Đoàn Hòa

Kinh hoàng với 10 TRẬN LỤT lịch sử tại Việt Nam

Đăng 6 năm trước

Một chiều tan ca Hà Nội mưa lớn khiến cho các con đường nhanh chóng bị ngập úng nước khiến cho người dân đi lại khó khăn. Thế nhưng cơn mưa này cũng chưa khiến người dân kinh hãi bằng 10 trận lụt lịch sử tại Việt Nam trong những năm gần đây.

1. Tháng 8/1996, bão Niki tại miền Bắc

Tháng 8/1996, bãi Nikitại miền Bắc đã tạo nên một trận lụt kinh hoàng. Lũ đặc biệt lớn kéo dài nhiều ngày trên mức báo động 3 đã uy hiếp nghiêm trọng toàn bộ hệ thống đê đồng bằng Bắc Bộ. 

Vỡ đê sông Gùa làm ngập 6 xã huyện Nam Thanh (nay là huyện Nam Sách và Thanh Hà, Hải Dương); phá đê ĐứcLong sông Hoàng Long lúc 20h40’ ngày 15/8 làm ngập 2 xã; tràn đập Lạc Khoái sông Hoàng Long. 

Lũ đặc biệt lớn, nước dâng và bão số 4 làm chết và mất tích 61 người, bị thương 161 người; nhà, trường học, bệnh xá, bệnh viện đổ là 7465 cái; hư hại, ngập trên 172.876 cái; lúa và hoa màu bị ngập, hư hại 104.504 ha; thiệt hại lớn về công trình thủy lợi, giao thông, năng lượng,... 

2. Tháng 8/1994, bão Harry 9418 

Do tác động của bão số 6 (Harry), mưa với cường độ lớn trong đồng với lũ trên hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Đáy (sông Bùi, sông Tích, sông Nhuệ, sông Hoàng Long có lũ lớn) lại gặp triều cường nên đã gây úng lụt nghiêm trọng ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, HàTây, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên,... 

Nội thành Hà Nội nhiều nơi ngập sâu. Ngập úng làm các đường liên xã, liên huyện, liên tỉnh bị hư hại nặng,nhiều đoạn đường QL1 cũng bị hư hại. Thiệt hại do đợt mưa úng lụt này ở đồng bằng Bắc bộ lên tới hàng trăm tỷ đồng tại thời điểm đó. 

3. Trận úng lụt tháng 7/1986 

Lũ lớn đã gây sạt lở,tràn, vỡ nhiều đê, đê địa phương thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây(cũ), Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên,... Gây thiệt hại nhiều cho các tỉnh miền núi và trung du như: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình, Hà Tây. 

Hàng chục ngàn hecta lúa và hoa màu bị ngập và mất trắng. Nhiều đoạn đường quốc lộ bị ngập, sạt lở và trôi đá. Nhiều hồ chứa, đập đất địa phương bị tràn, vỡ do lũ cao. Lũ lụt làm chết 121 người; sập, trôi 491 nhà; ngập 12.571 nhà.

4. Trận đại hồng thủy ở miền Trung tháng 11/1999

Trận đại hồng thủy xảy ra vào tháng 11/1999 và kéo dài suốt 1 tuần lễ gây ra lũ lụt nghiêm trọng, nhấn chìm nhiều huyện, thị xã, làm thiệt hại tài sản lên đến gần 3.800 tỷ đồng và số người chết là 595. 

Tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất là Thừa Thiên-Huế, do đó trận lũ lụt đã đi vào ký ức khó phai mờ của người dân tỉnh này. 

Ngày 11 tháng 11, chính phủ Hoa Kỳ đã gửi lương ăn, thức uống và chăn cùng số tiền hỗ trợ là 450.000USD đến những gia đình chịu thiệt hại nặng nhất từ trận lũ. Ngoài ra chúng ta còn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ bạn bè quốc tế như Chính phủ Australia, chính phủ Pháp, Anh, Nhật Bản, Liên Hợp Quốc,… 

5. Trận lụt năm 2008 tại Hà Nội 

Nhắc đến trận lụt năm 2008 tại Hà Nội không khiến ít người lắc đầu kinh hoàng. Trận mưa lớn liên tiếp đã biến Hà Nội thành sông và ngập lụt nặng nề. Đó được coi trận lụt với lượng mưa lớn nhất trong vòng 100 năm. Hà Nội đã có 17 người thiệt mạng trong trận mưa lịch sử. 

Tuyến đê sông Hồng đã bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà cửa, các hồ chứa nước đã tràn nước. Nước ngập khiến nhiều hoạt động gần như tê liệt, ngay cả những phương tiện di chuyển hàng ngày cũng bống chốc trở nên vô dụng. 

6. Trận lũ lịch sử năm 2010 ở Hà Tĩnh 

Đầu tháng 10/2010, mưa như trút, nước lũ lên nhanh “siêu tốc” nhấn chìm huyện Hương Khê trong biển nước. Hàng ngàn hộ dân rơi vào cảnh “màn trời, chiếu đất” trước sự uy hiếp kinh hoàng của cơn đại hồng thủy. 

Lũ lụt đã làm 32 người chết và mất tích, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập, giao thông tê liệt. Lũ lớn còn đe dọa sự an toàn của các đập thủy điện, làm hàng chục ngàn người phải đi sơ tán. 

7. Trận lụt ở miền Trung năm 2011 

Từ giữa tháng 10/2011,liên tiếp xảy ra các trận lụt ở miền Trung làm 55 người chết. Nước lụt đã nhấn chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 ha rau màu. Tỉnh thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Bình. 

Cơ quan chức năng đã sơ tán khoảng 7.200 người ra khỏi khu vực nguy hiểm. 

8. Trận lụt ở miền Trung năm 2013 

Ngày 15/10/2013, sau cơn bão Nari quét qua các tỉnh miền Trung, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh tây ra trận lũ lớn, bủa vây các tỉnh miền Trung gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. 

Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt; trong khi tại miền núi, nước ngập tới mái nhà, cô lập nhiều xã, huyện. Có ít nhất 6 người chết do lũ cuốn trôi ở Hương Khê (Hà Tĩnh), hàng trăm nhà dân ngập chìm trong biển nước; 4 người mắc kẹt trong vùng lũ phải trèo lên ngọn cây. 

Mưa lớn kèm lốc xoáy còn làm 2 người chết ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; nước lũ dâng cao cuốn trôi 2 cô giáo đang trên đường đi dạy học ở đập Sói Mực, huyện Bố Trạch. 

9. Bão Wutip gây trận “đại hồng thủy” ở miền Trung 

Ngày 30.9.2013, bãoWutip cũng hoành hành miền Trung, gây ra trận “đại hồng thủy” làm 9 người chết,199 người bị thương, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.Cơn bão này đã gây ra mộtcơn lũ kinh hoàng nhất sau gần nửa thế kỷ. Cơn lũ đi qua, nhiều gia đình lâm vàocảnh kiệt quệ. 

10. Mưa lũ lịch sử tàn phá Quảng Ninh năm 2015 

Trận mưa lịch sử đã khiến Quảng Ninh chìm trong biển nước. Hàng chục người chết và mất tích, hàng nghìn tỷ đồng mất trắng và hơn hết là nỗi ám ảnh, sợ hãi của người dân trong những ngày mưa lũ. 

Toàn tỉnh có 17 người bị chết do thiên tai mưa lũ. Ước tổng thiệt hại đến nay khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong đó, hệ thống giao thông thiệt hại trên 250 tỷ đồng.

ĐoànHòa tổng hợp 

Chủ đề chính: #lũ_lụt

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn