Saimon Tobi

Làm gì để Sơ cứu khi bị ngộ độc

Đăng 8 năm trước

Bạn đã biết cách xử lý khi gặp phải trường hợp ngộ độc hay chưa. Cùng trang bị tận răng những kiến thức cơ bản sau đây để đối phó với "kẻ thù" nguy hiểm này nhé

Ngày nay, mỗi ngày trên thế giới tiếp nhận hàng triệu ca ngộ độc mỗi năm với các nguyên do đa dạng như ngộ độc thực phẩm, chất sinh hoạt, khói độc và một số lý do khác.  Vậy làm thế nào để kéo dài khoảng cách giữa sự sống và cái chết khi bạn bị ngộ độc. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây các bạn nhé

Trường hợp 1 : khi chất độc vào cơ thể bằng đường tiêu hóa

1. Gọi đến số điện thoại khẩn cấp hoặc đường dây nóng ngộ độc ngay lập tức

Mô tả hình ảnh

Việc nuốt phải chất độc có thể gay ra nhiều biến chứng nguy hiểm không thể được giải quyết trừ phi có sự can thiệp của y tế. Nếu bạn nghi ngờ ai đó nuốt, ăn phải thực phẩm, chất độc; đừng ngần ngại giúp họ. Cố gắng xác định nguyên nhân vụ việc, trọng lượng nạn nhân cũng như độ tuổi để có thể cung cấp thông tin chính xác cho sở y tế hoặc đội cứu hộ

Hãy tìm cỏ độc, thức ăn nhiễm độc … Việc phát hiện nguyên nhân gây ngộ độc sẽ giúp bạn dễ dàng sơ cứu hơn

Nếu người ấy mất nhận thức hoặc có các dấu hiệu cơ thể không bình thường, hãy tìm cách cấp cứu trước, đừng nên tìm các liên lạc ngay lúc này

Nếu bạn không biết rõ người đó bị nhiễm loại độc gì, đừng manh động, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ tổ y tế, trạm y tế gần đó

2. Làm sạch đường thở và miệng của nạn nhân

Mô tả hình ảnh

Nếu họ nuốt phải chất độc, điều quan trọng là phải đảm bảo không còn tàn dư của độc tính sót lại trong khoang miệng hoặc đường thở của nạn nhân. Quấn tay bạn bằng khăn tay sạch, từ từ mở miệng nạn nhân và lấy đi chất độc một cách cẩn thận

Nếu họ bị nôn, hãy quan sát đường thở và giữ cho khoang miệng sạch sẽ

Nếu bạn không biết rõ chất đó là gì, hãy giữ chiếc khăn lại và mang đến bệnh viện để kiểm tra

3. Xem mạch của nạn nhân

Mô tả hình ảnh

Xác định xem họ có còn đang thở hay không. Nếu bạn không cảm thấy hơi thở từ miệng mũi hoặc mạch có dấu hiệu ngừng đập, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo đối với từng đối tượng riêng biệt như trẻ sơ sinh, người trưởng thành hoặc người cao tuổi

4. Giữ nạn nhân trong tư thế thoải mái

Mô tả hình ảnh

Ngộ độc trong cơ thể có thể dẫn đến co giật, vì vậy, điều quan trọng là phải có biện pháp để ngăn chặn tai nạn xảy ra. Đăt nạn nhân nằm một bên trên một bề mặt bằng phẳng kèm theo một chiếc gối đễ đỡ đầu nạn nhân.  Nới lỏng thắt lưng và quần. Tháo các vật trang sức không cần thiết đi.

Hãy chắc chắn người đó không nằm ngửa hoặc nằm sấp vì khi họ nôn, rất có thể sẽ dẫn đến nghẹt thở

Tiếp tục theo dõi nhịp thở của họ và tiến hành hô hấp nhân tạo cho đến khi có người đến hỗ trợ

Trường hợp 2 : Khi chất độc vào cơ thể bằng đường thở

1. Gọi số khẩn cấp

Mô tả hình ảnh

Ngộ độc đường thở có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nghiêm trọng hơn và việc tìm một chuyên gia y tế là một điều bức thiết cần phải làm. Ngộ độc đường thở cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ tới những người xung quanh, vì thế đừng cố gắng xử lý tình huống một mình

2. Rời khu vực có độc ngay lập tức

Mô tả hình ảnh

Ngộ độc đường thở nhiều nguyên nhân là do khí độc, chất độc bốc hơi. Vì thế hãy sơ tán, di dời những người còn lại ra khỏi vùng có độc. Tốt nhất là chạy ra khỏi nơi phát hiện có độc khoảng 300m

Nếu bạn vào để giải cứu người bị nạn, hãy hít một hơi thật sâu. Tìm một mảnh vải thấm nước để che phủ toàn bộ khuôn mặt, làm vật cản khí độc bay vào cơ thể

Một số loại khi độc hai như CO không mùi, khong màu chỉ được nhận biết bằng thiết bị chuyên dụng  vì thế đừng cho rằng một nơi nào đó không có khí độc là an toàn, một căn phòng hoặc tòa nhà chẳng hạn. Bạn nên di tản ra ngoài trời thì tốt hơn

Nếu không thể di chuyển nạn nhân ra khỏi nơi có độc, hãy mở cửa để không khí sạch tràn vào và khi độc thoát ra. Đừng châm lửa hay que diêm vì rất có thể ở đó có khí gas không mùi có thể bắt lửa

3. Xem mạch và đường thở của nạn nhân

Mô tả hình ảnh

Nếu bạn không thấy nạn nhân thở hoặc mạch đập, hãy hô hấp nhân tạo ngay lập tức. Cứ mỗi 5 phút phải kiểm tra việc thở của nạn nhân một lần cho đến khi đội y tế có mặt

4. Giữ nạn nhân ở tư thế thoải mái và đợi người đến trợ giúp

Mô tả hình ảnh

Đặt nạn nhân nằm ở tư thế nghiêng về một bên để tránh co giật khi nôn mửa. Tháo toàn bộ trang sức, phụ kiện cá nhân của nạn nhân. Gối đầu nạn nhân bằng vật mềm, xốp

Trường hợp 3 : Khi chất độc tiếp xúc với mắt hoặc da

1. Gọi số khẩn cấp và thông báo về một nạn nhân bị ngộ độc nhưng vẫn còn ý thức được hành động của mình

Mô tả hình ảnh

Việc này sẽ giúp bạn cố được những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia y tế. Giữ điện thoại và làm theo hướng dẫn của họ để có thể sơ cứu cho nạn nhân

Nếu da hoặc mắt của nạn nhân tiếp xúc với chất độc ăn mòn, hãy chuẩn bị chai, nhãn chất độc trước để mô tả cho nhân viên y tế

Nên xem xét những chỉ dẫn, hướng dẫn sử dụng trên thân chai/lọ thuốc mà nạn nhân đã tiếp xúc để biết cách xử lý tình huống

2. Tiến hành tiêu hủy, dỡ bỏ, dọn dẹp chất độc cẩn thận

Mô tả hình ảnh

Nếu chất độc tiếp xúc với da nạn nhân và có tính chất ăn mòn, hãy cở bỏ áo, những thứ che chắn nơi bị thương của nạn nhân. Vứt bỏ, tiêu hủy quần áo để đề phòng bị nhiễm độc cho người khác. Hãy chắc chắn rằng nạn nhân sẽ không bị nặng hơn khi bạn dọn dẹp chất độc

3. Rửa bộ phận nhiễm độc bằng nước ấm

Mô tả hình ảnh

Rửa bộ phận tiếp xúc với chất độc như da và mắt trong nước ấm khoảng từ 15 đến 20 phút. Nếu cảm giác nóng rát hoặc vết đỏ vẫn còn, hãy tiếp tục rửa cho đến khi có đội y tế đến giúp.

Nếu chất độc rơi vào mắt, hãy nói với nạn nhân chớp mắt liên tục nhưng không được dùng tay dụi mắt vì điều này có thể gây hư tổn tới mắt đang yếu cũng như khiến chất độc lan ra

Không rửa bằng nước nóng hoặc nước lạnh

Xem thêm các bài viết về KỸ NĂNG SINH TỒN tại đây

Dịch : Saimon Tobi

Nguồn : Wikihow.com

Chủ đề chính: #kỹ_năng_sinh_tồn

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn