Thiện Vũ Long

Kiến Thức Phong Thủy I - Thuyết âm dương

Đăng 5 năm trước

Vô cực( chỉ sự hỗn độn của vũ trụ) trải qua quá trình phân hợp, tác động qua lại, sinh ra thái cực gồm âm và dương( nhị khí).Nhị khí âm dương hình thành ở sự đối lập, ước chế lẫn nhau.

Dịch Lý Cơ Bản - Thuyết âm dương

Phần I - Dịch Lý Cơ Bản

https://i.imgur.com/yQZkim9.png

https://i.imgur.com/EvIs187.png

Vô cực( chỉ sự hỗn độn của vũ trụ) trải qua quá trình phân hợp, tác động qua lại, sinh ra thái cực gồm âm và dương( nhị khí).Nhị khí âm dương hình thành ở sự đối lập, ước chế lẫn nhau. 

Thái dương( khí dương) xuất hiện ban ngày, mang lại ánh sáng cho muôn vật, vào mùa xuân( thiếu dương),  khí trời trong mát, mưa gió hòa thuận là bởi vì khí âm ở cực thịnh nên suy, khí dương nhân đó mà sinh ra, khiến cho gió trời trong mát, mưa phùn âm u,  khí dương mạnh dần, cực thịnh ở mùa hạ( Thái dương), nên khí trời nóng gắt, nắng nhiều mưa ít là bởi vì dương thịnh âm suy,  khí dương yếu dần vào mùa thu(thiếu âm), nên khí trời mùa thu lúc nắng gắt, lúc âm u, bão thường hay xuất hiện, đó là bởi vì dương thịnh sinh âm, âm dương tranh đấu mà gây nên vậy và khí dương suy nhược ở mùa đông( thái âm), nên lúc này khí trời lạnh giá, nhiều mây ít nắng, ngày lạnh, đêm giá.

Thái âm ( khí âm) xuất hiện vào ban đêm, khí trời mát và lạnh.Khí âm sinh ở  mùa thu, cực thịnh ở mùa đông, yếu ở mùa xuân, nhược ở mùa hạ.

Lại nói: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật"

Đạo gồm tam tài, tứ đức, đạo là nguyên lý của tự nhiên, thế giới quan nhân sinh.

Nhất là:  Một thể duy nhất của đạo, là thiên nguyên thái cực.

Nhị là : Một âm, một dương.

Tam là: Âm dương giao hòa theo nguyên lý của tự nhiên, nhờ sự giao hòa đó mà vạn vật được sinh ra.

Âm dương thịnh suy thể hiện qua 12 thần

Âm dương thịnh suy thể hiện qua bốn mùa

Thiếu dương( mùa xuân)- thái dương( mùa hạ)- thiếu âm( mùa thu)- thái âm( mùa đông).

Mùa xuân: Thiếu dương sinh ở giêng, thịnh ở tháng 2, suy ở tháng 3.

Mùa hạ: Thái dương hiện ở tháng 4, thịnh ở tháng 5, suy ở tháng 6.

Mùa thu: Thiếu âm sinh ở tháng 7, thịnh ở tháng 8, suy ở tháng 9.

Mùa đông: Thái âm hiện ở tháng 10, thịnh ở tháng 11, suy ở tháng 12.

Âm dương luận lý ( Quy luật âm dương)


A - Đối lập lẫn nhau: Mâu thuẫn và chế ước lẫn nhau ví như:

https://i.imgur.com/MmWss9Z.png


B - Âm dương tương hỗ:

Tức là sự nương tựa lẫn nhau, tuy hai mặt âm dươngđối lập lẫn nhau nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa, hai mặt đó không thể thừa cũng không thể thiếu, bất cập hay thái quá đều không được.

Là sự thể hiện đối lập nhưng lợi dụng lẫn nhau: giúp nhau tranh đấu, giúp nhau phát triển, giúp nhau tiêu trừ.

Đông y cho rằng: “Âm sinh ở dương, dương sinh ở âm.Điều  đó nói sự thống nhất giữa hai mặt đối lập của âm dương để mà tồn tại: Không có âm thì không có dương và ngược lại.

Lại nói: “Sự sống ở gốc, gốc ở âm dương”, “âm dương tách rời, tinh khí mất hết”, có nghĩa là từ lúc mạng sống bắt đầu tới lúc kết thúc là một quan hệ âm dương tương hỗ trong quá trình tồn tại. 

Nếu như âm dương mất đi mối quan hệ, mạng sống sẽ ngừng quay. 

Quan điểm này được gọi là âm dương tương hỗ".

C - Âm dương tiêu trưởng:

Là sự biểu thị quá trình: Sinh trưởng, phát triển, cực thịnh, bình, suy hóa, tiêu vong của sự vật, không thể đơn độc tách rời ra vậy. 

Nó còn phản ánh sự biến hóa không ngừng khi âm thịnh sinh dương, dương thịnh sinh âm, bốn mùa tuần hoàn " xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng", hay sinh lão bệnh tử quy luật tự nhiên. Nhiệt cực sinh hàn, hàn cực sinh nhiệt.

D - Âm dương đồng hành:

Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lập lại được thế cân bằng, thế quân bình giữa hai mặt.Sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương biểu hiện cho sự phát sinh bất cập hay thái quá, tích cực hay tiêu cực, thịnh hay suy. Do vậy âm dương bình hành còn được hiểu là" Âm ở trong dương và dương ở trong âm".

Âm dương đối ứng thập thiên can - Thập nhị địa chi 

Thập thiên can: (10 can)

Dương               Giáp        Bính            Mậu         Canh          Nhâm

Âm                     Ất            Đinh             Kỷ            Tân             Quý 

Thập nhị địa chi: (12 chi)

Dương                Tý            Dần              Thìn           Ngọ         Thân        Tuất

Âm                       Sửu         Mão                Tỵ            Mùi          Dậu          Hợi 

Bát quái phân âm dương

Dương                  Càn            Ly           Cấn                 Tốn

Âm                        Khôn        Khảm       Đoài               Chấn

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn