Kysigau

Khắc cốt ghi tâm 10 nghệ thuật ứng xử rút ra từ Đắc Nhân Tâm

Đăng 4 năm trước

Bạn đã đọc hay chưa đọc cuốn sách có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại - Đắc Nhân Tâm thì 20 nguyên tắc 'vàng' dưới đây về nghệ thuật ứng xử cũng là những điều đáng để 'khắc cốt ghi tâm' đấy.

1. Luôn tôn trọng khi người khác đưa ý kiến

Bạn hãy luôn nhớ đến câu nói này: “Tài năng quý hiếm nhất là tài năng của một người biết nhìn nhận người khác có tài năng.” – Ernest HemingwayDo đó, đừng cho rằng mình là người có tài năng mà không tôn trọng ý kiến của người khác. 

2. Thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm khi mình làm sai

Cha ông ta có câu: "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại". Do đó, nếu bạn dám nhìn nhận những điều sai trái của mình trước khi bị người khác nói ra thì bạn sẽ được đối xử bằng thái độ khoan hồng. Việc nhượng bộ hay nhận lỗi không hề đồng nghĩa với việc bạn đang hạ mình hay nhục nhã. 

3. Luôn bắt đầu đối thoại bằng một thái độ thân thiện

Bạn nghĩ xem nếu ai đó mở đầu câu chuyện với bạn bằng một thái độ hách dịch hay gây chiến thì liệu rằng bạn có dễ chịu? Người khác cũng vậy đấy, thế nên một thái độ thân thiện, dịu dàng và những lời khen ngợi chân thành có thể khiến người khác dễ chịu và dễ dàng chấp nhận mọi chuyện hơn.“Một giọt mật ngọt bắt được nhiều ruồi hơn là một thùng nước đắng.” – Abraham Lincoln

4. Hãy hỏi những câu khiến người khác muốn trả lời "Có", "Vâng" ngay tức khắc

Bạn nên bắt đầu một câu chuyện với mọi người bằng cách nhấn mạnh những điểm mà hai bên đều đồng ý thay vì những ý kiến khác biệt chỉ mình bạn ủng hộ. Đừng quên nhấn mạnh cho mọi người biết rằng tất cả đang cùng làm việc và phấn đấu vì những mục đích chung và tất cả chỉ phụ thuộc vào phương pháp mà thôi.Ngạn ngữ Trung Hoa dạy: “Ai bước nhẹ nhàng sẽ đi được xa” – Những tiếng "Có" bao giờ cũng mang lại sự đồng lòng hơn những tiếng "Không" chỉ khăng khăng từ chối. 

5. Hãy luôn tạo điều kiện cho người khác nói

Ai cũng đều muốn thể hiện mình trong các cuộc trò chuyện. Do đó, hãy để cho đối phương được nói, được bày tỏ những quan tâm và kiến thức của mình, như vậy họ sẽ dễ hài lòng và lắng nghe bạn hơn.  

6. Để người khác tin rằng chính họ là người đưa ra ý tưởng đầu tiên

Chắc chắn bạn đều nhận thấy bất cứ ai cũng muốn làm theo ý mình hơn là hành động theo sự sai bảo của người khác. Ai cũng đều muốn được hỏi nguyện vọng và suy nghĩ của họ. Do đó, bạn đừng cố "tranh công" hay thể hiện rằng mình là người đầu tiên đưa ra ý tưởng hay phát kiến nào đó, hãy nhường cho người khác thì cuộc hội thoại sẽ dễ dàng được tiếp diễn hơn.

7. Chân thành nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác

Đừng chỉ giữ cái tôi của mình. Hãy bỏ qua nó và đồng cảm với người khác để nhìn nhận mọi việc trên nhiều góc độ. Làm được điều đó bạn chẳng thiệt thòi gì đâu, có thể bạn sẽ có thêm bài học mới hoặc thay đổi cái nhìn sau khi lắng nghe người khác đấy.  

8. Đồng cảm với những điều mà người khác mong muốn hay chia sẻ

”Đừng để một ai chẳng nhận được gì sau khi rời bạn mặc dù bạn biết rằng có thể bạn sẽ không bao giờ gặp lại họ. Đôi khi, chỉ một ánh mắt thiện cảm dành cho người khác cũng là một món quà lớn lao trong đời.” – Ngạn ngữ PhápMột trong những điều quý giá nhất trong cuộc đời của mỗi người chính là những hành động tốt đẹp với người khác, dù rằng chúng có thể rất nhỏ bé t như là một nụ cười, một vài câu động viên, khen ngợi, một cái nắm tay hay một cái ôm chặt. Lòng tốt, sự quan tâm chia sẻ, đồng cảm là ngôn ngữ đặc biệt mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được. 

9. Khơi gợi sự cao thượng ở người khác

 “Nếu bạn cứ chỉ luôn nhìn vào mặt xấu của một ai đó, điều đó sẽ làm anh ta ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều tốt, chắc chắn anh ta sẽ làm được.” – Johann GoetheBạn phải tin rằng, nếu được yêu thương, con người sẽ biết yêu thương và trở nên đáng yêu hơn. Thay vì chỉ soi mói, nhìn ra những mặt xấu của người khác thì việc ca ngợi điều tốt, khích lệ họ sự cao thượng và yêu thương, chắc chắn bạn sẽ được họ ghi nhận và dành nhiều tình cảm.

10. Làm sinh động ý tưởng

Một món ăn được trình bày sinh động sẽ làm thực khách cảm nhận rõ cái tài của người đầu bếp. Một truyện ngắn được viết sinh động sẽ làm độc giả nhận ra khả năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn.Một ý kiến được mô tả sinh động làm người nge cảm nhận trí tuệ tinh túy của người nói.Do đó, hãy làm sinh động mọi ý tưởng của bạn khi có thể. 

Trên đây là 10 nguyên tắc trọng tâm về cách đối nhân xử thế được rút ra từ cuốn sách Đắc Nhân Tâm. Hi vọng sau khi đọc hết những nguyên tắc này, bạn sẽ bồi dưỡng được thêm cho mình cách cư xử với mọi người tốt hơn.

Chủ đề chính: #nghệ_thuật_ứng_xử

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn