An Mộc ('': Yêu sự đơn giản - Simple is the best :")
Teacher, Student, Aunt, Daughter tại Tp HCM, Hà Nội, Đà Nẵng

KIỆT SỨC LÀM CHA MẸ

Đăng 3 năm trước
KIỆT SỨC LÀM CHA MẸ

Khi nghĩ về tình trạng kiệt sức (burnout), người ta sẽ nghĩ ngay đến tình trạng kiệt sức trong công việc. Hình ảnh hiện lên trong tâm trí bạn thường liên quan đến y tá hoặc bác sĩ quá tải, công nhân làm việc quá sức hoặc vị quản lý quá bận rộn. Hiếm khi chúng ta nghĩ đến cảnh phụ huynh quá tải. Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể có quá nhiều thứ phải chăm lo đến. Và họ cũng có thể kiệt sức khi không có ai giúp trút bỏ gánh nặng.

Mặc dù khái niệm về sự kiệt sức của cha mẹ (parental burnout) có từ những năm 1980, nhưng nghiên cứu có hệ thống về sự kiệt sức của cha mẹ chỉ bắt đầu từ thập kỷ trước. Và có lẽ công bằng mà nói rằng nói hiện tượng này vẫn tương đối ngầm ẩn cho đến khi cuộc khủng hoảng COVID và việc các bậc cha mẹ phải ở nhà với con cái đã vén bức màn về hiện tượng này.

Đột nhiên, nhiều bậc cha mẹ có thể hình dung qua về việc trở thành một người cha người mẹ kiệt sức sẽ như thế nào. Đối với hầu hết trong số họ, các triệu chứng không kéo dài đủ để khiến họ rơi vào tình trạng kiệt sức, nhưng nhiều người đã hiểu được tình trạng kiệt sức trông sẽ ra sao: trạng thái kiệt sức dữ dội này là khi chỉ nghĩ đến việc phải làm gì cho hoặc làm gì với con cái thôi dường như cũng đã như là cả một ngọn núi, trạng thái bão hòa này, trong đó bạn không còn muốn làm cha mẹ nữa, dẫn đến mất kết nối cảm xúc với con cái, và cảm giác tội lỗi khi không còn là những người cha người mẹ như bạn đã là hoặc muốn trở thành.

Nếu bạn không có con, phép tương tự sau đây có thể sẽ hữu ích. Hãy tưởng tượng rằng bạn là một y tá với hai bệnh nhân. Những bệnh nhân này đang trong tình trạng cực kỳ phụ thuộc vào bạn. Và họ rất rất khắt khe. Sự sống còn và phát triển của họ chủ yếu phụ thuộc vào bạn và, ngay cả khi không ai nói với bạn như vậy, bạn cũng biết rằng sứ mệnh quan trọng nhất trong cuộc đời bạn là chăm sóc tốt cho hai bệnh nhân này. Bạn chỉ có một đồng nghiệp duy nhất giúp đỡ, nhưng các bạn đã tạo ra một nhóm hiệu quả, bạn quản lý nhu cầu của bệnh nhân, trang thiết bị để chăm sóc họ đang hoạt động tốt.

Hãy tưởng tượng bây giờ đồng nghiệp của bạn được chuyển đến một khoa khác. Giờ thì một tay bạn phải chăm sóc những bệnh nhân này. Hoặc tưởng tượng rằng bệnh nhân thậm chí còn trở nên đòi hỏi hơn nữa. Hoặc trạng thái của họ bắt đầu xấu đi. Hoặc một chút gì đó thôi trong số những điều vừa kể. Cả bạn và người đồng nghiệp của bạn đều không biết phải làm gì. Bạn bắt đầu đổ lỗi cho người kia. Có rất nhiều sách hướng dẫn về hoạt động của các thiết bị và cách chăm sóc bệnh nhân, nhưng dường như không có sách nào có đầy đủ các hướng dẫn chăm sóc cho thiết bị bạn phải quản lý hoặc người bệnh nhân bạn cần chăm sóc. Bạn có thể gọi cho đồng nghiệp từ các khoa khác, nhưng ai biết được liệu họ có biết rõ hơn bạn không? Bạn có dám mạo hiểm gọi cho họ khi biết rằng họ có thể nghĩ rằng bạn không đủ năng lực và chỉ trích bạn sau lưng không? Rõ ràng là bạn có thể gọi cho giám sát của mình, cô ấy chắc chắn sẽ có ý kiến, nhưng đã 30 năm rồi kể từ khi cô ấy phải  chăm sóc một bệnh nhân. Và công nghệ đã phát triển đến mức mà chỉ cần nhấn một nút mà cô ấy gợi ý thì thiết bị của bạn sẽ gây hại nhiều hơn lợi.

Bạn biết làm gì bây giờ đây. Càng ngày bạn càng cảm thấy kiệt sức và căng thẳng hơn với công việc này, ngày càng có nhiều căng thẳng hơn với đồng nghiệp về bệnh nhân, bạn bắt đầu gào vào mặt họ - hét lên một cách cuồng loạn với những người bạn từng yêu quý - bạn không còn nhận ra chính mình nữa. Bạn khóc vì kiệt sức và tuyệt vọng: Giá như bạn có thể tạm xa họ, hoặc có ai đó thay bạn. Nhưng không ai có thể thay thế bạn. Mà bạn không thể bỏ cuộc. Không bao giờ. Đây là cuộc sống của bạn mà.

Đây cảm giác mà các bậc cha mẹ bị kiệt sức đang cảm nhận. Theo một nghiên cứu quốc tế được công bố gần đây, tình trạng kiệt sức trên toàn thế giới là 5%, và con số này cao gấp đôi ở một số nước phương Tây (Tổ chức Điều tra Quốc tế về Tình trạng Kiệt sức của Phụ huynh [IIPB]). Số liệu này là trước khi COVID xuất hiện và việc giãn cách xã hội, có lẽ đã làm tăng tỷ lệ lưu hành của tình trạng cha mẹ bị kiệt sức.

Trong một xã hội hiện đang phải đối mặt với quá nhiều thách thức và khủng hoảng (vệ sinh, môi trường, kinh tế,…), có ít nhất 3 lý do để chúng ta cần phải thực sự quan tâm đến tình trạng các bậc cha mẹ bị kiệt sức:

Một là, khi cha mẹ bị kiệt sức, có sự tăng lên nghiêm trọng quá trình kích hoạt nội tiết thần kinh mãn tính và tải trọng tĩnh mạch, được biết là làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể chống lại vi rút và mầm bệnh. Trong những thời điểm mà khả năng miễn dịch mang tính trọng yếu hơn bao giờ hết như thế này, chúng ta không nên đánh giá thấp hệ lụy vừa nêu.

Tình trạng kiệt sức của cha mẹ làm tăng nguy cơ trẻ bị bỏ rơi và hoặc nguy cơ cha mẹ bạo lực đối với con cái nhiều hơn là các chứng rối loạn tương tự. Nhiều nghiên cứu định tính hoặc lâm sàng được tiến hành với các bậc cha mẹ cho thấy rằng tình trạng kiệt sức nghiêm trọng thậm chí có thể khiến những bậc cha mẹ trở nên bạo lực dù trước đây họ không hề có hành vi bạo hành hoặc họ là người phản đối bạo. Và hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi sự kiệt sức của cha mẹ làm tăng mức cortisol lên gấp đôi so với các cha mẹ không bị burnout, mà cortisol lại được biết đến là thủ phạm gây ra sự tức giận và các thực hành nuôi dạy con khắc nghiệt.

Sự kiệt sức của cha mẹ làm gia tăng ý tưởng tự tử còn hơn cả trầm cảm - mặc dù sự xuất hiện ý tưởng tự tử là tiêu chuẩn chẩn đoán của trầm cảm. Điều này là không có gì đáng ngạc nhiên vì các bậc cha mẹ trong tình trạng kiệt sức thường có cảm giác rằng họ bị mắc kẹt với nguồn gốc của nỗi đau khổ của họ, không có nơi nào để trốn đi hoặc tìm kiếm sự an ủi ngoại trừ cái chết. Nếu kiệt sức dẫn đến bỏ bê hoặc bạo lực, có khả năng là bạo lực cũng tham gia vào việc thúc đẩy tự tử.

Như đã nói ở trên, sự kiệt sức của cha mẹ là một rối loạn nghiêm trọng đáng được quan tâm. Với mức độ nghiêm trọng của hậu quả đối với cả cha mẹ và trẻ em, các bước phòng ngừa cần được thực hiện ở cả cấp độ cá nhân và xã hội.

(Nguồn: Hiệp hội Tâm lý Mỹ)

Chủ đề chính: #cha_mẹ_kiệt_sức

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn