Huỳnh Thị Kiều Oanh

Khám phá điều kỳ diệu từ cây ngải cứu !

Đăng 9 năm trước

Cây ngải cứu từ lâu đã được lưu truyền trong dân gian bởi tác dụng của nó trong việc đảm bảo sức khỏe con người chúng ta.

Ngải cứu trong dân gian còn được gọi bằng nhiều tên như cây thuốc cao, cây ngải điệp,… Cây ngải cứu là cây thân thảo, có mùi nồng,vị đắng, thuộc họ cúc. Trong dân gian, cây ngải cứu được rất nhiều người biết đến và sử dụng bởi vì công dụng của ngải cứu có thể trị rất nhiều bênh cho con người. Cùng khám phá điều kỳ diệu mà loại cây này mang lại cho cuộc sống chúng ta nhé.

Mô tả hình ảnh

1. Trị gai cột sống

Cây ngải cứu trị gai cột sống

Gai cột sống là bệnh gặp ở nhiều người thuộc lứa tuổi trung niên và người lớn tuổi. Bệnh gai cột sống thường gây cảm giác cực kỳ khó chịu, gây đau lưng, nhức mỏi cho người bệnh. Có rất nhiều phương thuốc có thể trị căn bệnh này và cây ngải cứu là một phương pháp hiệu quả.

Cách dùng như sau:

Ngải cứu rửa sạch, thái nát rồi giã nhuyễn. Đun dấm nuôi thật nóng, trộn ngải cứu đã giã nhuyễn vào, dùng miếng vải mỏng bằng sợi cotton bọc hỗn hợp này lại rồi xoa đều dọc theo xương sống khoảng 15 phút ( thuốc luôn phải nóng ấm trong quá trình này).

2. Điều kinhMô tả hình ảnh

Ngải cứu có tác dụng điều kinh rất tốt. Nếu bạn bị kinh nguyệt không đều, lấy 10g ngải cứu khô sắt với 200ml nước còn 100 ml nước uống vào ngày bắt đầu và trong chu kỳ kinh nguyệt . Uống 2 lần/ ngày.

3. An thaiMô tả hình ảnh

Ngải cứu cũng có thể giúp người mang thai an thai nữa. Khi có biểu hiện động thai, đau bụng, ra máu, hãy dùng 16 gram lá tía tô và 16 gram lá ngải cứu sắc với 600ml nước , sắc còn lại 100ml nước là được, sau đó chia ra khoảng 4 lần uống/ ngày. Uống như vậy sẽ giúp an thai, không gây sảy thai ngoài ý muốn.

4. Sơ cứu vết thương

Ngải cứu có tác dụng cầm máu rất tốt nên có thể sử dụng để sơ cứu vết thương hở, chảy máu. Lấy lá ngải cứu giã nát rồi thêm muối đắp hỗn hợp lên vết thương sẽ giúp cầm máu và giảm đau nhanh.

5. Trị cảm cúmNgải cứu dùng để trị cảm cúm

Khi bị ho, cảm cúm, đau đầu,… dùng 300 gram lá ngải cứu với hỗ hợp 100 gram lá khuynh diệp và 100 gram lá bưởi đun với 2-2.5 lít nước và sau đó xông hơi trong khoảng 15 – 20 phút. Cách xông hơi này giúp trị cảm cúm, nhức đầu nhanh chóng, sau khi xông hơi cả người sẽ thấy rất nhẹ nhàng và khoan khoái và đẩy lùi cảm giác mệt mỏi của bệnh.

6. Trị mụn, rôm ngứa

Lá ngải cứu tươi có tác dụng rất tốt trong trị mụn, nổi mẩn ngứa. Giã nát ngải cứu tươi, đắp lên mặt để trong vòng 20 phút rồi rửa mặt lại. Làm nhiều lần sẽ giúp làn da trắng sáng, mịn màng và sạch mụn. Ở trẻ khi bị rôm xẩy, mẩn ngứa thì dùng lá ngải cứu tươi xay nát rồi lọc lấy nước tắm cho trẻ là được.

7. Lưu thông máu lên não

Thiếu máu lên não gây đau đầu, mệt mỏi và không thể tập trung làm việc, học tập. Một nắm lá ngải cứu tươi, cắt nhỏ rồi đánh chung với 1 quả trứng gà, nêm nếm rồi bỏ vào chảo chiên lên rồi ăn. Đây là một cách hiệu quả để giúp lưu thông máu lên não.

8. Chú ý

Ngải cứu có rất nhiều công dụng, giúp trị rất nhiều bệnh cho con người. Tuy nhiên, nếu sư dụng quá nhiều ngải cứu sẽ không tốt cho sức khỏe, gây ra ngộ độc. Hậu quả của ngộ độc do sử dụng ngải cứu quá liều là làm tê liệt thần kinh, gây tổn thương não, co giật,… và khi khỏi bệnh vẫn để lại nhiều di chứng như bị ảo giác, hay quên,… rất nghiêm trọng. Vì vậy khi sử dụng cây ngải cứu để chữa bệnh thì hãy nên chú ý đúng liều lượng để đảm bảo cho sức khỏe.

Chủ đề chính: #Ngải_cứu

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn