A Hun

Khi bạn cảm thấy khó chịu là lúc bạn bắt đầu trưởng thành

Đăng 7 năm trước

4 tình huống phổ biến khiến bạn luôn khó chịu và cách để vượt qua chúng khi thay đổi công việc.

Là một sinh viên mới ra trường, trải nghiệm đi xin việc thực sự là trải nghiệm đáng sợ. Chúng ta tự nhiên cảm thấy khó khăn khi chúng ta rời bỏ vùng an toàn (comfort zone) mà chúng ta đã quá quen thuộc. Bạn đã ngồi ghế giảng đường hàng nhiều năm trời để học những kỹ năng riêng biệt và giờ là lúc áp dụng chúng vào đời sống thực. 

Mọi người trong thế giới công sở có thể cũng trải qua những cảm xúc lo lắng tương tự khi thay đổi công việc, bất kể bạn đang tìm kiếm một vị trí cao hơn ở công ty mới hay chỉ đơn thuần là đổi ngang. 

Trong các trường hợp, cảm giác bất an mặc dù không dễ chịu nhưng là thực tế đánh dấu sự trưởng thành trong bạn. Sau tất cả, sẽ không có sự phát triển khi bạn cứ mãi khép mình trong vùng an toàn. Dẫu vậy, bạn cứ yên trí là một khi bạn vượt qua những cảm giác như vậy, bạn có cơ hội khám phá những năng lực nhiều hơn bạn có thể nhận ra. 

Dưới đây là 4 tình huống phổ biến khiến bạn khó chịu và cách để vượt qua chúng.

1. Bạn cảm giác lạc lối vì thiếu định hướng nghề nghiệp

Trong nhiều trường hợp, chúng ta lo lắng vì không có ai giúp đỡ khi định hướng con đường phát triển bản thân. Nhưng sau cùng, bạn phải nhận ra chính bạn mới là người duy nhất phải có trách nhiệm với sự phát triển sự nghiệp của chính mình. 

Bạn không thể ngồi đó và mong chờ người khác (hay sự may mắn) để đạt tới thành công trong sự nghiệp. Bạn hoàn toàn kiểm soát và dẫn dắt sự nghiệp của mình vì vậy hãy chủ động. Hãy vứt bỏ các cảm xúc bất an và thay vào đó là tự mình thực hiện. Bạn sẽ thấy sáng tỏ hơn khi bạn định rõ được cảm hứng và xây dựng một kế hoạch phát triển để thành công.

Bất kể bạn đang làm ở lĩnh vực nào, bạn phải cố gắng và kết nối với những người thành công mà bạn đang muốn hướng tới. Cởi mở, chân thành khi nói về ý định của mình và cho họ thấy sự quyết tâm của bạn. Có thể họ sẽ chia sẻ vởi bạn những hiểu biết sâu sắc cần thiết.

2. Bạn lo lắng công việc mới sẽ khó khăn và thách thức

Nhận ra con đường bạn chọn gian nan nhiều hơn bạn nghĩ sẽ khiến bạn hoài nghi bản thân. Trước khi bạn hoảng sợ vì đã không biết tự lượng sức mình, bạn cần phải bình tĩnh và đánh giá, xem xét lý do bạn chọn nghề nghiệp này.

Cách chắc chắn để biết bạn đang trên con đường hướng tới sự phát triển bản thân là khi bạn biết thử thách luôn sóng đôi với hương vị chiến thắng. Những gian nan đó thách thức con đường sự nghiệp với những phần thưởng tuyệt vời giúp bạn vươn tới sự tiến bộ và thành công vĩ đại nhất.

Giả dụ bạn là một nhà thiết kế đồ hoạ cho một thương hiệu danh tiếng. Các bước đầu tiên khi thiết kế một nhãn hàng cho khách hàng mới có thể sẽ đầy thử thách. Trong những giai đoạn đầu tiên, khả năng sáng tạo của bạn bị kiểm tra đến tới hạn bắt bạn phải đẻ ra các ý tưởng. Tuy nhiên, bạn càng phát triển, bạn càng cảm thấy sự tuyệt vời của các thành quả bạn giành được. Cuối cùng, cảm giác khi được khách hàng khen ngợi thành quả của bạn là thứ cảm xúc không gì sánh được.

3. Bạn nghi ngờ vì bạn không hoàn toàn yêu công việc

Có suy nghĩ sai lầm rằng chúng ta phải tuyệt đối yêu công việc của mình. Điều đúng đắn là bạn nên chọn công việc tiếp sức cho đam mê của bạn. Những tiến bộ bản thân trong sựnghiệp nên được hiểu như một trải nghiệm có hạnh phúc và có cả đau khổ.

Bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với thất vọng, khó khăn và có thể là cả sự nhàm chán, đơn điệu. Tuy nhiên, tin tưởng vào đam mê sẽ thúc đẩy bạn vượt qua những trở ngại. Đừng coi đó là lý do để bạn phải hoài nghi bản thân.

Bất kể vị trí bạn đang nắm giữ là gì thì cũng sẽ có những việc bạn ghét bỏ. Ngay cả khi bạn chạm tay tới vị trí CEO đầy quyền lực trong một công ty nổi tiếng, bạn vẫn sẽ chẳng vui vẻ khi phải khiển trách và sa thải nhân viên.

4. Bạn cảm thấy thất bại nếu bị nhận những nhận xét tiêu cực

Tất cả chúng ta đều cảm thấy khó chịu khi nghe công việc của mình bị đánh giá không đạt yêu cầu, nhất là khi chúng ta đã nỗ lực và làm việc chăm chỉ. Những thay vì chán nản, bạn nên biết ơn khi nhận được những nhận xét có tính xây dựng về công việc của bạn.

Con đường sự nghiệp được rải thảm bởi sự tiến bộ và sự phát triển của bản thân. Bạn không ngừng học tập và hoàn thiện mình để vươn tới đỉnh cao trong sự nghiệp. Những đánh giá là một phần không thể thiếu trong sự phát triển đó. Mặc dù nó có thể khiến bạn không thoải mái, những bạn phải chấp nhận và bạn sẽ trưởng thành hơn.

Ví dụ bạn là một nhà báo làm việc không mệt mỏi để hoàn thành một bài viết quan trọng để rồi sếp của bạn phải sửa hàng loạt lỗi ngữ pháp. Có thể sự tự tin của bạn sẽ bị đụng chạm nhưng hãy coi đó là động lực để bạn mài giũa khả năng viết lách và hiệu đính. Kết quả sau cùng, bạn trở thành một cây viết tiến bộ vượt bậc của toà soạn.

Theo Lifehack.org

(A Hun dịch)

Chủ đề chính: #đổi_việc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn