Khánh Lâm

JINGLE BELLS

Đăng 4 năm trước

Như thường lệ, Giáng sinh về ta lại nghe văng vẳng bên tai những thanh âm, giai điệu rộn ràng của nhạc khúc Jingle Bells. Thoạt đầu nhiều người lầm tưởng đây là bài hát sáng tác cho lễ Giáng sinh, nhưng ít ai biết rằng đây lại là bài hát viết cho lễ Tạ ơn

Như thường lệ, Giáng sinh về ta lại nghe văng vẳng bên tai những thanh âm, giai điệu rộn ràng của nhạc khúc Jingle Bells. Thoạt đầu nhiều người lầm tưởng đây là bài hát sáng tác cho lễ Giáng sinh, nhưng ít ai biết rằng đây lại là bài hát viết cho lễ Tạ ơn (Thanks Giving) do James.S.Pierpont ở Melford, Massachussets - Mỹ sáng tác. 


Trong một lần gần đến lễ Tạ ơn, James được nhà thờ nơi ông sinh hoạt giao cho sáng tác một ca khúc cho lễ Tạ ơn. 


Tối hôm đó, khi đang ngồi bên hông cửa sổ để chuẩn bắt tay sáng tác ca khúc của mình thì ông chợt nghe thấy những âm thanh vui tai, những tiếng leng keng rộn ràng đang gõ nhịp bên ngoài trong màn trời trắng xóa bởi cái tuyết lạnh của mùa đông về. 


Thì ra đó là một trò chơi đua cổ xe ngựa trượt tuyết của những người hàng xóm. Vì hiếu kỳ và tò mò với trò chơi này, ông đã xin tham gia chơi thử, thì quả nhiên ông là nguời thắng cuộc trong trò chơi đó. Trở về nhà, ông như bị "mê man", chìm đắm trong những cảm giác vừa rồi, như một người chiến thắng và rộn ràng của những tiếng chuông leng keng, bài hát ra đời vào tối ngày hôm đó với tên ban đầu là One Horse Open Sleigh. 


Và bài hát này được ông đánh bằng cây piano mà ông mượn của bà hàng xóm tên Otis Waterman. Đêm năm ấy là 1840. 


Bài hát ngay sau đó được trình diễn trong nhà thờ một cách thành công. Nhưng thời gian ban đầu, nó ít được phổ biến và nhiều người biết tới, chủ yếu là để diễn trong lễ Tạ ơn mà thôi. 


Mãi đến ngày 16.9.1857 khi nhiều ca đoàn nhà thờ mượn bài hát này hát trong dịp lễ Tạ ơn thì nó mới được biết đến rộng rãi và được in ra với tên gốc là One Horse Open Sleigh. 


Dần dà hai năm sau đó, tức là năm 1859, người ta phối và đảo giai điệu của nó lại cho tươi vui và rộn ràng hơn so với bản gốc. Lúc hoàn thành bản mới, vì được "làm mới lại" giai điệu nên nhanh chóng được nhiều người để mắt tới. Và nhiều nhà thờ đã quyết định mượn bài hát này để hát trong dịp Giáng sinh với suy nghĩ đơn giản là giai điệu tươi vui, rộn ràng, hợp với mùa Giáng sinh. 


Cũng năm này bài hát được in ra nhiều bản và được đổi lại với cái tên Jingle Bells như chúng ta vẫn nghe ngày nay.Một điều đáng lưu ý là dù bài hát này được sử dụng nhiều và hầu như là phổ biến trong lễ Giáng sinh nhưng kỳ thực nội dung của bài hát này hoàn toàn không hợp và không có ý nghĩa gì trong ngày này cả. 


Nếu để ý kỹ chúng ta sẽ thấy những hình ảnh yêu đương, vui đùa, cá cược và sự phân thắng thua trong cuộc chiến giành "người đẹp" trong trò chơi này mà không đề cập bất kỳ điều gì đến Thiên Chúa cả. 


Nhưng dù gì cũng để thấy rằng khởi thủy của Jingle Bells là dành cho lễ Tạ ơn chứ không phải là lễ Giáng sinh.Một điểm nữa Jingle Bells chính là tiếng chuông được phát ra từ cổ xe ngựa hoặc trên cổ của những chú ngựa chỉ để nhằm mục đích tranh va chạm nhau khi lưu thông trên đường mà thôi. 


Vì xã hội phương Tây, như Mỹ, các nước Bắc Âu, Đông Âu ngày xưa đi lại bằng xe ngựa không có ô tô và đèn điện. Đặc biệt là khi tiết trời vào đông thì màn trời trắng xóa, màn sương bao phủ nên khi lưu thông rất dễ gặp tai nạn và đụng nhau. 


Cách tốt nhất là họ gắn chuông lên cổ xe ngựa hoặc trên cổ của những chú ngựa để phát ra những tiếng nhạc chuông theo nhịp chạy của những chú ngựa một phần để tránh va chạm nhau từ 2 hướng và một phần để nhằm tạo ra những nhạc âm rộn ràng trên hành trình giao thông.

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn