Trần Thu Hằng

Khởi động một năm rủng rỉnh với 11 bài học quản lý chi tiêu

Đăng 5 năm trước

Bạn làm được 10 đồng nhưng tiêu 11 đồng, thẻ tín dụng thường xuyên vượt quá hạn mức, mặc cho bạn có kiếm được bao nhiêu tiền thì bạn vẫn trong hoàn cảnh nghèo hoặc hơn cả nghèo. Nguyên nhân chính là do bạn chưa biết cách quản lý chi tiêu sao cho hiệu quả. Học ngay 11 bài học quản lý dưới đây để tiền 'Đừng tiếp tục rơi trong năm 2019' nhé.

1. Tuân thủ quy tắc 30 ngày


Tránh sự hài lòng tức thời là một trong những quy tắc quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân. Việc chờ 30 ngày để quyết định mua một món đồ yêu thích là một cách hiệu quả để thực hiện quy tắc đó.Thông thường, khi 30 ngày trôi qua bạn sẽ tự nhận thấy rằng việc thôi thúc mua hàng cũng sẽ giảm đi nhiều lần, và đó là lúc bạn biết được rằng mình đã tiết kiệm được một khoản chi tiêu chỉ đơn giản bằng cách chờ đợi.

2. Hạn chế dùng thẻ tín dụng

Nếu bạn không tin tưởng vào khả năng kiềm chế của bản thân trước cảm dỗ mua hàng thì tốt nhất hãy dấu thẻ tín dụng vào một nơi bí mật. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế bị "cám dỗ" khi có nhiều món đồ hấp dẫn đang giảm giá nhưng tiền mặt trong ví của bạn không đủ để mua ngay lúc đó.


Ngoài ra cần loại bỏ thẻ tín dụng ra khỏi các tài khoản trực tuyến. Thật dễ dàng để bấm nút thanh toán khi thông tin thẻ tín dụng của bạn đã được lưu sẵn trên hệ thống.

3. Hạn chế việc chi tiền để giảm Stress

Chúng ta thường hay biện minh cho việc chi tiêu tiền để thoát khỏi một ngày làm việc căng thẳng bằng cách đi shopping, beer club, lê la hàng quán với bạn bè. Tuy nhiên đây chính là một thói quen ảnh hưởng nhiều đến việc chi tiêu hàng tháng. Thay vì tiêu xài cho những thứ không làm bạn cảm thấy tốt hơn, hãy chọn những giải pháp vừa không tốn kém những đem lại hiệu quả tuyệt vời. 


Tập thể dục luôn là một lựa chọn tốt, một bài thiền hay yoga sẽ giúp đầu óc bạn trở nên nhẹ nhàng hơn. Đọc sách, xem phim, hay làm việc trong vườn nhà mình sẽ giúp giảm căng thẳng. Vì thế chi tiêu tiền bạc cho những việc giải trí ngắn hạn sẽ không làm giảm stress của bạn trong thời gian dài.

5. Lập kế hoạch thanh toán các khoản nợ


Bạn nên xây dựng một kế hoạch trả nợ chi tiết theo từng tháng bắt đầu từ số dư nợ hiện có và kết thúc bằng con số không. Hãy in bảng kế hoạch ra giấy và dán nó vào nơi bạn có thể nhìn thấy hàng ngày. Sau mỗi thời điểm bạn thanh toán, điền con số nợ còn lại ngay vào bảng kế hoạch để dễ dàng kiểm soát. Hãy ghi nhớ rằng, thanh toán số nợ hiện có là mục tiêu được ưu tiên số 1 nếu bạn muốn tiết kiệm được nhiều tiền hơn trong thời gian sắp tới.

6. Hãy tắt ngay tivi


Một trong những giải pháp để tiết kiệm được "khối tiền" là giảm ngay thời gian dành cho tivi. Có rất nhiều lợi ích về tài chính cho việc này: ít tiếp xúc với các quảng cáo hấp dẫn, gây kích thích đến việc phải bỏ tiền ra để shopping ngay lập tức, hóa đơn tiền điện cũng sẽ giảm, có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các thứ khác trong cuộc sống như: kinh doanh, đọc sách, hay tham gia một hoạt động có ích nào có...

7. Áp dụng quy tắc 10 giây


Bất cứ khi nào bạn lấy một món hàng và thêm nó vào giỏ hàng của mình hoặc mang nó đến quầy thanh toán, hãy dừng lại khoảng 10s để tự hỏi tại sao bạn lại mua món hàng đó và liệu bạn có thực sự cần nó hay không. Nếu như bạn không tìm thấy một câu trả lời thật sự thuyết phục, hãy đưa món đồ này trở lại. Quy tắc này giúp chúng ta không phải bỏ tiền ra để mua những vật dụng không cần thiết thường xuyên.

8. Tiết kiệm càng sớm càng tốt 


Hãy để việc tiết kiệm trở thành ưu tiên hàng đầu của mình. Cho dù tiền lương tháng của bạn không lớn lắm thì cũng cố gắng để dư ra ít nhất 10% thu nhập để dành tiết kiệm. Bạn càng tiết kiệm sớm bao nhiêu, số tiền tích góp theo thời gian sẽ càng lớn bấy nhiêu. Không chỉ vậy, nếu được đầu tư một cách khôn ngoan, số tiền tiết kiệm của bạn sẽ tăng lên đáng kể đấy!

9. Chi tiêu theo mức độ ưu tiên 


Tùy theo hoàn cảnh mà chúng ta sẽ quyết định vấn đề tài chính nào là ưu tiên hàng đầu của mình. Nếu bạn thường xuyên di chuyển, đi công tác và du lịch, vậy thì ưu tiên không phải là mua nội thất đắt giá cho căn hộ phải không nào? Hoặc bạn là một người bộn bề công việc quanh năm thì một chiếc máy mát xa sẽ hữu ích hơn là bộ đồ nghề câu cá nhập khẩu.

10. Liệt kê những thứ cần thiết và mua đúng theo danh sách


Một trong những cách dễ nhất để tiết kiệm tiền là chỉ đi mua sắm khi bạn đã có một danh sách các thứ cần mua. Vì khi không liệt kê thành danh sách, bạn thường sẽ mua sắm không theo kế hoạch và sẽ dễ rơi vào tình trạng "mua không điểm dừng". Việc mua hàng theo danh sách giúp bạn đảm bảo về chi tiêu và sẽ không mất tiền cho những thứ không cần thiết.

11. Tìm cách kiếm thêm thu nhập 


Một trong những cách tiết kiệm tiền tốt nhất là tăng thêm thu nhập. Theo các chuyên gia tài chính, tiền lương của bạn nên được chia một phần cho đầu tư sinh lời hoặc đầu tư cho bản thân. Bạn có thể chi khoản này vào những kỹ năng có thể mở rộng phạm vi công việc của mình, từ đó cải thiện thu nhập hoặc tìm được công việc tốt hơn.

Bạn thấy đó, có rất nhiều cách giúp bạn quản lý ngân sách chi tiêu hàng tháng và tích luỹ được một khoản kha khá cho những vấn đề phát sinh bất ngờ. Hãy lập một danh sách phù hợp và tuân thủ các quy tắc, mình tin túi tiền của bạn trong năm 2019 sẽ rủng rỉnh hơn nhiều nhiều luôn.

Chủ đề chính: #quản_lý_chi_tiêu

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn