Bùi Thị Phương Tha

Làm cách nào để loại bỏ thói quen dùng đường?

Đăng 8 năm trước

Ăn quá nhiều đường không hề tốt tẹo nào. Hãy cùng tìm hiểu những cách từ bỏ dần dần thói quen có hại cho sức khỏe này nhé!

Ăn quá nhiều đường không hề tốt tẹo nào. Hãy cùng tìm hiểu những cách từ bỏ dần dần thói quen có hại cho sức khỏe này nhé!

Có phải bạn vừa yêu vừa ghét cái tính hảo ngọt của mình? Bạn háo hức muốn cắn một miếng chocolate thật to sau bữa ăn trưa nhưng lại ghét việc bị dư thừa cân?Mô tả hình ảnh

Nếu thói quen ăn đường của bạn đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát và bạn đã sẵn sàng để loại bỏ thói quen này thì những cách dưới đây thực sự hữu ích cho bạn đấy. Nếu kiên nhẫn làm theo, bạn sẽ đạt được thành công và thói quen ấy sẽ không tái diễn nữa đâu.

1. Đừng vội vàng

Mô tả hình ảnh

(Nguồn: Internet)

Hầu hết mọi người luôn từ bỏ thói quen một cách đột ngột. Tuy nhiên, thay vì bỏ ngay thói quen sử dụng đường thì bạn nên bỏ nó một cách từ từ như trẻ em cai sữa. Cách này giúp giảm khẩu vị đường cũng như cảm giác thèm ăn của bạn. Hãy bắt đầu bằng việc cắt giảm một nữa lượng đường trong thói quen dùng đường hằng ngày của bạn. Ví dụ thay vì cho hai thìa đường vào tách cà phê thì bây giờ bạn chỉ nên cho một thìa thôi. Hãy làm việc này trong một tuần và giảm thêm một nửa lượng đường nữa trong tuần tiếp theo.

2. Thay đổi thói quen dùng đường bằng những nguyên liệu khác

Mô tả hình ảnh

(Nguồn: 3oneseven)

Bạn thường rắc đường lên sữa chua, ngũ cốc, cà phê… Bây giờ, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào đường, bạn hãy thử đổi sang nguyên liệu khác hoặc không dùng đường nữa. Bạn có thể cho thêm hoa quả vào sữa chua để thay cho đường. Hãy thay một muỗng canh đường bằng các loại quả mọng để cho vào ngũ cốc buổi sáng. Thay vì thêm si rô chocolate thì bạn có thể thử cà phê được chế biến bằng các loại hạt có nhiều mùi vị.

3. Hãy chia tay với soda

Mô tả hình ảnh

(Nguồn: Pilladvised)

Soda thường là loại thức uống có hàm lượng đường cao nhất. Hãy dần dần từ bỏ việc phụ thuộc vào soda bằng cách chỉ sử dụng một nửa lượng soda so với bình thường trong chế độ ăn uống của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống nhiều soda không hề tốt cho sức khỏe, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, tổn thương thận và gây bệnh béo phì, cũng như gây tổn hại tế bào và răng của bạn. Vì vậy, hãy uống nhiều nước (với chanh nếu bạn thích) hơn soda. Nước khoáng xenxe là một sự lựa chọn tốt mà bạn nên cân nhắc. Loại nước này có nhiều hương vị khác nhau. Bạn có thể cho thêm dâu tây, dưa hấu, chanh hoặc quả mâm xôi, lá bạc hà vào nước khoáng xenxe để tạo ra thức uống mới vừa bắt mắt vừa ngon lại tốt cho sức khỏe.

4. Hãy tự tạo ra giới hạn cho bản thân

Mô tả hình ảnh

(Nguồn: Zmescience)

Bạn không cần phải cắt bỏ việc tiêu thụ đường trong khẩu phần ăn uống của mình mãi mãi. Thay vì để bản thân tự do thích ăn gì thì ăn, bây giờ bạn hãy đặt ra hạn ngạch lượng đường mà bạn được phép. Tổ chức Y tế thế giới WTO khuyến cáo rằng lượng đường đưa vào cơ thể hằng ngày nên ít hơn 10% lượng calo bạn tiêu thụ mỗi ngày. Hãy luôn theo dõi khẩu phần ăn của bạn ví dụ như lượng đường trong cà phê sáng hoặc việc ăn chocolate đen sau bữa tối. Việc ăn chocolate ở mức vừa phải rất có lợi cho tim mạch của bạn.

5. Hãy mua những loại gia vị không đường

Mô tả hình ảnh

(Nguồn: Phunukieuviet)

Những gia vị như nước sốt cà chua có lượng đường cao hơn bạn tưởng rất nhiều. Nhưng bạn không cần lo lắng rằng việc này sẽ phá hỏng những món ăn ngon của bạn bởi có rất nhiều nhãn hiệu cung cấp thực phẩm cho người bị bệnh tiểu đường hoặc những người có nhu cầu ăn ít đường. Bạn hãy tránh xa những thực phẩm có các thành phần như đường mía, si rô ngô, siro ngô có hàm lượng đường fructose cao, đường dextrose, mật đường hoặc các chất chiết xuất từ lúa mạch… Nói chung bạn nên chú ý thành phần đường trong các loại thực phẩm.

Bánh Chưng - Ohay TV

Nguồn: Healthy Women.org


Chủ đề chính: #thực_phẩm

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn