Trung Ngô

Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xin việc

Đăng 8 năm trước

Làm thế nào để một người vừa ra trường có thể cạnh tranh được với những ứng viên có nhiều kinh nghiệm hơn mình khi được gọi phỏng vấn?

Tại sao cần kinh nghiệm phỏng vấn xin việc?

Đơn giản bởi vì làm chuyện gì cũng sẽ dễ dàng hơn nếu có một chút kinh nghiệm, điều này đương nhiên. Hiện nay nhu cầu việc làm của sinh viên mới ra trường rất lớn thế nhưng với tình hình kinh tế hiện nay thì đa phần họ sẽ ra về tay không trong những buổi phỏng vấn. Vậy phải làm thế nào để một người vừa ra trường có thể cạnh tranh được với những ứng viên đã có kinh nghiệm hoặc những người có bằng cấp tốt hơn mình khi được gọi phỏng vấn? Bài viết này sẽ giúp các bạn một phần, còn lại là tùy vào khả năng của bạn nhé.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc


1.Vấn đề tâm lý khi đi phỏng vấn xin việc.

Phần đông những người mới tham gia phỏng vấn đều không có tâm lý tốt nhất khi bước vào phòng phỏng vấn. Tâm lý hồi hộp là điều khó tránh khỏi, sự căng thẳng sẽ làm bạn không còn là bạn nữa, việc mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng là điều đương nhiên.

Có một bí quyết nho nhỏ ở đây, bạn đừng coi trọng buổi phỏng vấn quá mà làm nó nghiêm trọng lên, nó chỉ là 1 trong rất nhiều buổi phỏng vấn mà bạn sẽ tham gia trong quá trình tìm việc làm của mình thôi. Cứ xem việc đi phỏng vấn xin việc là trải nghiệm thú vị với bạn, nếu không được lần này đó là bài học cũng như rút ra kinh nghiệm phỏng vấn lần sau cho mình. Hãy tự tin thể hiện mình, đừng quan trọng kết quả.


2. Làm gì trong khi đang phỏng vấn

Ngoài các vấn đề cơ bản khi bạn đi phỏng vấn xin việc là đúng giờ, trang phục phù hợp, chuẩn bị CV cả Tiếng Việt lẫn Tiếng Anh thật tốt và suy nghĩ những gì cần nói với nhà tuyển dụng thì những điều sau đây sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh hơn.

Chào hỏi xã giao khi tham gia phỏng vấn xin việcMô tả hình ảnh

Nhà tuyến dụng sẽ rất ấn tượng với những bạn khi bạn vào phỏng vấn hỏi một vài câu xã giao như: “Văn phòng của mình trông tuyệt thật anh/chị ạ”, hay “Cách bài trí màu sắc này em thích lắm...”, chỉ những câu đơn giản thế thôi rồi câu chuyện sẽ được tiếp tục tạo không khí vui vẻ để bắt đầu cuộc phỏng vấn.

Ban đầu đã là như vậy thì câu chuyện phỏng vấn của bạn sẽ không có áp lực mà đôi khi nhà tuyển dụng cũng sẽ mở lòng hay là dễ dãi với bạn hơn chút xíu.

Nói nhiều hơn, làm sao để thoát khỏi tình huống Nhà tuyển dụng hỏi - ứng viên trả lời

Hãy xem phỏng vấn là một cuộc nói chuyện về tính cách con người và khả năng của mình, đừng quá đặt nặng làm sao để nổi bật, làm sao để người ta ấn tượng với mình. Nếu trong quá trình phỏng vấn mà bạn cứ giữ những suy nghĩ đó trong đầu thì bạn sẽ không có được kết quả tốt nhất đâu.

Chẳng hạn như khi nhà tuyển dụng hỏi bạn có chịu được áp lực công việc hay không thì bạn hãy trả lời theo kiểu tâm sự, không trả lời cứng nhắc hay nhát gừng rằng em có chịu được rồi thôi.

Hãy thử những câu tương tự như thế này xem: “Bây giờ em không biết công việc của mình sẽ áp lực đến mức nào nhưng với em, nếu công việc chưa xong thì em cảm giác không an tâm, nếu em đi ăn hay đi chơi cũng không thoải mái nên em sẽ cố gắng để hạn chế tối đa việc trễ deadline để em còn có thể thoái mái ăn chơi ...”, tin chắc rằng những câu trả lời như vậy vừa được lòng nhà tuyển dụng lại tiếp tục tạo ra sự thoải mái trong việc nói chuyện.

Tập trung vào công việc mình ứng tuyển

Tập trung vào công việc mình muốn ứng tuyển

Không tỏ ra quá tự tin về khả năng của mình, hãy tập trung vào công việc mình ứng tuyển thôi. Hãy đặt câu hỏi về công việc mình ứng tuyển, tập trung vào nó, lái vấn đề sang công việc đó. Nhà tuyển dụng sẽ thích thú hơn khi thấy sự sẵn sàng làm việc của bạn.

Thảo luận về lương khi đi phỏng vấn xin việc

Về việc deal lương, khi một nhà tuyển dụng thích bạn, đưa bạn vào list những ứng viên họ lựa chon thì họ sẽ offer mức lương cho bạn. Trước khi tham gia phỏng vấn xin việc bạn nên tìm hiểu kỹ những mức lương thị trường hiện tại như thế nào, và nếu mức lương nhà tuyển dụng đưa ra là tương đối hợp lý, cộng thêm việc bạn đam mê môi trường cũng như con người ở công ty này thì bạn nên thử. Dù mức lương chưa được như mog muốn nhưng nhờ công việc này bạn sẽ có kinh nghiệm cho sự phát triển tương lai.

Mô tả hình ảnh

Còn nếu thấy lương quá thấp thì bạn cứ thoải mái deal tuy nhiên cũng đừng deal quá đáng nhé!

Chủ đề chính: #kinh_nghiệm_phỏng_vấn_xin_việc

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn