng và đạt được nhiều thành tựu không vì chỉ số IQ của họ mà là do chỉ số EQ của họ. 

Trong những năm 1990, chỉ số IQ là 1 chủ đề nổi cộm trên mọi diễn đàn. Các lớp học nhằm tăng chỉ số IQ cho bé mọc lên khắp nơi. Những món đồ chơi tăng sự thông minh được bán hàng loạt. Các bậc phụ huynh điên cuồng gửi con đi học cách tăng chỉ số thông minh. Cuối cùng, những sản phẩm có IQ cao mấy ai thành công. Thực tế, chỉ những người luôn cầu tiến, không ngừng học hỏi mới tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu. Nói cách khác, họ thành công không chỉ nhờ vào sự thông mình mà còn vào khả năng điều khiển cảm xúc của mình.

Một nhà phân tích không thể không có khả năng phân tích, kỹ năng toán học. Một nhà quản lý ngoài có khả năng phân tích phải có thêm kỹ năng quản lý nhân sự, điều khiển cảm xúc. Chính vì thế, trong việc đánh giá tiềm năng, giá trị của 1 người, chúng ta không chỉ sử dụng dựa vào IQ mà quan trọng nhất phải biết dựa vào EQ của họ - một trong những nhân tố quan trọng nhất đánh giá sự thành công.

Tsuki - Ohay TV

Theo psychology.about.com

Chủ đề chính: #IQ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn