Nhu Đại Phu Sinh viên y gặm bánh mỳ - gõ phím cân thiên hạ

Không phải tất cả chất béo đều có hại

Đăng 5 năm trước

Một vài năm về trước, những người tập thể hình coi chất béo như kẻ thù của họ. Không ít các huấn luyện viên, các gymer đều khuyên bảo mọi người, muốn giảm cân hãy tránh xa chất béo. Chất béo có thật sự xấu xa đến vậy hay không, hay mọi người đã vô tình quy chụp cho chất béo cái xú danh ấy. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết.

Người có người xấu kẻ tốt, chất béo cũng vậy

Trong sự hối hả của cuộc cách mạng bài trừ chất béo ra khỏi chế độ giảm cân, người ta đã vô tình loại bỏ luôn cả chất béo có lợi mà không cần xem xét khía cạnh tích cực của nó.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong quá khứ, các chất béo có hại có nhiều trong thịt, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm giàu calo, có hại cho sức khỏe và có thể dẫn tới bệnh tim.

Vậy chất béo thực sự là gì?

Trái với những gì người ta vẫn nghĩ, chất béo vốn là một hợp chất hữu cơ cần thiết giúp cho cơ thể phát triển. Chất béo là nguồn dinh dưỡng và là nguyên liệu để tổng hợp năng lượng. Mỗi gam chất béo bao hàm 9 calo, trong khi đó mỗi gam protein và tinh bột chỉ chứa 4 calo mỗi thứ.

Chất béo, khi vượt quá giới hạn cho phép sẽ được lưu trữ khắp cơ thể ở dạng glycogen dự trữ. Ngoài ra chất béo còn là một cái đệm bảo vệ các cơ quan nội tạng.

Chất béo cải thiện mùi vị và cả hương vị của thức ăn, tạo nên một vị ngon không thể chối từ. Đó là lý do bạn thích ăn các món chiên xào chứa nhiều dầu mỡ.

Theo bộ y tế hoa kỳ, lượng chất béo tối đa là 30% tổng lượng calo tiêu thụ. Bất kỳ chế độ ăn nào có chứa 30% chất béo hay ít hơn được coi là một chế độ ăn tốt. Nhưng có nhiều thứ có chứa quá nhiều chất béo, làm cho bạn tiêu thụ nhiều chất béo hơn mỗi ngày (hơn 40%). Điều đó kết hợp với lối sống ít vận động sẽ dẫn đến bệnh tim mạch,béo phì và mỡ máu.

Không phải tất cả chất béo đều có hại

Một điều rất quan trọng là phải phân biệt chất béo có lợi và chất béo có hại, điều đó rất cần thiết cho hoạt động  của một cơ thể khỏe mạnh.

 Xác định thực phẩm là nguồn chất béo có lợi để sử dụng trong bữa ăn cũng như giảm thiểu những thực phẩm mang quá nhiều chất béo có hại.Để được như vậy, phải hiểu được những loại chất béo khác nhau.

Phân loại chất béo

   Chất béo bão hòa:

Chất béo bão hòa có tính rắn, bền bỉ ở nhiệt độ phòng. Phân tử chất béo ở dạng khối, dễ dàng dính vào thành mạch. Do đó, một người thừa cân béo phì dễ mắc các bệnh tim mạch nhất.

Một số thức ăn có chứa lượng lớn chất béo bão hòa có thểkể tới là thịt đỏ (heo, mỡ bò, cừu, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ...

Hơn nữa, các sản phẩm chiên và nướng như khoai tây chiên, bánh quy, bánh ngọt và dầu chứa nhều chất béo bão hòa. Một số loại dầu như dầu dừa, bơ cacao và dầu cọ có chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao.

Một người tiêu thụ càng nhiều chất béo bão hòa thì lượng cholesteron trong cơ thể càng tăng cao. Cholesteron là một chất béo tự do, được sản xuất ở gan, rất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào và cấu tạo nên các thành phần quan trọng khác của cơ thể. Nhưng dư thừa cholesteron sẽ cản trở dòng oxy trong cơ thể và dẫn tới bệnh tim.

 Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa hay chất béo hydro hóa là một dạng hóa học của chất béo không bão hòa. Loại chất béo này được xử lý với lượng hydro bổ sung. Mục đích chính của nó là một thành phần tạo hương vị mà không hề có giá trị dinh dưỡng

Mỡ chuyển hóa làm tăng chượng cholesteron xấu trong có hể và gây ra vô số bệnh liên quan đến tim. Nó làm tăng LDL cholesteron, thứ mà làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tiêu thụ quá mức mỡ chuyển hóa có thể làm tăng lượng cholessteron LDL và ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Đây là một chất béo mà người ta nên cố gắng giảm thiểu càng nhiều càng tốt.

 Chất béo chuyển hóa có trong các thực phẩm như bánh quy, khoai tây chiên, bánh quy giòn, dầu được  hydro hóa một phần và một số loại thức ăn nhanh...

 Chất béo không bão hòa:

Giờ đây, bạn đã có thể cho mình một lựa chọn đúng đắn, chất béo không bão hòa (không no) là những chất có lượng nguyên tử hydro thấp hơn trong cấu trúc phân tử. Ở nhiệt độ phòng, chất béo này ở trạng thái lỏng.

Hầu hết các chất béo không no là dầu, như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu cây rum, dầu mè và thực vật như bơ, quả óc chó, hạnh nhân, lạc, đậu tương, hải sản và ...

Nó luôn được khuyến khích để thay thế cho chất béo bão hòa vì nó tốt cho cơ thể và chức năng của các cơ quan. Việc tăng cường bổ sung chất béo không bão hòa phải đi đôi với giảm chất béo bão hòa, như vậy mới mang lại hiệu quả tối ưu.

Chất béo không bão hòa có thể tìm thấy trong dầu thực vật và hải sản. Giống như chất béo không bão hòa đơn, thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đa cũng giúp giảm mức LDL cholesteron.

Omega 3 và Omega 6 cũng được xếp vào chất béo không bão hòa, có tác dụng tốt cho hệ tim mạch, mắt và cả cho trí nhớ.

Nhận thức đúng về chất béo

Khi nói đến chất béo chuyển hóa, cố gắng tránh nó càng nhiều càng tốt vì cấu trúc phân tử được nhân tạo biến đổi để tăng cường hương vị, với giá trị dinh dưỡng rất ít và rủi ro lớn hơn.

 Chất béo là một chất dinh dưỡng thiết yếu đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động cơ thể khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả chất béo bão hòa với lượng lý tưởng rất tốt cho cơ thể.

Hãy là những nhà ẩm thực thông minh, lựa chọn cho mình những thực phẩm khỏe và tốt cho cơ thể. Điều đó cũng góp phần không nhỏ vào cải thiện ngoại hình của bạn nữa đấy.

Xem thêm: giải pháp mới cho người béo phì

Chúc bạn tươi trẻ, khỏe mạnh và xinh đẹp!!

Theo lifehack.org

_nsm_ (dịch)

Chủ đề chính: #chất_béo

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn